Sáng 12/2, chùa Tam Chúc (Hà Nam) tổ chức lễ khai xuân với nghi lễ rước nước linh thiêng thu hút hàng nghìn người tham gia.
Thượng toạ Thích Minh Quang, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó trụ trì Thường trực chùa Tam Chúc cho biết, văn hoá Việt Nam là nền văn minh lúa nước nên các lễ hội đầu xuân trên cả nước nói chung và chùa Tam Chúc nói riêng thường xuyên tổ chức rước nước dâng lên cũng Phật, cúng Thánh để cầu nguyện cho năm mới quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mọi người được bình an, năm mới hạnh phúc.
Do dịch bệnh Covid, lễ khai hội Tam Chúc 2022 không tổ chức mở rộng. Thượng tọa Thích Minh Quang mong rằng người dân đến chùa lễ Phật đầu năm thực hiện quy định phòng dịch, hạn chế chen lấn xô đẩy, không mang vàng mã, thắp quá nhiều hương, nhét tiền lẻ vào tay tượng, ban thờ. Cốt lõi đến với cửa Phật là tâm thanh tịnh, suy nghĩ về bản thân, hướng tâm thiện để thấy bình an.
Sáng 12/2, chùa Tam Chúc (Hà Nam) tổ chức lễ khai xuân với nghi lễ rước nước thu hút hàng nghìn người tham gia.
Đoàn rước nước sẽ đi thuyền rồng ra giữa hồ, nơi có cắm một cây nêu, rồi lấy nước lên các chùa.
Đoàn rước gồm vài chục thuyền và hàng trăm người tham gia.
Tất cả những người tham gia lễ rước nước đều phải đeo khẩu trang để đảm bảo yếu tố an toàn, phòng chống dịch bệnh.
Hai thuyền rồng đi đầu tiến thẳng tới vị trí cắm cây nêu giữa hồ, gần đình Tam Chúc cổ.
Nước để thực hiện nghi lễ được lấy từ hồ rộng khoảng 1.000 ha trước chùa. Đây cũng là nơi được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn.
Nghi thức rước nước là một trong những nghi thức tâm linh quan trọng, có ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Tam Chúc tại lễ rước nước ngày khai xuân chùa Tam Chúc.
10 chiếc bình gốm được lấy đầy nước và đặt trên 5 thuyền hoa đưa vào bờ.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu trao nước cho thanh đồng tại bến thuyền Tam Chúc.
Nước sau khi được lấy cho vào bình, sẽ được hàng người cùng rước lên chùa Ngọc - Đây là ngôi chùa nhỏ trên đỉnh núi Thất tinh và được xây dựng lại bởi những người thợ từ Ấn Độ
Thông thường như mọi năm, chùa Tam Chúc tổ chức Lễ khai xuân vào ngày 12 tháng Giêng để nhân dân và Phật tử có dịp về thăm quan, chiêm bái và lễ Phật tại đây.
Mỗi chiếc bình sau đó được buộc chặt nơ đỏ đặt lên kiệu do 8 thanh niên khiêng ngược lên các con dốc dựng đứng và hàng trăm bậc thang đặt vào các địa điểm: Tam Quan Nội, Điện Quán Âm, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế, Chùa Ngọc.
Đây là lần thứ hai lễ rước nước diễn ra tại chùa Tam Chúc. Khác với lần trước (năm 2019), lần này từng kiệu rước được đưa đến từng chùa và điện để đảm bảo đầy đủ nghi thức.
Các nghi thức thắp hương, dâng nước, cầu quốc thái dân an được thực hiện.
Rất đông người từ các địa phương khác nhau đên dâng hương.
Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.