Không chỉ bổ thận tráng dương, chuối hột còn được coi là 'vua' các loại chuối
Chuối hột là giống chuối vừa có thể ăn được lại vừa là loại dược liệu quý làm thuốc chữa bệnh rất công dụng, đặc biệt là bổ thận, lợi tiểu.
Chị Đào Thuý Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ bí kíp giúp chồng cải thiện bản lĩnh quý ông trong hơn 1 năm qua đó là rượu chuối hột phơi khô, sao trên chảo sau đó để nguội và ngâm với rượu 40 độ. Sau nửa năm, rượu ngấm dùng với liều lượng 100ml/ngày sẽ cải thiện được tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.
Chị Hà cho biết rượu ngâm chuối hột còn có thể dùng cho nữ vì đây là bài thuốc của người Mường đã được họ dùng từ xa xưa. Nếu phụ nữ mệt mỏi, lãnh cảm trong chuyện ấy thì nhâm nhi rượu chuối hột rất tốt.
Theo BS Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, chuối là loại cây phổ biến ở Việt Nam, có từ vùng rừng núi cho đến đồng bằng, từ Nam ra Bắc đều có.
Cây chuối bên cạnh giá trị ẩm thực (trái, củ, thân, hoa được dùng để chế biến món ăn) còn có giá trị dược liệu. Chuối có nhiều loại khác nhau, nhưng về giá trị dược liệu thường sử dụng 3 loại chuối là chuối hột, chuối rừng và chuối tiêu.
Còn chuối hột, đây là loại chuối có nguồn gốc hoang dại, phân bố tự nhiên ở Việt Nam, được trồng để lấy lá gói bánh, quả chín ăn được, còn hạt được coi là vị thuốc quý. Bộ phận dùng là củ, thân, quả và hạt.
Chuối hột có nhiều tác dụng. |
Chuối hột có thành phần dinh dưỡng khác hẳn với chuối thường. Nếu chuối thường chủ yếu là chất xơ, kali, vitamin thì chuối hột chứa nhiều tanin, saponin, tinh dầu, serotonin, dopamin, catecholamin…
Những thành phần này được nghiên cứu góp phần giải thích những tác dụng của nó đối với sức khỏe.
Đông y coi chuối hột là vị thuốc có tính bình, vị chát, ngọt quy kinh phế, can, tỳ. Chuối hột có tác dụng lương huyết, thoái nhiệt, lợi tiểu.… Tây y cũng đã nghiên cứu những công dụng của chuối hột cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của loại quả dân gian này được nhiều người áp dụng.
Quả chuối hột lúc còn xanh được ăn thay rau, quả chín ăn được nhưng không ngon, có tác dụng tẩy giun. Một số nơi sử dụng quả chuối hột xanh chữa sỏi tiết niệu: 7-8 quả chuối thái mỏng, sao vàng, lấy 30-50g hạ thổi rồi sắc uống 3-4 chén mỗi ngày vào lúc no. Có thể hãm nước sôi như pha trà, ngày uống 3-4 lần. Cũng có nơi dùng hạt chuối hột để tống sỏi: hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột, ngày dùng 2 thìa canh bột pha nước nóng uống.
Vỏ chuối hột 20g, rễ gai tầm xoong 20g, vỏ quả lựu 20g, rễ tầm xuân 20g, búp ổi 10g phơi khô, thái nhỏ, sắc uống chữa kiết lỵ. Củ chuối hột giã nát vắt nước uống chữa sốt cao, mê sảng. Củ chuối hột phối hơp với củ sả, tầm gửi cây táo hay vỏ cây táo mỗi thứ 4g, thái nhỏ sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50 ml uống một lần trong ngày chữa kiết lỵ ra máu.
Củ chuối hột, củ chuối rừng, rễ cây móc, mỗi thứ 10-20g sao vàng sắc uống là thuốc an thai của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Thân cây chuối hột còn non, cắt một đoạn nướng chín ép lấy nước ngậm chữa đau răng.
Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu, chữa phù thũng. Quả chuối hột có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, viêm thận, cao huyết áp, nước hãm của chuối hột uống mát, giải độc, kích thích tiêu hóa.
Nên sử dụng rượu chuối hột 2 lần một ngày mỗi lần một cốc nhỏ và dùng trong bữa ăn.
Do rượu chuối hột được xếp vào loại rượu thuốc chữa bệnh do đó không nên sử dụng rượu để uống cho đến khi say.
Sử dụng và lựa chọn các nguyên liệu sạch để ngâm rượu nhằm đảm bảo an toàn khi uống nhất là việc lựa chọn rượu ngâm tốt nhất là rượu nếp.
Sử dụng rượu chuối hột chữa bệnh cho đến khi hết bệnh rồi dứt chứ không nên uống dài dẳng. Nếu uống hơn 3 tháng mà không hết bệnh nên ngừng và đến các cơ sở y tế để nhận lời khuyên từ người có chuyên môn hoặc tiếp nhận phương pháp điều trị khác.
Người bị đau dạ dày, trĩ, táo bón, phụ nữ có thai, sau khi sinh không nên dùng loại rượu thuốc này.
Khánh Chi