Dùng xuyên tâm liên kéo dài phòng hậu Covid-19 gây tiêu chảy

Sau khi khỏi Covid-19, ám ảnh hậu Covid-19 nhiều người vẫn tìm các bài thuốc sử dụng để thải độc phổi, bồi bổ sức khoẻ.

Khỏi Covid-19 được hai tuần nhưng bà Nguyễn Thị Thắng (65 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) vẫn trong giai đoạn phục hồi hậu Covid-19. Bà Thắng cho biết, hàng ngày hai vợ chồng bà thường xuyên uống trà xuyên tâm liên để 'thải nốt' Covid-19 ra khỏi cơ thể, phòng hậu Covid-19 kéo dài.

Sau khi khỏi Covid-19, chồng bà hay mệt mỏi, về chiều người cảm giác nóng, ho, khó chịu nhưng cặp nhiệt độ không sốt nên bà Thắng đã sử dụng xuyên tâm liên điều trị nốt giai đoạn hậu Covid-19.
 
ThS BS. Nguyễn Văn Đàn - Phó Trưởng khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP.HCM cho biết anh cũng nhận được rất nhiều câu hỏi của người bệnh về việc họ đã khỏi Covid-19 nhưng vẫn mua lá xuyên tâm liên về nấu như nước trà uống hàng ngày. Ai cũng quan niệm thuốc đắng dã tật nhưng thực sự dù là thuốc y học cổ truyền vẫn phải sử dụng đúng chỉ định.
 
BS Đàn chia sẻ, trong giai đoạn đầu khi chúng ta chưa rõ ràng về Covid-19 và chưa biết điều trị nó với thuốc nào cho phù hợp thì xuyên tâm liên được xem là bài thuốc hỗ trợ cho bệnh nhân.

Bởi vì, có 1 nghiên cứu nhỏ của Thái Lan về sử dụng xuyên tâm liên trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Sau đó, Việt Nam cũng có đưa xuyên tâm liên vào phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19.

Xuyên tâm liên là vị thuốc đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và được coi như một loại kháng sinh thực vật. Nhưng người bệnh cần có ý kiến của bác sĩ trước khi dùng xuyên tâm liên để việc sử dụng thuốc có hiệu quả và đề phòng tác dụng phụ.
 
Rễ và lá xuyên tâm liên được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Ấn Độ, và nhiều vùng ở Đông Nam Á, Trung Mỹ và vùng Caribê thường được dùng làm thuốc trị rắn và sâu bọ cắn. Nước hãm hoặc nhựa từ lá vò nát được dùng trị sốt, ban da ngứa và làm thuốc bổ.
 
Trong y học, xuyên tâm liên được dùng điều tri cảm cúm với sốt, viêm họng, viêm thanh quản, loét miệng, loét lưỡi; ho cấp tính hoặc mạn tính, viêm ruột kết, ỉa chảy, lỵ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu với tiểu tiện khó và đau; mụn nhọt, lở loét, rắn độc cắn. 
 
Tuy nhiên, khi sử dụng xuyên tâm liên bạn phải nhớ quy tắc dùng. Ở y học cổ truyền xuyên tâm liên có vị đắng, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc ở phế (phổi) , tì (lách)  vị (dạ dày) , đại trường (ruột già). Theo lý luận của đông y thì sử dụng xuyên tâm liên có thể hỗ trợ nhưng khi dùng người bệnh phải đang tích nhiệt ở phế và đại trường.

Còn với người bệnh không có tích nhiệt ở phế và đại trường thì dùng xuyên tâm liên có tính lạnh còn làm thay đổi nhiệt của cơ thể.
 
Quan điểm chủ đạo của đông y, bệnh làm mất cân bằng âm dương vì vậy hàn và nhiệt đều phải cân bằng. Khi sử dụng 1 bài thuốc liên tục có thể làm tổn thương dương khí, cơ thể nghiêng về hàn nhiều hơn.

Người bệnh dùng xuyên tâm liên nhiều sẽ xuất hiện tiêu chảy, đầy bụng. Khi khí lạnh tổn thương khiến cho người bệnh thấy ớn lạnh nhiều hơn thậm chí lạnh các đầu ngón chân, ngón tay. 

{keywords}
Xuyên tâm liên là kháng sinh thực vật không nên tự ý dùng.

 
Do vậy, sử dụng xuyên tâm liên trong giai đoạn hậu Covid-19 không được khuyến cáo. Giai đoạn hậu Covid-19 cơ thể hư là chính thay đổi khí huyết nên lúc đó người bệnh phải dùng các phương pháp hỗ trợ là bổ, bồi bố. Còn xuyên tâm liên là nhóm thuốc tả dùng trong trường hợp thực, cấp tính khi mắc Covid-19.
 
BS Đàn cho biết với những người về chiều cảm thấy người nóng nhưng đo nhiệt kế không tăng nhiệt độ đây là trường hợp hư nhiệt khi điều trị dùng thuốc bổ, có thể sử dụng các bài thuốc chữa hư nhiệt.
 
Còn xuyên tâm liên dùng thực nhiệt là khi bạn nóng sốt, mặt đỏ, môi khô… Vì vậy, khi bạn dùng xuyên tâm liên phải rất cẩn trọng.
 
'Người dân tự ý sử dụng xuyên tâm liên với hi vọng bình phục sau Covid-19 có thể gây tiêu chảy, đầy bụng…' – BS Đàn khuyến cáo.

Phương Thúy

Nhiều người 'săn lùng' hoa đu đủ đực sắc uống thải độc phổi

Nhiều người 'săn lùng' hoa đu đủ đực sắc uống thải độc phổi

Với quảng cáo tác dụng chữa ho, trị viêm tắc nghẽn phổi mãn tính, chán ăn… hoa đu đủ đực đang trở thành mặt hàng được nhiều người 'săn lùng'.

Không chỉ bổ thận tráng dương, chuối hột còn được coi là 'vua' các loại chuối

Không chỉ bổ thận tráng dương, chuối hột còn được coi là 'vua' các loại chuối

Chuối hột là giống chuối vừa có thể ăn được lại vừa là loại dược liệu quý làm thuốc chữa bệnh rất công dụng, đặc biệt là bổ thận, lợi tiểu.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !