Đừng tổ chức ngày 20/11 xa hoa để 'nuôi' Facebook hơn là tri ân

Đó là thông điệp mà Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (Nghệ An) muốn nhắn nhủ để Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thực sự ý nghĩa và thiết thực.

“Để hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 an toàn, tiết kiệm, có ý nghĩa, Trường THCS Quỳnh Phương chỉ tổ chức hoạt động giáo dục vào sáng Thứ Hai (20/11). Các ngày khác vẫn dạy - học bình thường. Vì vậy nhà trường khuyến cáo đến cha mẹ học sinh:

1. Quản lý thời gian của con, tránh việc học sinh nói dối bố/mẹ đi chúc Tết thầy/cô để đi chơi.

2. Tuyệt đối không giao xe máy, không cho tiền các con với lý do đi chúc thầy/cô.

3. Nhắc nhở các con không được tụ tập, vi phạm an toàn giao thông. Không đi chúc lễ thầy/cô vào ban đêm.

4. Cha mẹ học sinh có thể tri ân thầy/cô bằng nhiều hình thức như: Gọi điện, nhắn tin chúc mừng, không nên tặng những món quà mang nặng yếu tố vật chất, đặc biệt những gia đình còn khó khăn thì không câu nệ chuyện tặng quà”.

Trên đây là nội dung Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm gửi đến cha mẹ học sinh toàn trường trong dịp 20/11.

W-z4888441061339-c63791bf334dce25398fc67cba7aa0c2-1.jpg
Trường THCS Quỳnh Phương

Chia sẻ với VietNamNet, ông Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương, cho hay, khuyến cáo được đưa ra với hy vọng một dịp lễ 20/11 nhiều ý nghĩa, thiết thực và an toàn.

“Thực tế, học sinh THCS vẫn là lứa tuổi đang ham chơi nên việc các em nói dối bố mẹ để rủ nhau đi chơi là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy nhà trường phải khuyến cáo đến phụ huynh quản lý thời gian của con vào dịp lễ 20/11, vừa để đảm bảo an toàn, vừa tránh sự hiểu nhầm của phụ huynh rằng nhà trường tổ chức hoạt động rình rang làm ảnh hưởng đến việc học của con”, ông Tuấn Anh nói.

Theo Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương, việc phụ huynh cho tiền con vào dịp này cũng không nên vì các thầy/cô không mong chờ món quà vật chất từ học sinh. “Nếu phụ huynh cứ cho con tiền để đi tặng thầy/cô sẽ gây ra áp lực cho nhiều học sinh, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí làm các em có cái nhìn méo mó về giáo viên. Chưa kể, có thể các em nói dối bố mẹ, xin tiền để đi chơi càng nguy hại hơn”, thầy Tuấn Anh nói.

Vị hiệu trưởng cho hay điều lo ngại nhất của thầy cô là vào dịp này là có thể xảy ra những rủi ro cho học sinh khi tham gia giao thông. Do đó, để hạn chế sự việc đáng tiếc, nhà trường phải khuyến cáo phụ huynh cùng tham gia quản lý các con.

W-thay-ho-tuan-anh-nghe-an-1.jpg
Ông Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An). Ảnh: Thanh Hùng.

Theo vị hiệu trưởng, phụ huynh có thể tri ân thầy cô bằng nhiều cách như: nhắn tin, gọi điện chúc mừng, không nên đặt nặng những món quà nặng về vật chất.

“Có thể nói trong các ngày lễ kỷ niệm của các ngành, Ngày Nhà giáo Việt Nam được xã hội quan tâm nhất. Đây vừa là vinh dự của nhà giáo, nhưng cũng là áp lực không nhỏ. Những năm gần đây, khi xã hội phát triển cũng không ít sự biến tướng. Có những gia đình có điều kiện, khá giả nghĩ bằng những món quà giá trị cao, những phong bì dày để mong được thầy cô quan tâm đặc biệt đến con mình. 

Cũng không ít phụ huynh thực sự lo lắng chỉ bởi chuyện tặng quà thầy cô, lo món quà có phù hợp không, lo đi thăm tặng cô vào lúc nào. Đặc biệt những gia đình có hoàn cảnh khó khăn còn lo không có quà tặng, thầy cô sẽ không quan tâm con...

Vì vậy nhà trường mong muốn phụ huynh hiểu, hãy tri ân thầy/cô bằng tấm lòng, bằng sự phối hợp để cùng nhau giáo dục con em mình. Chỉ cần một tin nhắn, một cuộc điện thoại hay một cánh thiệp chúc mừng, một bông hoa với tấm lòng trân trọng là đủ trân quý”, thầy Tuấn Anh chia sẻ.

“Để Ngày Nhà giáo Việt Nam thực sự có ý nghĩa đối với nhà giáo, các cấp, các ngành và đặc biệt là phụ huynh đừng làm “biến tướng” ngày này thành những phong trào thi đua dày đặc, nặng nề và đừng làm tha hóa giáo viên bằng những món quà không trong sáng, đừng tổ chức xa hoa lãng phí với mục đích nuôi facebook nhiều hơn là hoạt động tri ân”.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !