Thanh xuân của cô gái bên “lịch chạy thận” và cụ ông gần 10 năm chưa ăn tết nhà

"Xóm chạy thận" - nơi có những người phải gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình, nơi có những người đã không còn nhớ nổi vị tết quê hương; có nhiều người cả chục năm đã chưa được 1 lần về quê ăn tết cùng gia đình.

Càng đến thời điểm cận kề Tết, tất tả các nẻo đường của thủ đô Hà Nội đều tấp nập rộn ràng, không khí đón chào Tết cổ truyền ở khắp mọi nơi. Đối với những người xa quê hương, tha hương làm ăn, sinh viên xa nhà thì tết chính là dịp để trở về cùng đoàn tụ với gia đình.

Nhưng cũng ở thủ đô Hà Nội, có một con ngõ nhỏ mà nhắc đến tên thôi ai cũng thấy rầu rầu, đó chính là "xóm chạy thận" nằm ở ngõ 121, đường Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Con ngõ nhỏ này từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc với những dãy nhà trọ - nơi che mưa che nắng cho các bệnh nhân, nơi "tạm trú không thấy ngày về" của những mảnh đời bất hạnh.

Trong số những người bệnh ở đây (đa phần là bệnh nhân của Bệnh viện Bạch Mai, và họ hầu hết là bệnh nhân chạy thận thuê ở nhiều năm) nên được mọi người đặt tên luôn cho cái tên “Xóm chạy thận”.

Có mặt ở đây vào một buổi chiều đông, thời điểm chỉ cách dịp Tết Nguyên đán hơn 2 tuần lễ, đúng hôm xóm có đoàn khách tới phát quà Tết. Tuy nhiên, nỗi buồn thì vẹn nguyên trên gương mặt những bệnh nhân khốn khổ.

Có mặt ở đây vào một buổi chiều đông, thời điểm chỉ cách dịp Tết Nguyên đán hơn 2 tuần lễ, anh Mai Anh Tuấn (43 tuổi, quê ở Ba Vì. Hà Nội) người có tới 24 năm phải chạy thận ở Bệnh viện Bạch Mai và sinh sống ở xóm này - được mọi người gọi là trưởng xóm chỉ dẫn, chúng tôi không khỏi xót xa khi biết về hoàn cảnh của từng người nơi đây.

Theo anh Tuấn, cả “xóm chạy thận” đang có hơn 100 bệnh nhân đến từ các tỉnh phía Bắc. Đa số mọi người đều có bảo hiểm hộ nghèo, được hỗ trợ viện phí khi chạy thận ở Bệnh viện Bạch Mai.

Tuy nhiên, để trang trải các chi phí sinh hoạt khác, ngoài thời gian thăm khám và điều trị, 100% các bệnh nhân ở đây đều ra ngoài làm đủ thứ nghề từ đánh giày, rửa bát thuê, xe ôm, bốc vác, bán trà đá... để có tiền sinh hoạt.

Ngày Tết các năm ở đây, có rất nhiều người không thể về quê ăn tết cùng gia đình vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả lí do không có tiền.

Gần 70 tuổi và 10 năm chưa được 1 lần ăn tết cùng gia đình

Bác Trần Văn Tặng (người cầm điện thoại) đang chỉ các bức ảnh của gia đình gửi ra cho anh Dương Đình Nguyên (sinh năm 1973, Đoan Hùng, Phú Thọ -cũng là một bệnh nhân chạy thận được 17 năm nay) xem những đứa cháu của bác Tặng.

Bác Trần Văn Tặng năm nay đã 66 tuổi, quê ở xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam định - chạy thận đã được 16 năm cho biết, tính luôn cả mùa Tết năm nay, đã gần 10 năm bác không về quê ăn tết cùng gia đình được.

"Thời điểm biết mình có bệnh là năm 1980, lúc đó tôi đang còn ở trong quân đội nên được điều trị tại Bệnh viện 109. Đến năm 1982, tôi được giải quyết theo chế độ bệnh binh nên về nhà ở Nam Định. Phải đến năm 2004 thì mới bắt đầu lên Hà Nội chạy thận", bác Tặng nói.

“Nói thật tình tôi cũng muốn về nhà ăn Tết cùng gia đình lắm nhưng một phần vì vướng lịch chạy thận, cứ 2 ngày 1 lần chạy máy nên không bỏ được. Năm nay lịch chạy thận vào đúng mồng 2 Tết thì về nhà sao được”, bác Tặng cho hay. 

Bác Tặng cầm điện thoại mở các ảnh của con mình gửi cho xem về đứa cháu nội.

“Các chú xem mấy đứa cháu của tôi lớn cả rồi, tôi chỉ mới được bế đứa lớn nhất còn mấy đứa nhỏ chưa được bế lần nào” – Bác Tặng cầm điện thoại mở các ảnh của con mình gửi cho xem về những đứa cháu nội từ trong miền Nam xa xôi.

“Xóm chạy thận” nơi nên duyên của 2 con người phải gắn bó ở đây gần như cả phần đời còn lại

Chị Vương Hoàng Anh (35 tuổi, quê ở Hải Dương) biết bệnh từ năm 2006, năm 2007 thì bắt đầu điều trị và đã là thành viên của xóm chạy thận được 13 năm.

"Vào nằm viện từ năm 22 tuổi, cái tuổi được gọi là thanh xuân của một người con gái - cái tuổi đẹp nhất đời người, thế rồi thanh xuân của tôi trôi qua trong bệnh tật, những khó khăn chồng chất và sự vất vả chứ không "thoáng qua" như một ly trà mà giới trẻ hay nói bây giờ", chị Hoàng Anh vừa cười vừa tâm sự nỗi niềm chua chát của mình.

Chị Vương Hoàng Anh và anh Trần Văn Học vui mừng khi vừa nhận được quà từ đoàn từ thiện đến trao nhân dịp Tết đang tới gần...

Nhưng cũng tại xóm chạy thận - nơi gặp gỡ của những mảnh đời bất hạnh này, chị đã tìm được cho mình người bạn đời. Cụ thể, năm 2014, sau 1 lần được các anh chị cùng phòng chạy thận dẫn đi uống nước và gặp được anh Trần Văn Học (Nam Định) người cũng chạy thận ở đây từ năm 2006. Hai người cảm thấy tâm đầu ý hợp và bén duyên nhau từ đó; rồi cũng chẳng cần cưới xin, họ về ở với nhau trong “xóm chạy thận” từ đó tới nay.

Xúc động kể về câu chuyện của mình chị Hoàng Anh cho hay: Vào năm tôi 22 tuổi (2006) qua một lần đi khám, tôi tình cờ phát hiện mình bị viêm cầu thận. Mới đầu chỉ bị phù, nên tôi chủ quan chỉ đi chữa và thử thuốc theo đơn bác sỹ ở bệnh viện tuyến huyện nhưng không khỏi. Sau đó gia đình thử cho uống thuốc nam thì bệnh lại càng nặng hơn, đến lúc mà uống nước vào cũng nôn ra thì ngay lập tức được chuyển lên Hà Nội khám.

Tôi vẫn nhớ ngày hôm đó là 26/3/2007, tôi được mẹ đưa lên Bệnh viện Bưu Điện khám và được chuẩn đoán suy thận, phải đến năm 2010 tôi mới chuyển qua Bệnh viện Bạch Mai và điều trị từ đó tới nay.

“Nằm trong buồng bệnh, khi bác sỹ khám xong ra nói với mẹ tôi ngoài cửa là căn bệnh này của tôi phải chạy thận cả đời. Tôi lúc đó còn không tin là sự thật, vì trong đầu cứ nghĩ không có căn bệnh nào mà phải chữa trị cả đời cả. Sau này tôi mới biết mình mắc phải căn bệnh quái ác, mà chỉ nghĩ tới thôi nhiều người đã khiếp đảm, rùng mình”, chị Hoàng Anh kể.

Những khuôn mặt được nở nụ cười hiếm hoi, khi nhận được quà của các nhà hảo tâm ủng hộ, sau đó họ lại phải tiếp tục chiến đấu với căn bệnh của mình.

Trước cú sốc về tâm lý, phải gắn cả thời thanh xuân với lịch chạy thận (đều đặn cố định thứ 2,4,6). Thời gian đầu chị Hoàng Anh gần như suy sụp, cân nặng hay mọi thứ đều giảm sút; hàng đêm mất ngủ khiến chị không còn thiết sống. Nhưng nhờ sự động viên của những người cùng cảnh ngộ, dần dần chị cũng lấy lại được sự bình tĩnh, lạc quan và rồi chấp nhận số phận và thích nghi dần.

Đối với những người phải chạy thận như chị Hoàng Anh, ăn uống gần như tích hết trong người, không đào thải ra được bên ngoài. Đặc biệt, chị và những người mắc bệnh suy thận phải kiêng ăn hoa quả và nước uống cũng phải hạn chế. Chị Hoàng Anh cho biết, có 1 lần không để ý chị trót ăn hết 1 quả khế, ngay sau đó chị đã phải đưa đi cấp cứu khẩn cấp trong trạng thái mê man không biết gì.

“Nhìn tôi hôm nay có thể gầy thế này, nhưng đến ngày mai là tôi lên 3-4kg là bình thường” – Chị Hoàng Anh cười chua chát nói về bệnh lý quái gở mà chị và những người trong xóm mắc phải.

Bàn tay của một bệnh nhân ở xóm chạy thận. Cứ sau một thời gian dài sẽ hình thành chai từng cục ở những điểm lấy ven do bị lấy ven... quá nhiều lần.

Tạm gác những nỗi đau, đôi mắt chị Hoàng Anh như ngời sáng khi nói về hạnh phúc hiện tại: "Những ngày không phải chạy thận, vợ chồng tôi đều đi làm thêm kiếm thêm tiền trang trải chi phí sinh hoạt ở đây. Tôi thì bán nước chè ngay cổng viện, còn anh Học trước vẫn hay đi đánh giày nhưng thời điểm mới đây do sức khỏe đã giảm anh đành ở nhà và phụ giúp tôi".

“Tết này chúng tôi quyết đinh ăn tết ở đây vì cũng trùng vào lịch chạy thận, ngày tết cũng đơn giản lắm vì bánh kẹo, bánh chưng… ngày tết đều có các đoàn từ thiện đến hỗ trợ. Mẹ tôi thì hứa gửi cho 1 con gà cho ăn tết năm nay, còn gia đình anh Học gửi cho kg giò rồi” – Chị Hoàng Anh nói.

"Xác định sẽ phải gắn bó ở đây gần như cả phần đời còn lại, chúng tôi giờ cũng chả âu lo gì mà cứ phó mặc cho phận đời trôi. Buồn mà làm gì nữa em, sống tốt mỗi ngày, chiến đấu với bệnh tật được ngày nào hay ngày ấy, sống thật có ý nghĩa với nhau từng ngày khi mình còn tồn tại - thế đã là mừng lắm rồi", chị Hoàng Anh tâm sự với nụ vười trên môi nhưng khóe mắt thì không giấu nổi nỗi buồn.

Quang Hùng
Từ khóa: Xóm Chạy Thận Lê Thanh Nghị Hà Nội Đống Đa Khổ Vất Bệnh Hiểm Nghèo Chạy Thận

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !