Đòn tâm lý ẩn sau chiêu lừa đảo “con cấp cứu ở viện”

Kẻ lừa đảo sử dụng nỗi sợ hãi làm lu mờ sự tỉnh táo của nạn nhân, từ đó tung đòn kết liễu khiến họ phải chủ động dâng tiền cho chúng.

Như VietNamNet đã đưa tin, thời gian qua, chiêu lừa “con cấp cứu ở viện” đã xuất hiện tại nhiều địa phương trên cả nước. Kể từ đầu tháng 3 đến nay, chỉ trong ít ngày, hàng loạt phụ huynh tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Nguyên đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo. 

Kẻ xấu thường tự xưng là giáo viên thể dục, nhân viên y tế để gọi điện thông báo cho nạn nhân về việc con cháu họ bị té ngã khi hoạt động thể dục, bị tai nạn dẫn tới chấn thương sọ não đang nhập viện nên cần tiền mổ gấp,... 

Chúng thậm chí cung cấp thông tin chính xác về tên, tuổi học sinh nhằm tạo sự tin tưởng với các bậc phụ huynh để họ yên tâm chuyển khoản. Nhiều nạn nhân đã bị lừa và chiếm đoạt số tiền lên tới cả trăm triệu đồng. 

Người dùng cẩn hết sức cảnh giác với các cuộc gọi lạ, đặc biệt nếu nội dung liên quan tới các giao dịch online. 

 
Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng, ở những vụ việc nêu trên, kẻ xấu đã sử dụng sự sợ hãi như một thứ vũ khí để đánh đòn tâm lý đối với các vị phụ huynh. 

Theo ông Ngô Tuấn Anh - CEO Công ty An ninh mạng thông minh SCS, lòng tham và sự sợ hãi là hai yếu tố chính hay được những kẻ lừa đảo sử dụng. Các cuộc gọi lừa đảo theo kiểu “con cấp cứu ở viện”, sau đó yêu cầu người thân chuyển tiền đã đánh trúng vào nỗi sợ của mọi người.

“Khi nhận được thông báo con em mình gặp sự cố đang nằm trong bệnh viện, cần chuyển tiền để xử lý gấp, các bậc phụ huynh luôn mong muốn mọi việc được xử lý nhanh chóng nhất. Trong tình huống đó, sẽ có những người không kiểm tra kỹ dẫn đến việc chuyển tiền cho những kẻ lừa đảo”, ông Ngô Tuấn Anh giải thích. 

Những kẻ lừa đảo thường sử dụng tài khoản không chính chủ, chẳng hạn như tài khoản đi mua của người khác. Chúng có thể hoàn tất phi vụ bằng cách rút tiền trực tiếp hoặc chuyển sang tiền mã hoá. Chính vì vậy, việc truy vết kẻ lừa đảo sau đó sẽ gặp không ít khó khăn.

Lời khuyên ở đây là khi nhận được thông tin, người dân cần phải xác minh kỹ càng hơn. Thay vì nghe cuộc điện thoại và chuyển tiền ngay lập tức, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với ban phụ huynh hoặc giáo viên chủ nhiệm. 

 

Khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn thông báo "con cấp cứu ở viện" và yêu cầu chuyển tiền, các bậc phụ huynh cần tỉnh táo, chủ động xác minh lại thông tin từ những nguồn đáng tin cậy. Ảnh: Trọng Đạt


Ông Ngô Minh Hiếu - chuyên viên an ninh mạng và điều tra số tại Trung tâm Giám sát An toàn thông tin Việt Nam (NCSC) cho biết, để đối phó với những chiêu trò tâm lý, gây sợ hãi của những kẻ lừa đảo, người dân phải chủ động nâng cao ý thức cảnh giác của mình. Đặc biệt là khi nhận các tin nhắn, cuộc gọi, đường link lạ.

"Chậm lại và không thực hiện theo yêu cầu ngay lập tức là điều kiện tiên quyết để tránh sập bẫy lừa đảo”, chuyên gia NCSC chia sẻ. 

Khi gặp phải tình huống trên, cách tốt nhất là các vị phụ huynh cần giữ được sự bình tĩnh, sau đó nên xác nhận lại thông tin với bệnh viện và nhà trường nơi con em mình đang theo học. 

“Trong trường hợp nghi vấn có đối tượng giả mạo tung tin bịa đặt để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời”, ông Hiếu nói. 

Theo các chuyên gia, để hạn chế tình trạng lừa đảo chuyển tiền qua điện thoại, cần nâng cao hơn nữa các kiến thức cũng như kỹ năng cho người dân mỗi khi thực hiện giao dịch trực tuyến.

Bên cạnh đó, với những kẻ đứng sau các chiêu trò “con cấp cứu ở viện” thời gian qua, ngoài việc điều tra, bắt giữ, cần công khai các hình thức xử lý, răn đe để những đối tượng có ý định thực hiện hành vi tương tự sẽ không dám tiếp tục thực hiện các phi vụ lừa đảo.

 
  Trọng Đạt  

Con trai lớp 3 nhà tiến sĩ viết văn tả 'mùi của mẹ' khiến nhiều người thích thú

Chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản), đã chia sẻ bài văn của con trai học lớp 3 lên Facebook nhận được sự yêu thích từ nhiều người.

Em vợ liên tục thả thính, tôi sợ mình sẽ ngoại tình

Khi chỉ có tôi ở nhà, em chủ động sang phòng hỏi bài, nhờ sửa máy tính, đòi xem phim chung... Có lúc, em còn mặc quần áo hớ hênh, quấn khăn tắm đi trước mặt tôi.

Chồng ngang nhiên kết hôn với người mới, mong vợ cũ thông cảm

Tôi và anh có một đám cưới linh đình cách đây 5 năm. Vậy mà hôm nay, trước mặt tôi anh lại tuyên bố "cô ấy mới là vợ hợp pháp của anh".

Con gái hiếm muộn, mẹ giục con rể ly hôn, cưới người khác

Sau 12 năm kết hôn, vợ chồng ông Tường vẫn chưa có đứa con đầu lòng. Thương con, mẹ vợ thúc giục chàng rể ly hôn để cưới vợ mới.

Vợ chồng ở Thanh Hóa 25 năm đi tìm con gái 3 tuổi mất tích bí ẩn

Suốt 25 năm qua, vợ chồng ông bà Lê Thị Thịnh, trú phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa vẫn miệt mài đi tìm tung tích của con gái gần 3 tuổi mất tích bí ẩn.

Chú rể hủy hôn đúng ngày cưới, cô dâu xoay chuyển tình thế bất ngờ

Vào ngày cưới, chú rể đứng ở lễ đường tuyên bố với quan khách việc hủy hôn khiến ai nấy sững sờ.

Chồng ngoại tình nhưng muốn tôi im lặng để con trọn vẹn gia đình

Anh ngoại tình và muốn tôi im lặng để con được trọn vẹn gia đình. Nhưng tôi sẽ không để anh và cô gái kia phá nát những thứ tôi đã tạo dựng bằng cả thanh xuân của mình.

8X Lâm Đồng trổ tài nấu 30 mâm cơm cả tháng không trùng món nào

"Hôm nay ăn gì?" là câu hỏi khiến nhiều người nội trợ đau đầu khi chuẩn bị bữa ăn hàng ngày. Vậy nhưng với 8X đến từ Lâm Đồng, mâm cơm hàng ngày lại là cơ hội để chị thỏa sức sáng tạo và gửi trọn đam mê nấu ăn cho chồng con.

Cô dâu gây tranh cãi vì đãi khách bằng nước lọc

"Tôi và người yêu không thích uống rượu. Chúng tôi không muốn trả thêm tiền cho đồ uống như rượu, nước ngọt hay cà phê. Đó là một khoản chi phí lớn", cô dâu chia sẻ.

Phụ nữ thích 'ồn ào' trong cuộc yêu có phải là bệnh?

Ngoài không gian lãng mạn, âm thanh cũng đóng góp rất nhiều trong việc kích thích ham muốn của các cặp đôi. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn hành vi phát ra tiếng động khi "yêu" liệu có phải bất thường?

Đang cập nhật dữ liệu !