Ghé tiệm không túi nilon, khách mang chai lọ lỉnh kỉnh đến mua hàng

Tất cả các mặt hàng tại tiệm đều được đựng trong chai, lọ thuỷ tinh. Khách hàng đến mua đều chủ động mang theo túi vải, cùng các loại chai, lọ, bình để đựng.

Tiệm tạp hoá của chị Hồ Hoàng Oanh (sinh năm 1985) nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng). Tiệm được chị Oanh mở ra vào cuối năm 2019 với 400 mặt hàng, là những sản phẩm thiết yếu hằng ngày cho gia đình như thực phẩm (gạo, ngô, các loại hạt, các loại gia vị …), hoá mỹ phẩm (tinh dầu, nước lau sàn, rửa chén, dầu gội, xà bông…).

{keywords}
Chị Oanh mong muốn tiệm tạp hoá sẽ góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, thay đổi thói quen tiêu dùng của mọi người 

Điều đặc biệt của tiệm tạp hoá là không sử dụng túi nilon. Tất cả các mặt hàng tại tiệm đều được đựng trong chai, lọ thuỷ tinh. Khách hàng đến mua đều chủ động mang theo túi vải, cùng các loại lọ, bình đựng nhằm giảm thiểu việc lãng phí và xả thải rác nhựa, gây ô nhiễm môi trường.

{keywords}
Các sản phẩm bày bán tại tiệm đều được đựng trong hũ thuỷ tinh

Chị Oanh cho biết, hiện nay mọi người có thói quen tiêu dùng túi nilon quá nhiều rồi xả thẳng ra môi trường. Xuất phát từ những trăn trở này chị đã quyết định khởi nghiệp tiệm tạp hoá nói không với túi nilon, hi vọng sẽ góp phần nhỏ hình thành thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường.

{keywords}
 

Theo chị Oanh, những cửa hàng như thế này đã xuất hiện nhiều trên thế giới từ cách đây gần chục năm. Còn ở Việt Nam thì khá mới mẻ. Tại Đà Nẵng, đây là cửa hàng đầu tiên theo mô hình kinh doanh này.

“Thực ra, thế hệ của ông bà, cha mẹ chúng ta là thế hệ điển hình cho lối sống xanh và thân thiện với môi trường đáng để chúng ta noi gương. Họ luôn tiết kiệm và sử dụng mọi thứ họ có cho đến khi nó không thể sử dụng được nữa. Hiện nay, lớp trẻ chúng ta chỉ đang làm mới lại mô hình này”, chị Oanh nói.

{keywords}
Vị khách Hàn Quốc mang theo đủ loại chai lọ lớn nhỏ đến tiệm tạp hoá của chị Oanh để mua đồ.
{keywords}
Tất cả là những chai lọ cũ của tiệm được vệ sinh sạch sẽ để tận dụng lại.

{keywords}

Các sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa sử dụng các bao bì nhựa, túi nilon.

Một điều đặc biệt nữa là khách hàng đến với tiệm muốn mua số lượng bao nhiêu cũng được, dù 10ml hay chỉ một vài gam gia vị… thì chủ tiệm vẫn vui vẻ bán. Chị Oanh còn khuyến khích mọi người mua đúng nhu cầu sử dụng, tránh dư thừa.

{keywords}
Đến với tiệm, khách muốn mua bao nhiêu cũng được, dù chỉ vài thìa gia vị
{keywords}
 

Tại tiệm tạp hoá cũng có sẵn các loại chai, lọ cũ đã được súc rửa sạch sẽ. Khách hàng mới đến tiệm lần đầu hoặc thiếu đồ đựng có thể sử dụng miễn phí.

{keywords}
Tiệm tạp hoá nhỏ xinh nằm ở địa chỉ 88 Bà Huyện Thanh Quan (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

Các sản phẩm bày bán ở đây đều có mức giá bình dân, có nguồn gốc sạch, an toàn, thân thiện môi trường.

Khi nhập hàng, chị Oanh luôn cố gắng chọn những nhà cung cấp sản phẩm hạn chế tối đa bao bì đi kèm hoặc thu lại những can, chai, lọ cũ để tái sử dụng.

{keywords}
 

Ngoài ra, tại tiệm tạp hoá chị Oanh còn bố trí một khu vực trưng đồ cũ như quần áo, sách, túi xách… ai cần có thể ghé lấy miễn phí.

Nhiều khách hàng khi biết nơi này đã mang theo nhiều đồ cũ đến gửi tặng tiệm. Đồ cũ không bị lãng phí, vẫn được tái sử dụng cho những người đang cần.

{keywords}
Vũ Hồng Thanh, một khách hàng thân thiết của tiệm đã mang tặng tiệm tạp hoá những chiếc lọ, bình cũ.

Còn phía bên ngoài cửa hàng chị bày các thùng để thu gom rác thải tái chế như bao bì nilon, nhựa giá trị thấp… Cứ mỗi tuần chị lại gửi cho nhà máy tái chế ở Hội An để ép làm ván, bàn ghế, nội thất…

Không chia sẻ về doanh thu nhưng chị Oanh cho biết, tiệm tạp hoá có lợi nhuận khá tốt. Từ năm thứ 2, lượng khách đã tăng gần gấp đôi so với năm đầu tiên. Năm thứ nhất, tiệm tạp hoá đã cắt giảm được 4.322 bao bì nhựa, túi nilon. Đến năm thứ hai, con số này tăng lên gần 11.000.

{keywords}
Những chiếc bình, lọ cũ sẽ được vệ sinh sạch sẽ để cho khách hàng mới lần đầu ghé tiệm hoặc quên đem theo 

“Mọi người bắt đâù đón nhận ý tưởng này, trước đây lượng khách nước ngoài chiếm đến 70%, còn lại là người Việt. Tuy nhiên, hiện nay số lượng người Việt đến mua hàng chiếm hơn 70%. Cứ người này giới thiệu cho người kia, khách lạ rồi lại trở thành khách quen. Mọi người không còn cảm thấy phiền mà thích thú khi mang chai lọ đi mua hàng”, chị Oanh vui vẻ cho hay.

{keywords}
Góc đồ cũ, ai cần có thể đến lấy
{keywords}
"Góc tái chế" của tiệm tạp hoá, đây là nơi chị Oanh thu gom các rác thải sau đó gửi cho nhà máy tái chế

Có mặt tại đây, chị Vũ Hồng Thanh (30 tuổi), chia sẻ, cô biết đến tiệm tạp hoá này qua một người bạn giới thiệu và trở thành khách hàng thân thiết của tiệm. Cứ khoảng 1 tuần là Thanh lại ghé tiệm 1 lần.

“Là một người sống xanh và làm việc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nên tôi rất thích những cửa hàng như thế này. Hi vọng những mô hình như thế này sẽ nhân rộng nhiều hơn nữa”, chị Thanh nói.

Diệu Thuỳ

Từ sỏi, ốc vô tri, 8X 'phù phép' thành tranh đẹp mê mẩn

Từ sỏi, ốc vô tri, 8X 'phù phép' thành tranh đẹp mê mẩn

Từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như sỏi, vỏ ốc, quả thông, hạt cafe…, qua bàn tay khéo léo của nữ họa sỹ nhiệt huyết đã trở thành những bức tranh độc đáo, đẹp mê mẩn.

Người trẻ chập chững khởi nghiệp hôm nay sẽ là doanh nhân sau 5, 10 năm nữa

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, hôm nay gieo trồng thì tương lai mới có kết quả. Thế hệ doanh nhân sau này bắt nguồn từ chính những người trẻ khởi nghiệp.

Khởi nghiệp với 35 triệu đi vay, 9X đang thu về nửa tỷ/năm

Khởi nghiệp chỉ với 35 triệu đồng, người đàn ông ở Thanh Hóa đã thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, mang lại lợi nhuận nửa tỷ đồng/năm.

Vợ chồng nghỉ việc giáo viên, nuôi tảo xoắn thu nửa tỷ một năm

Hơn 10 năm tham gia giảng dạy, cặp vợ chồng là giáo viên ở Ninh Bình quyết định xin nghỉ việc để khởi nghiệp với nghề nuôi tảo xoắn, mang lại thu nhập cao.

Cuộc đua chuỗi cà phê ngoại

Các chuỗi cà phê thương hiệu quốc tế đổ bộ cho thấy, thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng.

Khởi nghiệp từ dịch vụ viết hồi ký cho người cao tuổi

Chăm sóc, viết hồi ký cho người cao tuổi là một trong những ý tưởng khởi nghiệp được các chuyên gia đánh giá cao.

'Cá mập' VinaCapital: Ông lớn tỷ USD chưa chắc đổ tiền đâu trúng đó

Trái ngược với nhiều quỹ khác - vốn thường đầu tư vào cổ phiếu trụ cột, chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, VinaCapital rót tiền vào rất nhiều lĩnh vực, từ cổ phiếu Việt cho tới các dự án bất động sản, năng lượng tỷ USD.

Đôi bạn 9X về quê lập nghiệp, bán 1 triệu bánh đa vừng sang Nhật Bản

Về quê hương khởi nghiệp với bánh đa vừng, đôi bạn trẻ xứ Nghệ đã đầu tư nhà xưởng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, từ đó mở rộng thị trường khắp cả nước và đưa sản phẩm xuất ngoại.

Tập đoàn Phenikaa có nữ Tổng Giám đốc mới thay ông Hồ Xuân Năng

Bà Lê Thị Minh Thảo thay ông Hồ Xuân Năng giữ vị trí CEO Phenikaa trong khi doanh nghiệp đầu ngành đá nhân tạo Vicostone có CEO mới là ông Phạm Trí Dũng.

Quản lý tỷ USD vốn Hàn, đổ tiền vào ngành hot, vì sao quỹ Kim vẫn thua lỗ như các F0?

Quỹ KIM hiện là một trong những công ty quản lý khối tài sản lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô đạt khoảng 1 tỷ USD. Quỹ này tập trung đầu tư vào các ngân hàng và rót vốn mạnh vào các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Nữ doanh nhân 9x với hành trình đưa mắc ca Việt Nam ra biển lớn

Sau 18 năm kể từ khi cây mắc ca du nhập vào Tây Nguyên, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một người con trên mảnh đất Đắk Lắk đã biến giấc mơ đưa mắc ca Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế thành hiện thực.