Ép lá cây thành đĩa dùng một lần, xuất đi châu Âu

Lần đầu tiên ở Việt Nam, một dự án khởi nghiệp bằng việc ép nhiệt cho những lá cây tra để tạo thành những sản phẩm là những chiếc đĩa xinh đẹp bước đầu cho thấy tín hiệu khả quan.

{keywords}
Cây tra được trồng trong một làng chài ven biển Phú Yên.

Dọc bờ biển Nam Trung bộ, cây tra được trồng khá phổ biến, lá xanh quanh năm, chịu được môi trường biển, chịu gió mặn, nắng nóng, cây và quả, tán lá hao hao cây bàng.

{keywords}
Cây tra ra quả như những chùm nho nên một số người dân địa phương gọi là cây nho biển. Quả của chúng khi chín còn được người dân dùng để ngâm rượu hoặc làm mứt.

Một dự án táo bạo vừa được anh Nguyễn Văn Tuyến (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) và chị Vũ Thị Thu Hà (người khởi xướng chương trình “1 tỷ cây xanh”, hiện đang sở hữu hệ thống homestay, farmstay tại Phú Yên) đang thực hiện, đó là ép lá tra thành các sản phẩm độc đáo.

Anh Tuyến vốn được biết đến là người ép mo cau thành các sản phẩm gia dụng hữu ích như đĩa, khay, thân thiện với môi trường. Từ thành công với mo cau, anh Tuyến và chị Hà đã thực hiện thành công với thử nghiệm đưa lá tra vào máy ép nhiệt để tạo nên những chiếc đĩa nhỏ xinh.

Với mỗi chiếc lá tra, sau khi đưa vào máy ép nhiệt sẽ tạo ra được một chiếc đĩa hình chiếc lá. Những chiếc đĩa này có thể dùng để đựng các loại hạt, bánh kẹo, salad, đồ ăn,… thay thế cho những chiếc đĩa bằng xốp nhựa dùng một lần.

Hiện nay, cơ sở chế biến của anh Nguyễn Văn Tuyến xuất bán ra thị trường khoảng 50.000 – 60.000 sản phẩm từ mo cau. Nhờ kinh nghiệm từ chế biến sản phẩm từ mo cau bằng chiếc máy ép nhiệt, việc sáng tạo thêm những sản phẩm từ lá tra không phải là quá khó. Ngoài việc chào bán sản phẩm tại thị trường trong nước, các sản phẩm này còn được hướng đến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

“Chúng tôi đang tập trung hái lá, phơi khô sau đó rửa sạch, ép nhiệt và khử khuẩn để tạo thành những chiếc đĩa. Lá được chọn phải là những chiếc lá già hoặc lá bánh tẻ mới cho ra sản phẩm tốt nhất”, chị Vũ Thị Thu Hà chia sẻ.

{keywords}
Sau khi phơi khô và rửa sạch, lá tra được tạo thành những chiếc đĩa nhờ máy ép nhiệt.

Chị Hà cho biết, lô hàng đầu tiên gồm 7.000 chiếc đĩa làm từ lá tra đã được xuất khẩu sang Ba Lan với giá 2.000 đồng/chiếc. Mỗi chiếc lá được thu mua lại từ người dân bản địa với giá 200 đồng/lá. Sau khi phơi khô, rửa sạch và làm ra thành phẩm, chi phí nhân công khoảng 400 đồng/cái, chưa tính tiền điện, tiền đầu tư máy ép thủy lực với giá 120 triệu đồng/máy.

Sau thành công với chuyến hàng đầu tiên được gửi đi chào hàng tại Ba Lan, chị Hà đã nhận được đề nghị gửi mẫu và quy trình sang Nhật Bản, một thị trường tiềm năng cho sản phẩm thân thiện với môi trường.

Được biết, ngoài những chiếc đĩa hình tim, dự án còn tạo thêm các loại đĩa khuôn được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.

{keywords}
Lô sản phẩm 7.000 chiếc đĩa làm từ lá tra đầu tiên đã được xuất khẩu sang Ba Lan.

Là người khởi xướng và thực hiện dự án “1 tỷ cây xanh”, chị Vũ Thị Thu Hà cho biết sẽ nhân cơ hội này để thúc đẩy trồng cây tra ở các tỉnh ven biển của Việt Nam, qua đó vừa góp phần làm cây chắn gió bão, chống xói mòn, vừa tạo ra nguồn thu cho người dân từ việc khai thác lá tra.

“Hiện tại tôi mới bắt đầu đưa cây này vào trồng ở hệ thống homestay, farmstay tại Phú Yên. Sau đó sẽ mở rộng việc trồng thêm cây ở các tỉnh có đường ven biển. Thực tế một số địa phương cũng đã trồng giống cây này làm cây đô thị và cho thấy cây phát triển tốt”, chị Hà cho biết.

{keywords}
Một số sản phẩm được làm từ mo cau.

Tuân Nguyễn

Quyết không ‘ngủ đông’, CEO du lịch tiết lộ bí quyết vượt qua 'bão Covid-19'

Quyết không ‘ngủ đông’, CEO du lịch tiết lộ bí quyết vượt qua 'bão Covid-19'

Trong khi nhiều doanh nghiệp du lịch chọn cách ‘ngủ đông’, xoay đủ hướng kinh doanh khác... để vượt qua đại dịch thì CEO Travelogy Việt Nam Vũ Văn Tuyên lại có một hướng đi khác để Công ty không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững.

Đôi bạn 9X về quê lập nghiệp, bán 1 triệu bánh đa vừng sang Nhật Bản

Về quê hương khởi nghiệp với bánh đa vừng, đôi bạn trẻ xứ Nghệ đã đầu tư nhà xưởng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, từ đó mở rộng thị trường khắp cả nước và đưa sản phẩm xuất ngoại.

Tập đoàn Phenikaa có nữ Tổng Giám đốc mới thay ông Hồ Xuân Năng

Bà Lê Thị Minh Thảo thay ông Hồ Xuân Năng giữ vị trí CEO Phenikaa trong khi doanh nghiệp đầu ngành đá nhân tạo Vicostone có CEO mới là ông Phạm Trí Dũng.

Quản lý tỷ USD vốn Hàn, đổ tiền vào ngành hot, vì sao quỹ Kim vẫn thua lỗ như các F0?

Quỹ KIM hiện là một trong những công ty quản lý khối tài sản lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô đạt khoảng 1 tỷ USD. Quỹ này tập trung đầu tư vào các ngân hàng và rót vốn mạnh vào các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Nữ doanh nhân 9x với hành trình đưa mắc ca Việt Nam ra biển lớn

Sau 18 năm kể từ khi cây mắc ca du nhập vào Tây Nguyên, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một người con trên mảnh đất Đắk Lắk đã biến giấc mơ đưa mắc ca Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế thành hiện thực.

Nữ sinh viên khởi nghiệp với dự án biến loại cây rác thành sản phẩm hữu ích

Từ bèo tây, loại cây được coi là rác, cô nữ sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã triển khai dự án với 2 nhóm sản phẩm độc đáo làm từ bèo tây: xơ sợi, bột bèo.

Tủ nuôi đông trùng hạ thảo của giảng viên đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp

Tại cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng 2022 vừa mới diễn ra cuối tháng 11/2022, mô hình tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vinseed đã giành được giải nhất.

Hơn 20 năm tay trắng dựng cơ ngơi trăm tỷ của anh nông dân

Anh Bình cho biết, khởi nghiệp với số vốn chỉ đủ mua 10 bao cám nhưng đến nay anh đã có khu chuồng trại rộng nhiều héc-ta với đàn gà hơn 100 nghìn con và một lò ấp quy mô lớn.

Cô gái người Mông livestream bán nông sản, hút vạn người mua

Với hình thức livestream bán hàng, chị Ma Thị Chú, dân tộc Mông ở thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương, Lào Cai) đã thành lập 3 HTX tiêu thụ nông sản cho bà con.

Cô gái Hà thành bỏ du học vào Phú Quốc kinh doanh và cú xoay chuyển không ngờ

Vừa bắt tay vào kinh doanh homestay thì bất ngờ dịch Covid-19 ập đến nhưng cô gái trẻ Hà thành lại rất có tài xoay sở giúp việc kinh doanh của cô không những không gặp khó, mà còn giúp người dân địa phương phát triển du lịch bền vững…

Chàng trai Bắc Giang bỏ phố về quê sản xuất tinh dầu, thu nhập tiền tỷ mỗi năm

Từ bỏ cuộc sống ở thành thị, anh Trịnh Văn Hoàn (SN 1990), thôn Trại Va, xã Đông Phú (Lục Nam - Bắc Giang) quyết định về quê lập nghiệp. Sau gần 6 năm hoạt động, mô hình chiết xuất tinh dầu từ phụ phẩm nông nghiệp của anh thu về tiền tỷ mỗi năm.