Financial Times: Giáo dục Việt Nam chỉ để… đi thi?

Bình luận về chất lượng giáo dục Việt Nam, tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh cho rằng, dường như mục tiêu của hầu hết học sinh Việt Nam chỉ học để đạt kết quả cao khi đi thi chứ không giúp gì cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Lễ khai giảng năm học mới ở trường tiểu học Chu Văn An (Hà Nội)

Quan sát các học sinh năm thứ hai (lớp 11) của trường chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), phóng viên Financial Times nhận ra rằng ngôi trường này quy tụ những học sinh có tinh thần học tập rất “máu lửa”.

Tinh thần này được sản sinh trong thời điểm kỳ thi tuyển sinh đại học đã cận kề còn các bậc phụ huynh lại vô cùng kỳ vọng. Tính cạnh tranh, thi đua giữa chính các học sinh của trường cũng rất cao. Các bài thi thử được tiến hành hàng tuần…

Học sinh Nguyen Phuong Thao, 16 tuổi, nói: "Ở trường em, tất cả các bạn đều rất giỏi và điều đó khiến em cảm thấy rất áp lực". Thảo muốn trở thành nhà báo, nhưng môn học yêu thích của em là toán, môn học mà bố mẹ em "bắt" em học từ khi còn bé.

Một học sinh khác, Nguyen Tung Chi cho biết thêm: “Mục tiêu đầu tiên của em là vào một trường đại học tốt ở Việt Nam… Tất cả các bạn trong lớp bị ám ảnh về điểm số cao”. Tung Chi mơ ước được làm việc trong lĩnh vực marketing.

So với các nước láng giềng ở Đông Nam Á, giáo dục Việt Nam tỏ ra trội hơn hẳn. Thậm chí trên tầm thế giới, giáo dục Việt Nam cũng được đánh giá là “có tên tuổi” thể hiện ở việc Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam đứng thứ 48, vị trí rất cao đối với một quốc gia có thu nhập trung bình. Việt Nam chi gần 6% GDP cho giáo dục – một tỷ lệ cao theo tiêu chuẩn toàn cầu, và cao hơn hẳn so với hầu hết các nước láng giềng.

Các nhà quan sát cho rằng ngoài việc chính phủ chú trọng đầu tư cho giáo dục, học sinh Việt Nam đạt điểm cao còn nhờ các yếu tố văn hóa và lịch sử. Những yếu tố này bao gồm niềm tin về giá trị thành công là do lao động mà có theo Khổng giáo và nhu cầu xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

Hiện tại, nhóm dân số dưới 20 tuổi của Việt Nam đang ở mức lớn bất thường và đó cũng là nguyên nhân khiến mức độ cạnh tranh để và được vào các trường đại học và kiếm được việc làm trở nên “khốc liệt” hơn rất nhiều.

Cô Hoang Kim Ngoc, 24 tuổi, giáo viên tiếng Anh tại trường Nguyễn Huệ, nói: “Thế hệ cha mẹ của các em và cả cha mẹ tôi đã phải làm việc rất vất vả. Và họ nhận ra cách nhanh nhất để phát triển đất nước là học tập. Hiện nhu cầu lực lượng lao động rất cao. Chúng tôi đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nơi chúng tôi không phải chỉ cạnh tranh với máy móc, mà còn phải kiểm soát chúng".

Nữ sinh trường Bưởi

Ông Pham Hiep, một nhà nghiên cứu về giáo dục đại học tại Hà Nội, cho rằng Việt Nam được xếp hạng cao trong các kỳ thi quốc tế một phần là nhờ chương trình giảng dạy được thiết kế tốt đối với môn toán và khoa học. Ngoài ra, học sinh Việt Nam còn học thêm ngoài giờ học ở trường các môn như toán hay môn khác (shadow education – giáo dục trong bóng tối). Còn yếu tố nữa là sự cạnh tranh khốc liệt vào các trường đại học khi Việt Nam trải qua một cuộc bùng nổ dân số.

Ông Pham Hiep nói: "Chúng tôi không có đủ chỗ trong giáo dục đại học. Nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu.” Theo ông, các trường đại học tư ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 15% tổng số sinh viên đăng ký dự thi, thấp hơn so với các nước láng giềng trong khu vực như Philippines, Malaysia và Trung Quốc.

Hệ thống giáo dục của Việt Nam tốt trong việc dạy trẻ em làm tốt các bài kiểm tra, đặc biệt là về toán và khoa học. Điều này hầu như không ai hoài nghi. Nhưng liệu các em có được dạy cách suy nghĩ và suy luận không? Và điểm số của bài kiểm tra có đáng tin cậy không?

Bảng xếp hạng của WB đối với Việt Nam dựa trên các bài kiểm tra Chương trình Đánh giá sinh viên quốc tế (PISA), do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) điều hành và bao gồm các bài kiểm tra quốc tế do học sinh 15 tuổi thực hiện.

Tuy nhiên, một nhà quan sát cho rằng kết quả này bị ảnh hưởng vì vấn đề lấy mẫu bài thi, làm cho kết quả của Việt Nam dường như tốt hơn so với thực tế bởi vì khoảng một nửa số trẻ em đã bỏ học ở tuổi 15. Những học sinh bỏ học thường là những học sinh nghèo và học kém hơn trung bình. Những học sinh được lấy kết quả cho chương trình đánh giá lại là những học sinh có điều kiện và học giỏi hơn, vì thế mà kết quả tổng thể được đẩy lên.

John Jerrim, giảng viên tại Viện Giáo dục Đại học London, nói: “Mẫu PISA cho Việt Nam bị lệch, vì chỉ tính đến những học sinh có điều kiện hơn và có thành tích cao hơn”.

Ông Jerrim cho rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với một “nghịch lý” trong tương lai, vì cải thiện giáo dục đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều trẻ em tiếp tục đi học (và mức độ cạnh tranh cũng sẽ cao hơn). Tuy nhiên, theo ông, ngay cả khi đưa ra những bất thường trong công tác thống kê, Việt Nam có thể đã làm khá tốt so với các nước khác có cùng mức độ phát triển.

L.G

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Đang cập nhật dữ liệu !