Gặp lại vị tướng áp giải Dương Văn Minh

Được chứng kiến trực tiếp thời khắc chính quyền Ngụy Sài Gòn tuyên bố đầu hàng, được trực tiếp áp giải Tổng thống Dương Văn Minh trong ngày 30/4… đó là Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Phạm Xuân Thệ.
Nói dối vợ để quay lại chiến trường
Trung tướng Phạm Xuân Thệ nhớ lại, con đường binh nghiệp của ông bắt đầu từ tháng 8/1967 theo tiếng gọi nhập ngũ, thỏa tâm nguyện được tiếp bước anh trai cả đã hy sinh khi đánh giặc cứu nước. Năm 1968, ông về Đại đội 11 Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 chiến đấu trên chiến trường Bắc Quảng Trị. Nhờ cố gắng, quyết tâm, nỗ lực cộng với những thành tích đã đạt được, ông nhanh chóng được vào Đảng, được tặng các danh hiệu và được bổ nhiệm những chức vụ chỉ huy quan trọng.
Thế nhưng, đằng sau ánh hào quang ấy là biết bao nỗi vất vả, gian lao, bao máu xương hy sinh của ông và đồng đội. Quãng thời gian chiến đấu ấy, nhiều lần ông bị thương, nhẹ thì bị bỏng, nặng nhất là bị thương cả hai tay đến ngất lịm. Thế nhưng khi nguy hiểm cái chết cận kề, ông chưa một giây phút nào xao động. Phút yếu lòng của ông có chăng là phải lần lượt chứng kiến bao hy sinh của đồng đội mình. Sự nghiệt ngã của chiến tranh đã gây ra bao tổn thất khó lường và đau thương ấy cứ quẩn quanh ám ảnh ông mãi không thôi.
Gặp lại vị tướng áp giải Dương Văn Minh - ảnh 1


Hơn 40 năm tuổi quân, người con của  đất nghèo Khả Phong (Kim Bảng, Hà Nam) không thể đếm nổi mình đã tham gia bao nhiêu trận đánh. Đến năm 27 tuổi, ông được cấp trên cho phép nghỉ phục viên vì nhiều lần bị thương nặng, đó cũng là tâm nguyện của bố mẹ già và cô vợ trẻ mới cưới ở quê nhà. Ông cũng trăn trở, suy đi tính lại, cuối cùng quyết định, nói dối gia đình để trở lại đơn vị cũ. Vì nói dối bố mẹ và vợ để tìm cách quay lại chiến trường nên trong lòng ông luôn cảm thấy có lỗi.
Nhưng dần dần mặc cảm ấy cũng nguôi ngoai vì chiến trường phía trước và đồng đội đang chờ ông vào góp sức. Ông kể, đời lính cũng thiệt thòi nhiều, mải nhiệm vụ, cô con gái đầu lòng của ông sinh ra không thấy mặt cha. Mãi đến khi con biết đi cha mới về thăm nhà được dăm ngày. Chưa đủ thời gian làm quen với con thì lại phải lên đường. 

Bồi hồi hộp nhớ lại giây phút lịch sử


Đã gần 40 năm chiến tranh lùi xa, khi ngồi giữa lòng Thủ đô Hà Nội và ôn lại một thời hoa lửa, vị tướng ấy vẫn không thể ngờ mình là một trong hàng triệu con người đi qua cuộc chiến tranh này có được may mắn chứng kiến thời khắc cuối cùng của chế độ Ngụy Sài Gòn và chiến thắng vang dội của quân Giải phóng trong ngày 30/4/1975 lịch sử. Đó là những giây phút không thể nào quên mà ông khi ở cái tuổi cập kề thất thập vẫn như còn vẹn nguyên trong tâm trí.

8h sáng 30/4 năm ấy, ông cùng đồng đội thọc sâu vào nội đô Sài Gòn, tiến thẳng đến dinh Độc Lập. Đến ngã tư Hàng Xanh, vì không biết đường nên xe phải dừng lại để hỏi đường. Qua cầu Thị Nghè, lại chằng chịt các ngả đường khác nhau, lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 chưa xác định được đi đường nào. Lúc này một người dân vác lá cờ Giải phóng chạy qua bảo, cho ông ta lên xe ông ta sẽ chỉ đường.
Gặp lại vị tướng áp giải Dương Văn Minh - ảnh 2
Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ (ngoài cùng bên phải) áp giải Dương Văn Minh trong ngày 30/4/1975

Khi đến trước cổng Dinh Độc Lập, chiếc xe tăng thứ nhất khựng lại, chiếc xe tăng thứ hai lao vào khoảng trống bên phải chiếc xe thứ nhất, húc đổ hàng rào tiến vào trong sân. Lúc này chiếc xe Jeep chở ông Thệ cùng người dân cầm cờ theo sát ngay sau chiếc xe tăng thứ hai. Khi quân Giải phóng lên đến tầng 2 thì gặp một người cao to, mặc áo cộc tay màu xám giới thiệu là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh. Ông Hạnh dẫn đoàn quân Giải phóng vào phòng họp.

Trước lời nói của ông Minh: “Chúng tôi đang chờ quân Giải phóng vào để bàn giao”, ông Thệ nói lớn: “Các anh là kẻ thất bại, các anh bị bắt làm tù binh, các anh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không bàn giao gì cả!”. Sau đó ông Thệ cùng quân Giải phóng đã trực tiếp áp giải Tổng thống Dương Văn Minh ra Đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. Lời tuyên bố đầu hàng do trực tiếp ông Thệ, lúc bấy giờ là Trung đoàn phó Trung đoàn 66, cùng anh em soạn thảo.

Chiều 30/4, Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ quay trở lại chỉ huy đơn vị. Đêm đó, mặc dù thức trắng nhiều đêm từ khi đánh địch ở Hàm Tân song ông vẫn trằn trọc mãi không ngủ được. Trong niềm vui chiến thắng, ông chạnh lòng nghĩ về những đồng đội của mình đã hy sinh trước giờ toàn thắng, rồi niềm háo hức khi đất nước hòa bình thống nhất.
Gặp lại vị tướng áp giải Dương Văn Minh - ảnh 3


Vẫn đau đáu tìm mộ đồng đội

Năm 2008, Trung tướng Phạm Xuân Thệ chính thức nghỉ hưu về đoàn tụ với gia đình, an vui tuổi già quanh con cháu. Cuộc sống của một vị tướng bao năm cầm quân trong quân đội cũng bình dị như bao người khác.
Sáng sáng, ông vẫn giữ nếp nhà binh dậy sớm, tập thể dục nhẹ nhàng, ăn sáng rồi đạp xe đưa cháu đi học. Chiều chiều, hôm nào các con bận ông lại giúp đi đón cháu; hôm ông cùng các con, các bạn thuê sân đánh tennis, chơi thể thao. Cuối tuần, rảnh rang ông cùng con cháu về quê chơi; lúc lại gặp gỡ đồng chí đồng đội.
Ông bảo, điều ông nuối tiếc nhất là nhiều đồng đội của mình đã chiến đấu không mệt mỏi song không sống được đến ngày hòa bình. Vì thế, ông vẫn tự an ủi mình bằng cách tham gia Hội hỗ trợ gia đình thương binh, liệt sĩ, làm từ thiện, tham gia tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Ông luôn tự đặt cho mình trách nhiệm thiêng liêng đối với những đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường, dù khó khăn đến mấy cũng quyết tâm bằng mọi cách đưa các anh về với gia đình, quê hương.

Trong khuôn viên ngôi nhà ở phố Nguyễn Hoàng Tôn, Hà Nội, ông không quên dành diện tích cho một mảnh vườn với đủ các loại cây cảnh. Tự tay chăm sóc cho cây cối cũng là một trong những thú vui của ông, nhất là mấy giò phong lan. Mùa này 2, 3 giò lan tím đang nở. Hoa lan cũng rất kén người chăm, không phải ai trồng lan cũng ra hoa cả. Có lẽ đó là niềm vui trọn vẹn của ông sau 42 năm mang nghiệp nhà binh.

Thúy Hằng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !