F-35 có thể giảm giá nhờ đơn hàng của Hàn Quốc

Kế hoạch mua 40 chiếc máy bay chiến đấu F-35 của Hàn Quốc sẽ giúp quân đội Mỹ tiết kiệm khoảng 2 tỷ USD bằng cách giảm giá bán mỗi chiếc máy xuống so với hiện nay. Đơn hàng này còn giúp Mỹ tạo ra khoảng 10.000 việc làm mới.

Quyết định của Seoul cũng giúp bù đắp cho những động thái đối phó với cắt giảm ngân sách của Không quân và Hải quân Mỹ - điều có thể buộc Mỹ phải trì hoãn đơn đặt hàng 54 máy bay trong năm năm tới, các nhà phân tích cho biết. Mặc dù vậy, quyết định mua sắm của Seoul vẫn phải chờ đợi để được phê duyệt bởi một ủy ban do Bộ trưởng Quốc phòng chủ trì.

Loren Thompson, Giám đốc điều hành của Viện Lexington ở Virginia cho biết tin tức về đơn hàng của Hàn Quốc sẽ tạo ra sự tăng trưởng đáng kể cho chương trình F-35.

"Việc bán F-35 cho Nhật Bản và Hàn Quốc - hai đồng minh công nghiệp hàng đầu của Mỹ ở Đông Bắc Á có nghĩa là F-35 hiện đang trở thành tiêu chuẩn vàng cho máy bay chiến thuật ở Tây Thái Bình Dương", ông nói.

Ông cho biết Singapore có khả năng cũng đưa ra đơn đặt hàng riêng của mình cho thế hệ máy bay tân tiến này, tiếp theo là Malaysia và có thể là New Zealand.

Các quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ cũng tuyên bố sẽ bảo vệ kinh phí đầu tư cho chương trình F-35 ở mức 392 tỷ USD. Chương trình F-35 là ưu tiên hàng đầu của họ, nhưng họ cũng từng thừa nhận một số đơn hàng có thể sẽ phải hoãn lại nếu Quốc hội không thay đổi việc cắt giảm ngân sách quốc phòng bổ sung.

Trong trường hợp xấu nhất, Không quân Mỹ cho biết họ sẽ hoãn đơn đặt hàng 24 chiếc F-35 trong vòng năm năm tới, trong khi Hải quân có thể trì hoãn đơn hàng lên đến 30 chiếc.

F-35 có thể giảm giá nhờ đơn hàng của Hàn Quốc - ảnh 1

Liên quan đến sự không chắc về ngân sách, các quan chức quân sự Mỹ cho biết vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra. Tuy nhiên, họ hy vọng sẽ giảm nhẹ những giai đoạn đứt quãng trong kế hoạch sản xuất máy bay F-35. Chương trình này vốn được dự kiến sẽ tăng gấp đôi lượng sản xuất lên đến 70 chiếc máy bay trong lô sản xuất thứ chín trong 30 năm nay.

Chương trình F-35 là chương trình vũ khí lớn nhất của Lầu Năm Góc, đã liên tục bị dừng lại và tăng 70% chi phí theo dự toán ban đầu. Thực tế thì khách hàng nước ngoài vẫn đang đặt hàng cho thê hệ máy bay chiến đấu mới này, nhấn mạnh sự tự tin phát triển của chương trình, các quan chức Mỹ nói.

Lockheed Martin Corp đang phát triển ba mô hình của máy bay chiến đấu mới cho Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ, cũng như 8 quốc gia đã giúp tài trợ cho chương trình phát triển: Anh, Australia, Canada, Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Hà Lan và Na Uy.

Sau nhiều năm tranh cãi chính trị, hồi tháng Chín, Hà Lan đã trở thành quốc gia thứ bảy thực hiện một cam kết chắc chắn sẽ mua F -35, cùng với Anh, Ý, Úc, Na Uy, Israel và Nhật Bản.

Anh sẽ công bố đơn đặt hàng bổ sung vào tháng tới, và Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng trở thành khách hàng nước ngoài thứ tám dự kiến ​​sẽ đặt hàng Lockheed cho 2 trong số 100 máy bay phản lực có kế hoạch mua trong thời gian tới.

Nhật Bản và Israel dự kiến ​​sẽ đặt hàng máy bay phản lực nhiều hơn trong năm tới, các nguồn tin của hãng tin Reuters cho biết, trong khi đó, Singapore và Bỉ cũng đang xem xét tham gia chương trình.

Chính phủ và quan chức ngành công nghiệp Mỹ cũng trích dẫn sự quan tâm mạnh mẽ đối với F-35 trong khu vực vùng Vịnh, và nói rằng họ đã bắt đầu tìm kiếm hướng đi để bán các máy bay phản lực cho khu vực này. Có thể sẽ là khoảng thời gian năm năm sau khi Israel nhận chiếc máy bay phản lực F-35 đầu tiên vào năm 2016.

Một khi Seoul chính thức thông báo với Lầu Năm Góc về kế hoạch mua hàng của mình, đơn đặt hàng này sẽ được tính thêm vào tổng số dự kiến ​​mua của quân đội Mỹ và đồng minh để ước tính lại chi phí sản xuất của mỗi máy bay.

Năm 2019 , Lầu Năm Góc tính toán chi phí của mỗi máy bay F-35 máy bay chiến đấu mới sẽ trị giá khoảng 85 triệu USD, đặt nó ngang bằng với chi phí của thế hệ máy bay chiến đấu hiện tại, ông Jim McAleese , một nhà tư vấn quốc phòng có trụ sở tại Virginia cho biết.

Đơn đặt hàng của Hàn Quốc có thể tạo ra 10.000 việc làm tại Lockheed và các nhà cung cấp của mình khi họ xây dựng các bộ phận sản xuất 40 chiếc máy bay phản lực mới.

Các nguồn tin cho biết các khoản tiết kiệm và số lượng công việc ước tính sẽ tạo ra tương tự như khi Nhật Bản công bố kế hoạch mua 42 máy bay phản lực F-35 của chính phủ Mỹ trong tháng 12/2011. 

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !