Đưa người nghèo vào nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD), đa số các đại biểu nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật.


Tuy nhiên, các đại biểu cũng lưu ý về sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới; yêu cầu bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; sự phối hợp, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, yêu cầu đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp về BVQLNTD.
 


Quy định cụ thể chính sách bảo vệ phù hợp với từng nhóm đối tượng và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
Về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dễ bị tổn thương (Điều 7), các đại biểu đề nghị sửa đổi theo hướng "Người tiêu dùng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản, giải quyết tranh chấp xảy ra (nếu có) trong quá trình mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ...". 

Đồng thời, đề nghị nghiên cứu bổ sung đối tượng người nghèo vào nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương tương tự Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu quy định cụ thể hơn chính sách bảo vệ phù hợp với từng nhóm đối tượng và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh có liên quan.

Bộ trưởng Bộ Công Thương...

Đề cập đến 15 hành vi bị cấm trong dự thảo luật, đại biểu Trần Kim Yến (Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh) đề nghị cần làm rõ để có cơ sở xử phạt. 

Theo đó, khoản 4 Điều 11 có nêu là tổ chức, cá nhân kinh doanh thu thập sử dụng thông tin phải có cơ chế để người tiêu dùng lựa chọn cho phép hoặc không cho phép. 

Tuy nhiên đại biểu Trần Kim Yến nhận thấy, nếu gửi giao dịch mua bán trong cuộc sống hằng ngày mà phải có cơ chế để người tiêu dùng lựa chọn cho phép và không cho phép và cơ chế này như thế nào thì dự thảo không nêu rõ, đề nghị cần làm rõ hơn nội dung này.

Liên quan đến hàng hóa có khuyết tật, đại biểu cho rằng, hàng hóa có khuyết tật nghĩa là hàng hóa không đảm bảo được tiêu chí, nội dung theo yêu cầu của một món hàng đó, đề nghị sử dụng một cụm từ khác thay cho "khuyết tật". 

Ban soạn thảo cần thấy được mức độ nguy hiểm khi hàng hóa có lỗi mà đưa ra thị trường. Vì hàng hóa có lỗi sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe không phải chỉ người mua mà còn ảnh hưởng rất nhiều người. Do đó, đại biểu Trần Kim Yến đề nghị cần quy định các biện pháp để thu hồi thu hồi sản phẩm ở tốc độ nhanh nhất.

Tán thành với đại biểu Kim Yến, đại biểu Tô Thị Bích Châu (Đoàn TPHCM) đề nghị bổ sung vào nội dung là cung cấp thông tin. Theo đó, điểm đ Điều 17 dự thảo quy định việc ngăn cản người tiêu dùng các hành vi bị cấm là ngăn cản người tiêu dùng gỡ bỏ các phần mềm ứng dụng cài đặt sẵn hoặc buộc người cài đặt các phần mềm ứng dụng kèm theo các nền tảng trực tuyến. 

Đại biểu đề nghị bổ sung là cung cấp thông tin các dữ liệu điện tử cũng như các chứng từ điện tử. Đồng thời đề nghị bổ sung một hành vi bị cấm là ngăn cản người tiêu dùng cung cấp thông tin các dữ liệu điện tử, các chứng từ điện tử, rồi gỡ bỏ các phần mềm ứng dụng cài đặt sẵn.

Liên quan đến các hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đại biểu đề nghị bổ sung một nhóm, điều hoặc một chương riêng về quyền lợi của người tiêu dùng ở những sản phẩm mà cung cấp dịch vụ bắt buộc mà nhà nước cung cấp nhưng không không đạt kết quả cũng như không đạt với mong muốn của người tiêu dùng. Ví dụ như là bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các loại bảo hiểm, hoặc các sản phẩm mà nhà nước cung cấp như dịch vụ điện, nước.

Một số đại biểu cũng đề nghị, việc sửa đổi Luật lần này phải đảm bảo vừa khắc phục những bất cập của Luật hiện hành, thực thi Hiến pháp năm 2013, đồng thời xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo của Luật hiện hành với các luật được Quốc hội ban hành nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. 

Đồng thời, cần làm rõ sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo có cơ chế phối hợp và phân công trách nhiệm rõ ràng; giảm số vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và mức độ nghiêm trọng của những vụ việc này; giải quyết hiệu quả các tranh chấp.

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Đoàn Lai Châu) chỉ ra rằng, dự thảo Luật có thiết kế Điều 7 về "bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương", đây là một quy định cần thiết vì người tiêu dùng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi về sức khỏe, tài sản trong quá trình mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. 

Trong việc thực hiện các giao dịch mua bán, những người vùng sâu, vùng xa, những người yếu thế, người già sẽ thực hiện rất khó khăn. Tuy nhiên vẫn cần làm rõ một số nội dung về xác định đối tượng dễ bị tổn thương…

Nam Phương

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !