Người Việt đi lao động ở Đài Loan: "Cơm người khó lắm"

Nhìn thấy những ngôi nhà khang trang trong xóm làng được xây lên bởi đồng tiền từ Đài Loan gửi về khiến không ít người đặt ra quyết tâm phải đi xuất khẩu sang Đài bằng được ,nhưng đến nơi thì đây không phải miền đất hứa.

Những lao động Việt Nam tại Đài Loan làm ở các công trình xây dựng.

Cơm người khó lắm

Đi xuất khẩu lao động Đài Loan hiện nay đang là phong trào nở rộng ở rất nhiều địa phương trên cả nước. Nhiều người có suy nghĩ rằng đi xuất khẩu lao động Đài Loan là được xuất ngoại, làm việc trong môi trường hiện đại với mức thu nhập “khủng”. Tuy nhiên sự thật không hề đơn giản như vậy, đằng sau những đồng lương mà lao động làm việc tại Đài Loan gửi về cho gia đình là những tháng ngày gian nan vất vả và có khi được đánh đổi bằng mồ hôi xương máu nơi đất khách quê người.

Chị Đỗ Thị Kim Huệ - quê Bắc Giang là một trong hàng chục nghìn lao động xuất khẩu từ Việt Nam sang Đài Loan. Với chị cuộc sống đầy nước mắt.

Chị Huệ kể năm 2015, chị bỏ lại hai đứa con nhỏ để bước chân đi xuất khẩu lao động. Lúc đầu chị cứ nghĩ đi nước ngoài là sướng bởi tiền lương cao. Những người bạn học cùng chị cũng đi nước ngoài rồi gửi tiền về xây nhà to, xe đẹp.

Tuy nhiên, khi bước chân sang Đài Loan, mọi thứ với chị Huệ sụp đổ. Chị Huệ được đưa đến một nông trại trồng hoa hồng ở Đài Trung. Công việc hoàn toàn khác với chị đó là trồng hoa. Ở quê chị chưa bao giờ phải khoác lên vai bình thuốc sâu thì sang đây chị phải làm hết. Mỗi tháng được 21 triệu tiền Việt, nhà chủ nuôi ăn, nuôi ở. Chị Huệ chỉ dám giữ lại 1,2 triệu mua đồ sinh hoạt cá nhân còn gửi về quê hết.

Mỗi lần điện thoại về quê, ai cũng hỏi chị công việc bên đó thế nào nhưng chị im lặng. Với người phụ nữ nặng 47 kg phải địu cả bình thuốc 20 lít vô cùng cơ cực. Sau 3 năm đi lao động xuất khẩu về, chị Huệ trả gốc đi và để dành được 500 triệu đồng. Hai vợ chồng chị xây được căn nhà hai tầng nhỏ nhưng sức lực của chị dường như mất đi mãi mãi. Chị Huệ kể về quê chị bị thoái hóa xương, khớp, đau lưng. Nghĩ lại những ngày đi làm nông ở nước ngoài, chị Huệ lại rùng mình khi ngày nào cũng cõng lên mình bình thuốc trừ sâu và cắt tỉa cành hồng, cành hoa. Kiếm được đồng tiền phải bán sức khỏe rất nhiều.

Chị Nguyễn Thị Mai – sinh năm 1989 quê Nam Định đang làm công nhân điện tử ở Đài Bắc, Đài Loan tâm sự: "Công việc của chị làm điện tử cũng nhàn. Mỗi ngày chị làm 12 tiếng và chủ yếu làm vào ban đêm. Đến sáng, chị lại về ký túc xá ngủ. Công việc đều đều cả ngày và cực kỳ vất vả chứ không như người ở nhà nghĩ. Kiếm được đồng tiền vô cùng cơ cực". Mỗi tháng chị Mai gửi về quê được 17 đến 19 triệu đồng"..

So với nhiều người cùng đi xuất khẩu lao động, chị Mai kể công việc của chị nhàn. Nếu những người phải làm ở xưởng dệt hay làm ở nông trại, trang trại thì rất vất vả.

Tủi nhục nhiều hơn 

Anh Bùi Việt Bắc – sinh năm 1990, quê Hà Nam kể anh đi xuất khẩu lao động từ năm 2014. Qua năm năm công việc của anh là làm vườn. Nhà chủ có một trang trại rộng tương đương với quả đồi, họ trồng hoa quả bán. Hàng ngày anh phải chăm sóc cây, phun thuốc trừ sâu, bón lót. Nếu trước đây ở quê anh chưa một lần cầm cuốc trồng cây thì sang đây để kiếm được đồng tiền anh chẳng nề hà việc gì.

Công việc bắt đầu từ 7h sáng tới 8h tối mới hết. Để kiếm được đồng tiền gửi về quê, những người đi xuất khẩu lao động như anh phải ngậm đắng nuốt cay. Thi thoảng lên mạng khoe với bạn bè cuộc sống ở xứ người, ai cũng khen thích thế nhưng thực chất thì tủi nhục nhiều hơn.

Nếu có đợt truy quét lao động bất hợp pháp thì những công nhân hợp pháp cũng chẳng vui vẻ gì mà những người Việt đang định cư bất hợp pháp ở đây cũng rất lo lắng cho sự an toàn của mình. Người Việt bên Đài Loan rất đông, họ thường tập hợp thành một cộng đồng để cùng giúp nhau trong cuộc sống và cùng hỗ trợ về quê hương.

Qua đó không chỉ riêng những người bỏ trốn đang bị truy tìm mà những người Việt đang sinh sống tại Đài Loan cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề. Họ bị khám xét thường xuyên, bị hạn chế rất nhiều các hoạt động vui chơi. Công việc và cuộc sống bị xáo trộn hoàn toàn.

Khánh Chi

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !