F-35 của Mỹ sẽ bị UAV của Nga “nuốt chửng”?
Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ |
Theo truyền thông Nga, nước này đang phát triển một loại máy bay không người lái (UAV) đặc biệt để phát hiện và “hủy diệt” các loại máy bay tầm thấp trong đó có máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ.
Tờ Flightglobal dẫn lời Phó Tổng giám đốc thứ nhất của KRET (Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện”, ông Vladimir Mikheev cho biết, đây là mô hình máy bay quân sự không người lái tiên tiến do Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (UAC) nghiên cứu, phát triển.
Cũng theo ông Mikheyev, Tập đoàn KRET là nhà thầu phụ trong dự án này, Tập đoàn đảm bảo các hệ thống liên lạc chính, hệ thống Radar, hệ thống tự vệ, tác chiến điện tử và trạm kiểm soát trên mặt đất.
Phó tổng giám đốc thứ nhất của KRET nhấn mạnh rằng, loại UAV mới này được dùng để phát hiện máy bay tàng hình, tương tự như dự án "Divine Eagle" đầy tham vọng của Trung Quốc. Đồng thời cho biết thêm, dự án của Trung Quốc dựa trên công nghệ được “vay mượn” từ Nga và Mỹ.
Mục đích của máy bay không người lái này là phát hiện ra các máy bay chiến đấu F-22, F-35 và B-2. Hơn nữa, khả năng theo dõi trong không gian chỉ là một trong những đặc điểm của UAV, Flightglobal nhận xét.
Trong tháng Bảy vừa qua, Trung Quốc đã thử nghiệm máy bay không người lái "Divine Eagle" kích thước lớn có khả năng phát hiện ra máy bay gián điệp mà Lầu Năm góc đang đầu tư phát triển.
F-35 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ. Hồi trung tuần tháng Tám, chuyên gia phân tích về quốc phòng người Mỹ, ông Pierre Spray đã nói rằng, máy bay chiến đấu MiG-21 "cổ xưa" của Nga cũng có thể "xé tan" Lockheed Martin F-35 Lightning II.
Cuối tháng Bảy, Tư lệnh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, Tướng quân Joe Dunford đã ký một sắc lệnh, theo đó các máy bay chiến đấu F-35B Lightning II đã sẵn sàng hoạt động dưới sự điều khiển của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Tuy nhiên trước đó, quân đội Mỹ thông báo phiên bản của máy bay chiến đấu F-35 dành cho Thủy quân lục chiến đã cho thấy sự thiếu tin cậy trong cuộc thử nghiệm kéo dài 12 ngày trên biển.
Cuối tháng Sáu, các phương tiện truyền thông đăng tải báo cáo của một phi công-thử nghiệm, trong đó đề cập đến các vấn đề cơ bản của F-35. Đặc biệt, người này cho biết, một chiếc máy bay mới đắt giá không thể quay lại hoặc bay lên đủ nhanh để trong trong suốt trận chiến cơ động trên không có thể bắn trúng máy bay của kẻ địch hoặc tránh hỏa lực của đối phương.
Các chuyên gia quân sự cho rằng chiến đấu cơ F-35 đã ngốn của Mỹ nhiều triệu USD. Song, hiệu quả của nó không được như kỳ vọng – đó là một sự “thất bại” của Lầu Năm Góc.
Máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ |
Hệ thống điều khiển điện tử của F-35 |
Trước đó, những người chế tạo ra F-35 đã đề ra nhiệm vụ kỹ thuật cấp bách, đó là đưa chiếc máy bay này vào sử dụng từ năm 2015 đến 2019. Phải chăng do quá nôn nóng trong việc đưa loại chiến đấu cơ “siêu đắt” này vào sử dụng nên nó đã gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật?!
F-35 được Tập đoàn Lockheed Martin thiết kế để trở thành chiến đấu cơ tàng hình tốt nhất thế giới, nhưng trong các cuộc đọ sức với đối thủ của mình (chiến đấu cơ của Nga, Pháp…) ở môi trường giả tưởng nó đã nhiều lần thất bại.
Các nhà thiết kế đã tạo ra một hệ thống phần mềm chồng chéo. Thực chất, F-35 là sự tích hợp tối đa các phần mềm trong toàn bộ hệ thống của nó. Quá nhiều chương trình được cài đặt và chất lượng kém khiến chúng không thể kết hợp được với nhau. Người Mỹ đã cố gắng hơn 1 năm để khắc phục lỗi này, nhưng không thu được kết quả. Đặc biệt, hệ thống bảo trì phần mềm vẫn không hoạt động.
Tổng hợp các kỹ thuật bay cũng như giá trị về khai thác, giá trị kinh tế, không nghi ngờ gì F-35 sẽ đi vào lịch sử thế giới như 1 loại chiến đấu cơ thế hệ mới kém hiệu quả nhất. Người Mỹ thừa nhận, sắp tới, có khả năng họ phải chi thêm 400 tỷ USD nữa để hiện đại hóa hệ thống khí tài đắt đỏ này (trước đó, Mỹ đã chi 60 tỷ USD để phát triển dự án này).
Mặc dù F-35 luôn được coi là thế hệ chiến đấu cơ thứ 5, nhưng trung tâm nghiên cứu nổi tiếng Air Power Australia vào năm 2010 đã xếp F-35 vào thế hệ 4+, vị trí thấp hơn rất nhiều so với tuyên bố của Tập đoàn Lockheed Martin về loại máy bay này.