Người Việt ở lại nước Ý: "Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho quê hương tôi"

"Tại sao tôi không trở về Việt Nam lúc này?". Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho quê hương tôi. 14 ngày cách ly, cơm ăn miễn phí có, người phục vụ có..., tôi đã làm gì để đáng được hưởng đặc ân này!

Bài viết được chia sẻ mạnh trên các diễn đàn mạng xã hội với tên người viết "Thanh Hường, viết từ nước Ý" khiến nhiều người xúc động, bởi suy nghĩ rất thấu đáo và xúc động. Nhiều người dùng đã gửi comment (bình luận) cảm ơn, đồng thời động viên và chúc người viết mạnh khỏe, may mắn, bình an.

Bài viết được nhiều người dùng Facebook chia sẻ trên trang cá nhân và nhiều diễn đàn.

Tác giả viết: "Mọi người hỏi tại sao tôi không về Việt Nam?

Italy những ngày này khiến cả thế giới lo ngại vì những con số người dương tính với Covid-19 mỗi ngày tăng cả vài nghìn người, số ca tử vong thì mỗi ngày gần 400 ca. Nếu nhìn vào con số ấy ai cũng cảm thấy lo ngại và có phần hoảng sợ. Trong tình hình ấy, không chỉ gia đình, người thân, bạn bè ở Việt Nam nhắn tin bảo tôi về nước đi cho an toàn, mà thậm chí những bạn quốc tế bên ngoài nước Ý cũng nhắn tin nói tôi về đi, đừng tiếc công việc, Việt Nam an toàn, quan trọng là sức khỏe và mạng sống,.... Rất cảm động trước chân tình của mọi người".

Lý do chưa về Việt Nam được tác giả chia sẻ: Thứ nhất, ở thành phố tôi sống vẫn an toàn, thành phố miền trung nước Ý, cách Rome tầm 50-60km, với hơn 60.000 dân, theo thông báo chính thức của chính quyền là 5 ca dương tính. Và phần lớn chúng tôi ở trong nhà theo lệnh của Chính phủ Ý, chỉ ra ngoài trong những trường hợp thật cần thiết. Thứ 2, bản thân tôi là "người trẻ", nhóm tuổi cần được bảo vệ nhiều hơn là người già và trẻ em, hoặc những người có bệnh nền. Thứ 3, tôi đang khỏe mạnh và tôi không hề muốn mạo hiểm sức khỏe của mình để rời khỏi nhà, vật vã ở các sân bay 2 ngày trời, ngồi trên máy bay với vài trăm người trong mười mấy tiếng đồng hồ, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay đó chính là những nơi có nguy cơ khiến tôi trở thành người bệnh. 

 Thứ 4, tôi không muốn trở thành gánh nặng cho quê hương tôi. 14 ngày cách ly, cơm ăn miễn phí có, người phục vụ có..., tôi đã làm gì để đáng được hưởng đặc ân này! Tôi đi làm và đóng thuế cho chính phủ Ý (dù mới chỉ 2 năm nay), bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội của tôi tại Ý, mặc dù trước đó tôi đã có 8 năm làm việc đóng thuế ở Việt Nam, nhưng thời điểm này nếu tôi trở về vẫn chính là thêm một phần gánh nặng cho ngân sách nhà nước".

"Điều tôi muốn nói ở đây là, các bạn kiều bào, các du học sinh, nếu thành phố của các bạn vẫn an toàn, bản thân các bạn đang khỏe mạnh, đừng ồ ạt kéo nhau ra sân bay, đó có thể chính là nơi nguy cơ lây bệnh cho các bạn...".

Tác giả cũng không quên khuyến cáo việc ồ ạt "tháo chạy khỏi vùng dịch" đã từng xảy ra khiến tình hình lây lan dịch bệnh càng trở nên phức tạp hơn; trong khi  "Chúng ta cần nhớ lại rằng cuộc chạy loạn của người Vũ Hán, của người miền Bắc nước Ý trước giờ phong tỏa chính là nguyên nhân lây lan dịch bệnh khắp nơi, và làn sóng trở về Việt Nam sẽ mang bao nhiêu nguồn bệnh trở về? 

 Nước Ý đã thông qua ngân sách hơn 660 nghìn tỷ để đối phó với dịch Covid-19. Nước ta còn nghèo, đồng bằng sông Cửu Long đang hạn hán nặng, nhân dân miền Tây đứng trước nguy cơ đói và khát. Chúng ta, mỗi người nên bình tĩnh và suy nghĩ cho đại cuộc chung".

Trong bối cảnh cả nước đang căng mình chống dịch bệnh, đọc bài viết của tác giả này, rất nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ sự đồng cảm và ủng hộ tác giả bài viết.

"Thực tế, trách nhiệm với chính bản thân, cộng đồng và Tổ quốc. Chúc chị luôn bình an qua giai đoạn đầy khó khăn này", một người dùng mạng xã hội viết.

"Ai cũng suy nghĩ được như bạn thì tốt biết mấy cho bản thân gia đình và cộng đồng. Đó mới chính là yêu nước đấy. Cám ơn bạn!", nick  Nguyen Thanh Lương bày tỏ.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng nhắc lại một hình ảnh rất đáng trách của một nữ Việt kiều từ châu Âu về nước khi nhập cảnh tại sân bay Nội Bài ngày 15/3. Chỉ vì phải chờ xe đưa đến khu vực cách ly khá lâu mà người phụ nữ lớn tiếng trách mắng nhân viên an ninh sân bay làm cả khu vực ồn áo, náo loạn.

Sự việc gây làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội đối với người phụ nữ này.

Người Ý làm gì trong thời gian ngồi nhà cách ly?

“Người Ý làm gì trong thời gian ngồi nhà cách ly?” có lẽ cũng là vấn đề nhiều người tò mò. Đ.T.N - một nữ nhà văn gốc Việt đang sinh sống tại Ý - chia sẻ một bài viết nói về nội dung này. Bài viết của chị được rất nhiều người thích và chia sẻ lại.

Chị viết: Văn hóa Ý rất giống Việt Nam ở điểm trọng tình cảm gia đình. Bố mẹ, con cái, anh chị em có tình cảm và quan hệ mật thiết. Nhưng khác với Việt Nam ở chỗ con cái sau khi lập gia đình sẽ không sống chung với bố mẹ. Tuy nhiên, con cái và bố mẹ vẫn qua lại thăm nhau thường xuyên: bố mẹ tới nhà con cái để giúp con chăm sóc các cháu, cuối tuần con cái tập trung ở nhà bố mẹ trong một bữa trưa đầm ấm.

Chính vì vậy mà trong thời điểm cách ly hoàn toàn này, người già là thế hệ bị ảnh hưởng tinh thần nhiều nhất. Không rành công nghệ, không có cuộc sống ảo trên mạng như thế hệ trẻ, họ cô đơn trong nhà với nỗi lo sợ không biết thần chết Corona sẽ đến gõ cửa lúc nào. Và thế là “tình làng nghĩa xóm” đã phát huy tác dụng, một ý tưởng được nảy sinh: Bữa trưa trên ban công. Tất cả các gia đình vào giờ nhất định, cùng dọn bữa trưa trên ban công và vui vẻ ăn uống cùng nhau.

Tiếp đến là thế hệ thanh niên, ở độ tuổi này họ có nhu cầu gặp gỡ với bạn bè cùng trang lứa rất lớn nên việc giao lưu trên ban công cùng hàng xóm gần như không có tác dụng. Tiệc sinh nhật, tiệc tốt nghiệp Đại học... giờ làm sao mà tổ chức? Vậy là các bữa tiệc online ra đời. Họ gặp nhau bằng App HouseParty".

Nhiều ứng dụng giúp người dân gặp gỡ, trò chuyện, thậm chí "tiệc tùng cùng nhau" trên nền tảng công nghệ.

Nữ nhà văn này chia sẻ thêm: "Các công ty viễn thông đang hỗ trợ miễn phí cho người dân Internet không giới hạn để họ có thể ở gần nhau hơn trong lúc này.

Tất cả những người còn lại luôn có nhiều cách để lấp đầy khoảng trống của thời gian cũng như của tâm hồn mình: đọc sách, chơi game, tập thể dục tại nhà, bố mẹ chơi đùa cùng con trẻ... Họ nói với nhau: “Ngoài các biện pháp phòng tránh lây nhiễm thì chúng ta có thể làm gì? Lo sợ hay lạc quan? Tôi không chọn lo sợ bởi vì điều đó nguy hiểm không kém gì Coronavirus”.

PV (tổng hợp)

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !