Dự kiến đăng ký xét tuyển đại học 2022 chỉ 1 lần

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học thì Bộ GD&ĐT cho biết, dự kiến thí sinh đăng ký xét tuyển đại học chỉ 1 lần.

Liên quan đến kỳ tuyển sinh đại học 2022, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (ĐH), Bộ GD&ĐT cho biết năm 2022 không sửa Quy chế Thi tốt nghiệp THPT, nếu có điều chỉnh chỉ điều chỉnh kỹ thuật để giảm thiểu những khó khăn đối với thí sinh.

Từ nay đến khi tổ chức thi Bộ GD&ĐT sẽ quyết định thời điểm, số lần tổ chức thi để đảm bảo thuận lợi, công bằng cho thí sinh. Nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12, đề thi mẫu thí sinh có thể tham khảo đề thi của năm 2021.

"Cũng như năm 2021, nội dung thi tốt nghiệp THPT chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12, đề thi minh họa có thể áp dụng, vận dụng như năm ngoái. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, từ nay đến lúc dự kiến thi tốt nghiệp THPT, chúng tôi sẽ tham vấn với địa phương, đơn vị chức năng để quyết định thời điểm, số lần tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT sao cho đảm bảo thuận lợi, công bằng cho các thí sinh", PGS.TS Thủy chia sẻ.

{keywords}
Ảnh minh họa

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy thì dự kiến việc đăng ký thi tốt nghiệp như bình thường năm trước, còn đăng ký xét tuyển đại học sẽ tiến hành sau khi thi tốt nghiệp xong và kéo dài tới sau khi có thông báo kết quả thi. Các thí sinh sẽ được cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết để có thể nắm rõ thao tác, thậm chí được thực hành cách đăng ký nguyện vọng trước khi đăng ký chính thức.

“Chúng tôi cũng sẽ chuẩn bị đủ tài liệu hướng dẫn, có thể cả video để làm rõ các thao tác thực hành. Thời gian đăng ký cũng khá dài, các thí sinh có thể yên tâm vì được tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể”, bà Thủy nói.

PGS. Nguyễn Thu Thủy thông tin thêm rằng Bộ GD&ĐT cũng dự kiến thí sinh đăng kí xét tuyển ĐH chỉ một lần.

Một lần không phải là đăng ký rồi thì không thay đổi, mà là thực hiện đăng ký xét tuyển chỉ trong khoảng thời gian quy định, ví dụ 3-4 tuần sau khi thí sinh đã cân nhắc tất cả các lựa chọn. Khoảng thời gian này đủ cho các em lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng về các nguyện vọng đăng ký tuyển sinh.

Vì thế, thí sinh có đủ thời gian quyết định mà không cần phải thay đổi thêm, không mất đi quyền lợi về đăng ký tuyển sinh mà tiết kiệm về thời gian, công sức.

"Về các nguyện vọng của thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào ngành, trường khác nhau, thí sinh vẫn sắp xếp thứ tự ưu tiên nguyện vọng đăng ký từ cao xuống thấp, và thí sinh sẽ trúng tuyển vào nguyện vọng tốt nhất theo năng lực, nguyện vọng, kết quả thi của mình", PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nói.

21 trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội

Năm 2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến lấy 60-70% tổng chỉ tiêu (tương đương khoảng 4.700-5.600 sinh viên) dựa trên kết quả của bài thi đánh giá tư duy.

Ngoài Trường Đại học Bách Khoa, hiện đã có 21 trường khác trong cả nước cũng sẽ sử dụng kết quả của bài thi này để xét tuyển.

Bài thi thử đánh giá tư duy được thiết kế giống như cấu trúc của một bài thi thật, gồm có các phần: Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên (KHTN), Tiếng Anh.

Trong đó, phần thi Toán gồm 25 câu trắc nghiệm (10 điểm) và 2 bài tự luận (5 điểm); phần thi Đọc hiểu gồm 35 câu trắc nghiệm (5 điểm); phần KHTN gồm 45 câu trắc nghiệm (10 điểm); phần Tiếng Anh gồm 50 câu trắc nghiệm (7 điểm) và 1 bài viết (3 điểm).

Thí sinh bắt buộc làm các phần thi Toán - Đọc hiểu. Ở phần thi tự chọn, thí sinh có thể chọn phần thi KHTN hoặc Tiếng Anh, hoặc cả hai.

Trước đó, ngày 23.1, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức thi thử online lần 1 cho Bài thi đánh giá tư duy trên hệ thống. Đây là một trong những đợt thi thử của Nhà trường nhằm giúp thí sinh làm quen với cách thức thi cũng như cấu trúc của bài thi này.

Theo kết quả ghi nhận trên hệ thống, đã có hơn 4000 thí sinh tham gia phần thi Toán và Đọc hiểu, hơn 3000 thí sinh tham gia phần thi KHTN (Lý-Hóa-Sinh) và gần 2400 thí sinh tham gia phần thi Tiếng Anh. Nhiều thí sinh đăng ký nhưng không vào dự thi đúng quy định cũng như nộp bài thi không hợp lệ.

Phân tích kết quả trên hệ thống đánh giá chuyên dụng cho thấy, tổng thể bài thi đạt chất lượng tốt, có độ tin cậy cao, bao phủ được toàn bộ yêu cầu về mục tiêu đề ra, đặc biệt là có tính phân loại cao để phục vụ cho việc tuyển sinh đại học.

Dựa trên kết quả làm bài của thí sinh cho những phần thi trắc nghiệm, hệ thống đã phân tích biểu đồ phân bố khả năng tư duy của thí sinh, phổ điểm của bài thi theo các tổ hợp dự kiến xét tuyển và theo từng phần thi.

Hoàng Thanh

Học sinh lớp 5 trả lại gần 100 triệu đồng nhặt được

Hai học sinh Trường tiểu học Phú Ngọc B (huyện Định Quán, Đồng Nai) nhặt được giỏ xách, trị giá tài sản khoảng 100 triệu đồng, đã giao trả lại cho người đánh rơi.

Tranh cãi thí điểm lớp học bắt đầu lúc 5h30 ở Indonesia

Là một phần của dự án thử nghiệm, việc học sinh lớp 12 ở tỉnh Kupang (Indonesia) phải đến trường lúc 5h30 đã gây ra sự bất bình trong dư luận.

Lý do nhiều sinh viên đại học hàng đầu ở Anh muốn bỏ học

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra 20% sinh viên các trường top của Anh thường xuyên không đủ thức ăn và các nhu yếu phẩm khác. Đây là nguyên nhân khiến họ cân nhắc việc rời bỏ trường học.

Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip

Nữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

9 nữ sinh bị kỷ luật vì dùng mũ bảo hiểm đánh bạn dã man

9 học sinh có liên quan đến vụ việc đánh nữ sinh lớp 8 ở Vĩnh Long bằng mũ bảo hiểm đã bị kỷ luật với hình thức tạm đình chỉ học tập 2 tuần.

Thạc sĩ đại học hàng đầu bỏ việc lương cao làm công nhân vệ sinh

Long Ẩn, 36 tuổi (ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc) từ bỏ công việc dạy học lương cao làm công nhân dọn vệ sinh tại khu thắng cảnh.

Doanh nghiệp vẫn xin được, tại sao đất cho giáo dục lại không?

Theo các chuyên gia giáo dục, việc cho rằng Hà Nội đất chật người đông nên thiếu trường công lập là không đúng. "Đất chật thật nhưng không phải không có, doanh nghiệp vẫn xin được đất, tại sao đất cho giáo dục lại không?", chuyên gia phản biện.

Nghịch lý thiếu trường học, quá nhiều chung cư

Tuyến bài Cửa hẹp vào công lập THPT ở Hà Nội trên VietNamNet đã thu hút nhiều bình luận của độc giả. Đa số người đọc chia sẻ sự ngạc nhiên xen lẫn bức xúc trước "cuộc đua" khốc liệt của các học sinh trước cánh cửa lớp 10 trường công lập.

TikToker nêu 4 bằng đại học ‘vô dụng’ tại Việt Nam: Chuyên gia giáo dục nói gì?

Các ngành học Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự đang được các tiktoker liệt kê là những bằng đại học vô dụng nhất.

Một trường ở Thanh Hóa có 60 học sinh giỏi quốc gia

Tỉnh Thanh Hóa có 61 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, trong đó Trường THPT chuyên Lam Sơn chiếm 60 học sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !