Động thái đầu tiên của Mỹ với Hội nghị thượng đỉnh ‘Nền tảng Crimea’

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đã từ chối tham dự Hội nghị thượng đỉnh “Nền tảng Crimea” ở Kiev, Washington sẽ cử Bộ trưởng Ngoại giao làm đại diện.

Thông tin trên được Đại sứ Mỹ tại Ukraine, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á Âu, ông George Kent cho biết.

“Sẽ có một thành viên trong nội các tham dự Hội nghị thượng đỉnh ở Ukraine. Tổng thống và phó tổng thống sẽ không tham gia”, ông Kent trả lời câu hỏi về đại diện phía Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh “Nền tảng Crimea”. Đồng thời, ông không nói rõ ai sẽ tham dự hội nghị từ phía Washington.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh “Nền tảng Crimea”. (Ảnh: AP)

Hội nghị thượng đỉnh “Nền tảng Crimea” sẽ được tổ chức tại Ukraine vào ngày 23/8. Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Canada, Mỹ và Nhật Bản được mời tham dự sự kiện này.

Ý tưởng về hội nghị thượng đỉnh do Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đưa ra nhằm giải thích cho người dân Ukraine, người dân Crimea và cộng đồng thế giới những gì và tại sao đã xảy ra trên bán đảo Crimea vào năm 2014.

Ông Zelensky gọi định dạng này là một “nền tảng nghiêm túc” để giải quyết các vấn đề khác nhau trên lãnh thổ Crimea.

Theo kế hoạch, hội nghị sẽ hoạt động ở nhiều cấp độ như, nguyên thủ quốc gia và chính phủ, người đứng đầu Bộ Ngoại giao, các nghị sĩ, dưới dạng một mạng lưới các chuyên gia.

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba kêu gọi tất cả các nước tham gia “Nền tảng Crimea” để bảo vệ lợi ích của chính mình.

Trước đó, Ngoại trưởng Kuleba vạch ra 3 yếu tố trụ cột trong chính sách đưa Crimea trở lại với Ukraine, đồng thời kêu gọi các nước đồng minh tham gia Hội nghị thượng đỉnh “Nền tảng Ukraine” nhằm thảo luận về việc trao trả Crimea.

Yếu tố thứ nhất là chiến lược “phi chiếm đóng” bán đảo Crimea, đã được Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia thông qua trước đó.

Yếu tố thứ hai chính là sự tham gia của các quốc gia đồng minh tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế “Nền tảng Crimea”, Kiev dự kiến tổ chức thảo luận về việc trao trả Crimea.

Yếu tố thứ ba là sức mạnh tổng hợp. Theo đó, khôi phục luật pháp quốc tế và kết quả là “chủ quyền hoàn toàn của Ukraine” trên bán đảo Crimea.

Crimea và Sevastopol đã trở thành một chủ thể hành chính của Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3/2014. Khi đó, đại đa số cử tri, cụ thể là 96,77% dân số Crimea và 95,6% dân số Sevastopol đã bỏ phiếu tán thành ly khai khỏi Ukraine để sáp nhập vào Nga.

Ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Crimea đã ký một thỏa thuận về việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga. Theo đó, tất cả người dân Crimea sẽ được công nhận là công dân Nga.

Ukraine vẫn coi bán đảo Crimea là phần lãnh thổ nhưng tạm thời bị chiếm đóng. Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng sự sáp nhập của bán đảo Crimea vào Nga không hề trái với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Theo ông Putin, vấn đề bán đảo Crimea đã “hoàn toàn khép lại”.

Mỹ xem xét việc bắt buộc tiêm vắc-xin Covid-19 và đeo khẩu trang

Mỹ xem xét việc bắt buộc tiêm vắc-xin Covid-19 và đeo khẩu trang

CNN đưa tin, Mỹ đang xem xét việc áp dụng tiêm chủng bắt buộc vắc-xin Covid-19 và quay trở lại chế độ đeo khẩu trang như các biện pháp để chống lại đại dịch trong bối cảnh tỷ lệ mắc mới gia tăng.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !