Sau 6/9, Hà Nội tiếp tục giãn cách hay 'mở' từng vùng?

Với diễn biến dịch như hiện nay, kịch bản nào cho Hà Nội sau ngày 6/9: tiếp tục giãn cách, hay có thể mở một phần ở các huyện và khu vực “vùng xanh”?

{keywords}
Sau 6/9, Hà Nội có tiếp tục giãn cách toàn thành phố? (Ảnh minh hoạ) 

Vẫn tiềm ẩn nguy cơ còn ca bệnh trong cộng đồng

Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến ngày cuối (6/9) của đợt giãn cách xã hội thứ 3 của Hà Nội. Với diễn biến dịch như hiện nay, kịch bản nào cho Hà Nội sau ngày 6/9: tiếp tục giãn cách, hay có thể mở một phần ở những huyện, những khu vực “vùng xanh”?

Chia sẻ với phóng viên Infonet, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam đánh giá: Dịch bệnh tại Hà Nội đang “trong tầm kiểm soát được” nhưng thành phố vẫn thuộc diện nguy cơ cao, khó lường.

Mặc dù các ca bệnh tại các ổ dịch cũ đã giảm hoặc không phát sinh F0 mới, song trong cộng đồng lại xuất hiện nhiều ổ dịch mới phức tạp.

“Các ổ dịch mới liên quan phần lớn đến chuỗi cung ứng trên địa bàn như chùm ca bệnh tại chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình), nhân viên bán gạo tại Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai), ổ dịch ở phường Thanh Xuân Trung có dấu hiệu liên quan chợ đầu mối Ngã Tư Sở (quận Thanh Xuân), hay ổ dịch ở cửa hàng tiện ích trên phố Lê Trọng Tấn (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân).

Mặc dù chúng ta không phát hiện sớm được F0, nhưng rõ ràng, những ổ dịch mới liên tục xuất hiện cho thấy Hà Nội vẫn tiềm ẩn nguy cơ còn các ca bệnh lẩn khuất trong cộng đồng.

Trong khi đó, khi dịch xuất hiện tại khu vực nguy cơ cao và có mật độ dân số đông thì dịch bùng phát lên rất nhanh. Chỉ một khoảng thời gian ngắn, những nơi này có thể ghi nhận hàng trăm ca bệnh mới. Ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung) là một dẫn chứng điển hình”, PGS. TS Trần Đắc Phu nói.

Ông Phu cũng nhấn mạnh, rất khó để đưa dịch về "con số 0" hay bóc tách được triệt để 100% F0 ra khỏi cộng đồng. Bởi lẽ, có thể vẫn còn các ca bệnh không triệu chứng trong cộng đồng, rồi các ca bên ngoài xâm nhập vào vì đang thực hiện giãn cách xã hội, nhưng chúng ta vẫn giao thương, đi lại để cung ứng hàng hoá, nhu yếu phẩm, vẫn thực hiện “mục tiêu kép”; tình hình dịch bên ngoài cũng rất phức tạp, vẫn còn nhiều người ra vào Hà Nội.

Đánh giá kỹ lưỡng các nguy cơ, không thể nhìn số ca bệnh để quyết định giãn cách tiếp hay không

Trước thực tế này, ông Phu cho rằng, Hà Nội phải đánh giá thật kỹ lưỡng các nguy cơ để quyết định có tiếp tục giãn cách xã hội hay không, chứ không thể nhìn vào số ca bệnh để quyết định.

"Việc có tiếp tục giãn cách hay không phải đánh giá trên nhiều nguy cơ và xét trên nhiều bình diện, chứ không phải nhìn vào số ca bệnh. Ví dụ các ca bệnh ở Thanh Xuân Trung thì cũng chỉ nằm ở trong một khu vực nhỏ, chứ không phải ở khắp thành phố", ông Phu nói.

Theo ông Phu, Hà Nội cần đánh giá các yếu tố như: số ca bệnh, tính chất phức tạp của các ổ dịch, khả năng đáp ứng của thành phố trước tình hình dịch bệnh, kể cả các yếu tố trong và ngoài thành phố. Nếu Hà Nội nới lỏng giãn cách thì những vùng nguy cơ cao vẫn phải tiếp tục thực hiện giãn cách, thậm chí phải áp dụng các biện pháp mạnh hơn, kể cả phong tỏa.

"Còn đối với những quận, huyện dịch đã ổn, TP nên cân nhắc nới lỏng để người dân làm ăn kinh tế. Sau ngày 6/9, TP cũng nên xem xét nới lỏng các hoạt động để còn phát triển kinh tế, xã hội. Hoạt động nào được tiếp tục, hoạt động nào vẫn tạm dừng cũng phải bàn bạc rất kỹ", PGS.TS Trần Đắc Phu nêu quan điểm.

Ông Phu cũng chỉ ra 3 vấn đề trọng tâm mà Hà Nội cần tập trung trong thời gian tới, ngoài một số các biện pháp phòng, chống dịch đã và đang được thực hiện.

Thứ nhất, Hà Nội vẫn còn điều kiện truy vết, truy vết để bóc tách F0, tìm kiếm ổ dịch phong tỏa, dập tắt càng sớm càng tốt. Các ca bệnh trong cộng đồng có thể được phát hiện sớm hơn thông qua xét nghiệm khu vực nguy cơ, xét nghiệm những đối tượng nguy cơ hoặc xét nghiệm những người ho, sốt, khó thở...

Thứ hai, Hà Nội cần tiếp tục có kế hoạch xét nghiệm diện rộng có trọng tâm, trọng điểm để vừa phát hiện các trường hợp F0 lẩn khuất trong cộng đồng, vừa để đánh giá nguy cơ trên địa bàn.

Khi phát hiện ra rồi phải phong toả, truy vết càng sớm càng tốt. Phải phong toả chặt chẽ ổ dịch mới (nếu phát hiện ra) kết hợp với việc giãn cách thật nghiêm, thực chất trong khu phong toả. Chỉ có giãn cách mới cách ly được người mắc bệnh với người bình thường, không để lây nhiễm chéo trong khu phong toả.

Thứ ba, giữ vững “vùng xanh” (vùng không có dịch). Khi phát hiện "vùng xanh" có ca mắc mới thì phải tích cực truy vết ngay lập tức. Nếu lơ là, chủ quan thì dễ dẫn đến việc “vùng xanh” có nguy cơ thành “vùng đỏ”. Đặc biệt, nếu “vùng xanh” mà có đặc điểm là nơi đông đúc, nhiều ngõ, ngách nhỏ và diện tích chật hẹp cùng với khả năng tiếp xúc lớn thì dịch rất nhanh bùng lên.

Hà Nội cần đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân và đặc biệt lưu ý các đối tượng ưu tiên là những người mắc bệnh nền, người già. Đồng thời, chủ động bố trí cơ sở điều trị theo mô hình “tháp 3 tầng”, để nếu dịch có diễn biến phức tạp thì chủ động trong công tác điều trị.

“Hiện rất khó để trở lại cuộc sống bình thường như lúc chưa có dịch. Chúng ta cần tạo ra hành vi sống mới, phương thức sống mới, cách quản lý mới để kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế tối đa sự lây lan khi có một trường hợp F0 xuất hiện trong cộng đồng”, ông Phu nhấn mạnh.

Quận Thanh Xuân đề xuất chuyển người dân ra khỏi ổ dịch Thanh Xuân Trung

Quận Thanh Xuân đề xuất chuyển người dân ra khỏi ổ dịch Thanh Xuân Trung

Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Võ Đăng Dũng cho biết đã đề xuất Thành phố đưa một số hộ dân ở khu phong tỏa Thanh Xuân Trung đi nơi khác cách ly.

Trưa 1/9, Hà Nội thêm 20 ca mắc Covid-19, trong đó có 7 ca ở Thanh Xuân

Trưa 1/9, Hà Nội thêm 20 ca mắc Covid-19, trong đó có 7 ca ở Thanh Xuân

Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, trong sáng nay (1/9), ghi nhận 20 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 16 ca tại khu cách ly và 3 ca tại khu vực phong tỏa, 1 ca ghi nhận tại cộng đồng.

N. Huyền

Thắt lòng cảnh đưa tang trên dòng nước lũ ở Lệ Thủy

Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Người dùng vẫn liên tục ‘dính bẫy’ lừa đảo trực tuyến không mới

Lừa chiếm đoạt tài sản bằng việc dụ dỗ làm nhiệm vụ online có trả phí hay mạo danh nghệ sĩ, các tổ chức là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, song vẫn đang khiến nhiều người dân ‘sập bẫy’.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Bom sex Ông Hồng: Hoa hậu chuyên đóng phim cấp 3, viên mãn bên ông xã đại gia

Đăng quang Hoa hậu châu Á, Ông Hồng lựa chọn con đường đóng phim cấp 3. Người đẹp nói đây là quyết định hối hận nhất trong sự nghiệp của mình.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Đang cập nhật dữ liệu !