Đừng khiến học sinh nghĩ rằng "đặc sản" ngày Tết là bài tập!

Hiện tại đa số học sinh trên toàn quốc đã bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Thế nhưng với tâm lý lo lắng sợ học trò quên kiến thức, nhiều giáo viên trên cả nước vẫn giao thêm bài tập trong kỳ nghỉ này.

Hiện tại đa số học sinh trên toàn quốc đã bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Thế nhưng với tâm lý lo lắng sợ học trò quên kiến thức, nhiều giáo viên trên cả nước vẫn giao thêm bài tập trong kỳ nghỉ này.

Chị Nguyễn Thu Phương (Hà Nội) cho biết con trai lớp 4 của chị trước khi nghỉ Tết được giáo viên chủ nhiệm giao cho cả “núi” bài tập gồm 6 phiếu môn Toán và 4 phiếu môn Văn.

“Làm hết cả núi bài tập như thế thì con cũng hết cả kỳ nghỉ, còn thời gian đâu mà đón xuân, vui Tết hay trải nghiệm gì nữa!

Tình hình này 28 Tết về quê tôi phải yêu cầu con mang theo cả sách vở về để làm bài tập mới hoàn thành được nhiệm vụ cô giáo giao. Tôi nghĩ nghỉ Tết thầy cô không nên cho học sinh quá nhiều bài tập, 1 - 2 đề để các con ôn tập cũng là nhiều rồi”, chị Phương cho hay.

Nhiều phụ huynh cũng đồng tình rằng nghỉ tết là khoảng thời gian học sinh cần được vui chơi, sum vầy bên gia đình, đi thăm người thân hay đi tham quan. Nhưng thực tế vài năm gần đây, nhiều giáo viên thường giao cả “núi” bài tập, bắt học sinh phải hoàn thành để qua Tết kiểm tra khiến các em đều ngao ngán, nghỉ Tết mà như không nghỉ.

Rất nhiều phụ huynh mong rằng giáo viên đừng giao bài tập về nhà trong thời gian học sinh nghỉ Tết Nguyên đán, nhất là sau 1 kỳ các con học bằng hình thức trực tuyến.

{keywords}
Ảnh minh họa

“Tôi cho rằng việc giao cả “núi” bài trong dịp Tết không cải thiện được gì, thậm chí còn tác dụng ngược như các con đối phó bằng cách mượn bài của bạn sao chép. Tôi nghĩ rằng nhồi nhét kiến thức trong mấy ngày Tết không nói lên được điều gì, cũng chẳng thể giúp học sinh giỏi lên.

Điều quan trọng để học tốt là khi học sinh chủ động tìm đến kiến thức. Do đó, chỉ cần khích lệ tính tự giác học tập để các con tiếp cận kiến thức nhẹ nhàng, thoải mái. Khi đã có sự yêu thích thì học sinh tiếp thu bài nhanh, không quên kiến thức và có thể hình thành niềm đam mê”, chị Phạm Thu Trà - phụ huynh tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) nói.

Nhiều việc làm ý nghĩa hơn là giải bài tập!

Cô Lê Thị Loan - nguyên Phó Khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) không phản đối việc thầy cô cho học sinh bài tập dịp này nhưng không nên giao nhiều.

“Tôi cho rằng, Tết là thời gian các em quây quần bên gia đình và được trải nghiệm những gì thuộc về truyền thống, hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của ngày Tết như cùng bố mẹ dọn nhà đón năm mới, đi thăm họ hàng, cùng trải nghiệm việc gói bánh chưng và luộc bánh chờ trời sáng.... và quan trọng là trong bối cảnh dịch bệnh thì thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch, giữ gìn sức khỏe.

Tôi hiểu rằng một số trường thầy cô giáo giao bài tập cho học sinh về nhà làm trong dịp Tết vì thầy cô lo học sinh mải chơi game, lướt Facebook, Youtube, xem điện thoại, ti vi,… sẽ sao nhãng việc học quên kiến thức nhưng đừng nên giao nhiều khiến học sinh nghĩ rằng "đặc sản" ngày Tết là bài tập.

Học sinh sẽ học được nhiều hơn trong dịp Tết nếu không phải quần quật với mớ bài tập chất chồng. Khi đó các em sẽ hiểu các giá trị truyền thống của Tết khi các em được hạnh phúc. Chính những điều này sẽ tạo nên một ký ức các cái Tết trọn vẹn cho các em, để khi các em nhớ về Tết, không phải nhớ đến bài tập”, cô Loan nói.

Cô Loan cho biết thêm hiện nay ở Mỹ, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác cũng cho học sinh rất ít bài tập về nhà, đặc biệt trong những dịp nghỉ lễ dài ngày. Ví dụ như ở Phần Lan, các trường luôn chú trọng phát triển thể chất, những kỹ năng mềm cho học sinh như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tinh thần dám chịu trách nhiệm và họ tận dụng thời gian trên lớp để dạy học sinh chứ học sinh ở đây không phải làm bài tập quá nhiều.

Phụ huynh Hà Nội đồng tình cho con quay lại trường sau Tết

Phụ huynh Hà Nội đồng tình cho con quay lại trường sau Tết

Sau Tết Nguyên đán (ngày 8/2) Hà Nội sẽ mở cửa trường đón học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 học trực tiếp, nhiều phụ huynh tỏ ra ủng hộ và cho rằng không thể trì hoãn thêm việc cho con đến trường.

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !