Làng hoa trăm tuổi điểm sắc màu cuộc sống người dân Hạ Lũng

Về Hạ Lũng (Hải Phòng) dịp Tết này, những cánh đồng hoa “thẳng cánh cò bay” không còn nữa, chỉ còn lại những khoanh đất nhỏ xen kẹt trong dân. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn gắn liền với hoa.

Làng hoa Hạ Lũng trước Tết Nguyên đán.

Nếu như Hà Nội có hoa Tây Tựu, Quảng Bá, Nhật Tân và làng hoa Ngọc Hà “vang bóng một thời”, thì Hải Phòng cũng có làng hoa Hạ Lũng (phường Đằng Hải, quận Hải An) thường được nhắc tới như một điểm đến của những người yêu hoa.

Theo thông tin từ Sở Du lịch TP Hải Phòng, làng hoa Hạ Lũng được hình thành cách đây hàng trăm năm, phát triển nhanh trong những năm 80, 90 của thế kỷ XX.

Về Hạ Lũng, du khách như lạc vào rừng hoa.

Thời kỳ này, cả làng có đến 70% số hộ trồng hoa. Từ xa, nhìn làng Hạ Lũng như một thung lũng hoa. Hoa trồng từ sân nhà ra tận ngõ.

Hoa ở đây được trồng rất nhiều loại như lay ơn, violet, huệ tây, đồng tiền, thược, cúc đại đóa, cúc vạn thọ, thạch thảo…

Bên cạnh đó, làng còn trồng thêm nhiều giống hoa mới: hồng Mỹ, hồng Pháp, hồng Hà Lan, lay ơn Pháp, hoa lay ơn Đà Lạt, đồng tiền Thái Lan, cúc Hà Lan, cúc Nhật Bản, cúc Indonesia, hoa Ly Đà Lạt, Phong Lan… và các loại cây cảnh.

Về Hạ Lũng bây giờ, những cánh đồng hoa “thẳng cánh cò bay” không còn nữa, chỉ còn lại những khoanh đất nhỏ xen kẹt trong dân. Tuy nhiên, không vì vậy mà hoa Hạ Lũng kém đẹp. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, về làng hoa hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng, chúng ta vẫn như lạc vào 'xứ sở của thần tiên'.

Những cánh hoa được người dân nơi đây chăm sóc bằng cả trái tim, tâm hồn.

Từ rất lâu, cuộc sống của chị Phan Thanh gắn liền với sắc vàng của hoa cúc, sắc tím của violet hay màu đỏ của dơn, thược dược… Khi quỹ đất trồng hoa ngày càng bị thu hẹp cùng quá trình đô thị hóa, chỉ bằng 1/3 thời kỳ “hoàng kim”, chị Thanh cũng như bao người con của làng Hạ Lũng luôn luyến tiếc về một làng mà đâu đâu cũng rợp sắc hoa.

Chị Thanh chia sẻ, nhà chị trồng khoảng 2 sào hoa trên đất tái định cư. Trồng hoa là thế nhưng chị luôn chuẩn bị sẵn tâm lý phải trả đất để những ngôi nhà cao tầng mọc lên. Khi điều ấy xảy ra, chị Thanh chưa biết sẽ phải làm gì vì từ lâu, trồng và chăm sóc hoa là công việc chính của chị.

Cũng theo chị Thanh, ở đây từng trồng và gìn giữ rất nhiều loài hoa, nhưng qua năm tháng, cúc vẫn là loại hoa phổ biến nhất vì hợp với thổ nhưỡng.

“Khi những cây cúc “hết thì”, chúng tôi nhổ đi và trồng cây mới, đồng thời chuẩn bị bắc đèn chiếu sáng ban đêm để cây cao, cho hoa đúng dịp”, chị Thanh nói.

Người dân thu hoạch hoa trước Tết Nguyên đán.

Ở cách ruộng hoa của chị Thanh không xa, một thương lái đang vội vã cắt hoa cúc để kịp buổi chợ.

Chủ nhân của mảnh vườn này cho hay, Tết luôn là thời điểm người mua, kẻ bán tấp nập. Mỗi ngày, vườn hoa của chị xuất đi khoảng 1.000 bông cúc, có ngày nhiều hơn tùy lượng tiêu thụ của thị trường. Giá mỗi bông được bán tại vườn là 2.500 đồng.

Một thương lái đang chở hoa từ Hạ Lũng đi bán.

Cũng giống như chị Thanh, người phụ nữ này thở dài khi nhắc tới những cánh đồng hoa trải dài tưởng như bất tận ở làng Hạ Lũng ngày xưa giờ ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho nhà cửa, đô thị.

Tuy thế, ngày nào danh tiếng làng hoa còn, chị vẫn luôn tay cuốc, tay liềm vun xới từng luống đất trồng hoa.

Nguyên Trung
Từ khóa: Hải Phòng làng hoa Hạ Lũng Hải An trồng hoa làng hoa tết nguyên đán

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !