Sinh viên xuất thân từ Trung tâm bảo trợ xã hội

Ngày nhận kết quả trúng tuyển đại học, các em ở Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Thủy Xuân, TP Huế vui mừng khôn xiết. Năm nay, có 7 em tham gia kỳ thi thì đã có 6 em đậu đại học, em còn lại đậu cao đẳng.

Sinh viên xuất thân từ Trung tâm bảo trợ xã hội

Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Thủy Xuân, TP Huế những ngày này ngập tràn không khí hạnh phúc của những tân sinh viên mồ côi, hoặc có gia cảnh quá khó khăn.

Sinh viên xuất thân từ Trung tâm bảo trợ xã hội

Bảo mẫu Cô Bê chia vui với các em thi đậu đại học và cao đẳng trong năm nay. Ảnh: Trần An.

Cô bé Nguyễn Thị Thúy không giấu được niềm vui khi được hỏi về số điểm 19,5 ở Khoa Luật - Đại học Huế. Thúy quê ở thôn Diên Trường, thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Cách đây hơn 7 năm, bố Thúy bị bệnh ung thư và qua đời. Nhà nghèo, thiếu cha, bao nhiêu nỗi vất vả chất đầy lên đôi vai của mẹ. Chỉ với công việc chằm nón để kiếm sống qua ngày, 3 anh chị em Thúy không còn ước mơ theo đuổi con chữ. May nhờ người quen giới thiệu, cả ba anh em được đưa vào trung tâm Bảo trợ trẻ em Thủy Xuân để đỡ đần gánh nặng cho mẹ. Tại đây, các em được tiếp tục đến trường.

Suốt 3 năm học tại trường THPT Gia Hội, TP Huế, Thúy là học sinh khá giỏi. Cộng với tính cần cù của mình, em đã vượt qua kỳ thi đại học hơn cả mong đợi. Cô tân sinh viên tương lai cho biết, sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này làm một luật sư giỏi giúp đỡ nhiều người khác.

Nghe tin Thúy đậu Đại học, từ các bạn cùng trang lứa cho đến các em, các bảo mẫu đều vui mừng lây. Bảo mẫu Văn Thị Cháu (tên thường gọi là Cô Bê) niềm nở khoe: “Mấy anh em nó đứa mô cũng học khá hết. Thằng anh cả Nguyễn Văn Rôn đậu Đại học Kinh tế Huế cách đây 3 năm. Giờ chỉ còn lo cho em út Nguyễn Văn Bảo đang học lớp 11 nữa thôi!”.

Cũng hoàn cảnh như Thúy, ba chị em Nguyễn Thị Ngọc Ly (xã Phong Bình, huyện Phong Điền) cũng mô côi mẹ khi chưa đầy 7 tuổi, cậu em út cũng chỉ mới chưa đầy 1,5 tuổi. Ba chị em sống trông chờ vào mấy sào ruộng của cha. Sức yếu, cha cũng không kham nổi với việc đồng áng, Ly và chị gái tính chuyện nghỉ học giúp đỡ gia đình. Thương con, nhưng chỉ gắng gượng đến khi Ly lớp 7, bố em xin cho cả 3 đứa con vào trung tâm Thủy Xuân.

Ly tâm sự, vì rất thương cha nên cả 3 chị em đều cố gắng học hành. Chị gái đầu hiện là sinh viên của Đại học Sư phạm Huế, em út đang học lớp 8. “Cả ba chị em ở đây cùng đùm bọc, lo lắng cho nhau để cha yên tâm. Lúc nào rảnh, chị em lại phân nhau về thăm ba cho đỡ nhớ”, Ly kể. Năm nay, em thi đậu vào ngành Sư phạm mầm non của Đại học Sư phạm Huế.

Còn Hồ Xuân Tam (quê ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền) cũng mồ côi cha từ lúc lên 3 tuổi. Một mình mẹ phải gánh gồng làm ruộng nuôi 5 anh chị em Tam. Hiện Tam và em trai học lớp 12 đang ở tại trung tâm. Năm nay, Tam cũng đón nhận niềm vui chung với bạn bè cùng trang lứa khi em thi đậu khối A vào Đại học Nông Lâm Huế.

Cùng lúc này, tân sinh viên có số điểm thi đại học cao nhất của trung tâm là Trần Thị Ngọc Yến về tới. Với số điểm 24 điểm, cô gái có dáng người nhỏ nhắn như một học sinh cấp 2 đã trúng tuyển Sư phạm tiếng Anh, Đại học Sư Phạm Huế và là á khoa của trường này. Em quê ở Thủy Lương, thị xã Hương Thủy, gia đình kinh tế rất khó khăn nên xin vào ở trung tâm hơn 3 năm nay.

“Khi đi thi, em không nghĩ mình lại đạt điểm cao như vậy”, Yến nói. Cùng với Yến, Phan Đình Văn (quê ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) cũng là học sinh trường THPT Quốc Học Huế và cùng có thành tích 12 năm liền là học sinh giỏi. Văn thi đậu vào trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng với 19,5 điểm.

Chia sẻ về những niềm vui sau kỳ thi đại học, Yến cho biết ngày nào các em cũng có buổi học chung với nhau. “Bạn nào học tốt môn gì thì bày cho các bạn khác và người lại”, Yến kể.

Theo cô Ngô Thị Thu Hồng, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Thủy Xuân, tính đến thời điểm hiện tại, trung tâm đã có 17 em học đại học và cao đẳng; 2 em du học ở Pháp và Nhật. Cô Hồng cho rằng sự thành công của các em như ngày hôm nay là nhờ nhiều yếu tố: nỗ lực của bản thân, các em biết sắp xếp thời gian học, sự quan tâm của các bảo mẫu, có sự giúp đỡ của các tình nguyện viên dạy tiếng Pháp và tiếng Anh…

“Để khuyến khích, động viên các em học tập, trung tâm thường có những món quà cho các em có thành tích cao”, cô Hồng kể. Nói về việc năm nay có nhiều em ở trung tâm thi đậu, cô Hồng chia sẻ “các em thi đỗ là niềm vui chung của cả Trung tâm. Và đằng sau đó cũng là nỗi lo khi vì các em học xa phải tự lo cho cuộc sống của mình mà không có người thân bên cạnh”.

Theo vnexpress

Theo vnexpress

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !