Đột quỵ ở tuổi 26, cuộc đời tôi hồi sinh nhờ yoga

Năm 26 tuổi, cuộc sống của tôi hoàn toàn thay đổi khi cơn đột quỵ bất ngờ ập đến vào một buổi sáng. Sau khi được cấp cứu, tôi bắt đầu học lại từng động tác như của một đứa trẻ vì biến chứng liệt nửa người.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm và ngày càng trẻ hóa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân. Nếu vượt qua được "cửa tử", nhiều người tiếp tục phải đối mặt với vô vàn thách thức khó khăn trong quá trình tập luyện phục hồi để trở về cuộc sống bình thường. Dưới đây là câu chuyện của chị Vũ Thị Thanh Xuân (38 tuổi, trú tại Hà Nội) về hành trình vượt qua biến chứng đột quỵ.

38 tuổi, tôi sở hữu thân hình nhiều người mơ ước với số đo các vòng 90-64-99. Nhìn bản thân bây giờ, ít ai biết được rằng tôi từng có những ngày tháng sống "dặt dẹo", phải tập nhai từng miếng cơm, uống từng ngụm nước, liệt nửa người bên trái vì đột quỵ.

thanh xuan.png
Chị Vũ Thị Thanh Xuân, 38 tuổi, người từng phải trải qua những tháng ngày suy sụp vì biến chứng của căn bệnh đột quỵ. Ảnh: NVCC

Tai họa ấy bất ngờ ập đến năm tôi 26 tuổi. Một lần ngủ dậy, tôi thấy mình bị yếu liệt một bên tay, chân, mắt và miệng méo, miệng lệch hẳn một bên. Tôi thấy bất thường nên vội vào bệnh viện cấp cứu. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán tôi bị đột quỵ. Phát hiện bệnh từ sớm nên sau thời gian cấp cứu, tôi được xuất viện. Tuy nhiên, đó chưa phải là kết thúc của cuộc hành trình chiến đấu với căn bệnh đột quỵ. Tôi bắt đầu một hành trình mới - tập phục hồi chức năng vì bị liệt nửa người.

Thời điểm đó, tôi chỉ là một nhân viên văn phòng ở TP.HCM, mức thu nhập trung bình, chỉ đủ để trang trải cuộc sống hằng ngày, bố lại mắc bệnh hiểm nghèo, khó khăn chồng chất khó khăn. Thu nhập chính của gia đình lúc đó đến từ số tiền mẹ tôi đi làm phụ hồ. Chán nản vì cuộc sống khó khăn, tôi suy sụp và đổ lỗi cho số phận mình kém may mắn của mình. Nhưng rồi khi nghĩ tới gia đình, con cái, tôi cố gắng vực dậy tinh thần của chính mình từng chút mỗi ngày và kiên trì tập luyện.

Giai đoạn đầu, tôi phải tập luyện lại những động tác cơ bản như một đứa trẻ từ việc luyện nhai cho đến cầm nắm các đồ vật nhẹ. Mỗi lần đi châm cứu, tôi lại phải đối diện với cơn đau nhức tới tận xương, tủy. Căn bệnh khiến tôi tự ti, ngại đi ra ngoài, nên suốt 2 năm, tôi chỉ loanh quanh đi đến vài địa điểm quen thuộc để chữa bệnh và ở nhà.

402626560-2544961012331932-6342926932459344925-n.jpg
Các bài tập yoga đã giúp chị lấy lại được sức khỏe và vóc dáng. Ảnh: NVCC

Khi cả gia đình chuyển ra Hà Nội, nhiều người bạn giới thiệu tôi tập yoga để cải thiện sức khỏe. Cho rằng mình còn yếu, toàn thân lại cứng như "que", tôi bỏ qua lời khuyên của bạn bè. Dần dần, khi lên mạng, tôi tò mò tìm hiểu về môn thể thao này, học cách lấy hơi, thở đúng và quyết định bắt đầu tập luyện. Thật lạ, chỉ vài buổi, tôi thấy cơ thể mình thay đổi, ngủ ngon hơn, không còn hụt hơi, các cơ cũng hoạt động trơn tru hơn.

Càng làm quen, tôi càng đam mê và tìm hiểu về yoga trị liệu - một phương pháp xưa đem lại sự cân bằng cho cơ thể và tâm trí. Nhờ đó, tôi thấy mình thay đổi cả về sức khỏe, tâm trí. Tôi đi sâu vào tập yoga theo hướng chuyên nghiệp hơn, lắng nghe các hướng dẫn của huấn luyện viên giàu kinh nghiệm rồi vận dụng vào tình trạng cơ thể mình. Mỗi ngày, tôi tranh thủ tập vào giờ nghỉ ở công ty và ở nhà. Dần dần, yoga vừa giúp phần cơ bị teo của tôi phục hồi, vừa giúp giảm cân. 

Yoga cho tôi sự dẻo dai, phục hồi sau cơn đột quỵ nhưng hình thể chưa đẹp, số đo các vòng không cân đối. Tôi bắt đầu chuyển sang tập gym. Hằng ngày, chỉ bằng các sợi dây thun với khả năng đàn hồi và lực co giãn giúp tôi tăng sức bền cho cơ. Kể từ đó tôi kết hợp ba buổi gym, ba buổi yoga để không nhàm chán. Sau 2 năm kiên trì tập luyện, cơ thể của tôi đã định hình rõ ràng. Nhiều năm nay, tôi vẫn duy trì thói quen dành cho mình từ 1-2 tiếng mỗi ngày để luyện tập. Nếu bỏ tập, tôi sẽ có cảm giác "thiếu thiếu, mệt mỏi hơn".

401832961-2544961048998595-3935536723566480287-n.jpg
Theo chị Xuân, việc tập luyện cần sự kiên trì và tính kỷ luật. Ảnh: NVCC

Hiện nay, nhiều người chia sẻ các kinh nghiệm giảm cân, lấy lại vòng eo rất nhanh chỉ từ 1 đến 2 tháng. Có lẽ, điều đó có thể xảy ra nhưng liệu có tốt cho sức khỏe? Đối với bản thân mình, tôi cần hành trình 10 năm để thay đổi bản thân từ tập luyện kết hợp ăn uống khoa học. 

Dù đã trải qua hành trình tập luyện rất gian nan và kiên trì, sức khỏe thân hình đã được cải thiện nhưng vì di chứng đột quỵ, cơ mặt trái của tôi bị giảm cảm giác, không còn phản xạ như người bình thường. Đó là điều tôi buộc phải chấp nhận.

12 năm trước tôi luôn nghĩ rằng "ông trời bất công với mình", hiện tại, tôi nhận ra mình vẫn còn may mắn khi đã tìm được ý nghĩa, niềm đam mê của cuộc đời. Với những gì bản thân đã trải qua, tôi chỉ muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ: Người thông minh dùng tiền đầu tư cho sức khỏe, thay vì để sức khỏe hao mòn chỉ vì kiếm tiền.

Đến viện tái khám muộn, người đàn ông đột quỵ ngay trước mặt bác sĩNgười đàn ông bị rung nhĩ nhưng ngưng thuốc 2 ngày và tái khám muộn. Khi đang được bác sĩ thăm khám, ông bất ngờ bị đột quỵ với các biểu hiện liệt nửa người, méo miệng, nói đớ.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !