Ký ức của cựu nữ Thanh niên xung phong

Chị Lê Thị Vòng, mỗi lúc nhớ đồng đội và nhớ về con đường 20 Trường Sơn, chị lại hát vừa đủ mình nghe bài ca “Cô gái mở đường”.

“Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh/ Tiếng hát ai vang vọng núi rừng/ Phải chăng em cô gái mở đường”. Bài hát như một chất rượu nồng, như một chất men say cứ lay thức tâm hồn chị. Bao nhiêu kỷ niệm bỗng nhiên lại ùa về, chị Vòng thấy hiện hữu trước mắt mình bóng hình đồng đội đi mở đường, san lấp hố bom cho tất cả đoàn xe băng băng qua đèo cao, dốc núi tới chiến trường miền Nam.

Chị Vòng thực sự cảm phục và dường như người con gái đồng nội hồn nhiên, trong trắng này đã được nuôi dưởng và thấm sâu dòng máu nóng chủ nghĩa anh hùng cách mạng.Chị Vòng sinh ra và lớn lên trên đất Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Vùng quê ấy, chị rất đỗi tự hào vì có một người con anh hùng lấp lỗ châu mai Phan Đình Giót, với chiến thắng Điện Biên lừng lẫy địa cầu. Thuở nhỏ, chị đã nghe cha kể về khí phách anh trai làng ra trận mùa xuân này.

Chị Vòng tâm sự “Hồi nớ đúng vào tháng 6 năm 1965, tôi vừa học xong lớp 7 phổ thông, mới mười bảy tuổi đã tiễn không biết bao nhiêu lần những người con gái, con trai trong làng mình “đẹp hơn hoa hồng, cứng hơn sắt thép” lên đường đi đánh Mỹ. Nhân một bữa họp Chi đoàn, nghe đồng chí Bí thư Đoàn xã đến đọc lời kêu gọi của Trung ương Đoàn về “Tổng động viên thanh niên “ba sẵn sàng” thế là tôi về xin phép cha mẹ cho con đi đợt này. Dầu thương con đứt ruột, nhưng trong tình hình nước sôi lửa bỏng gia đình đành chấp nhận nguyện vọng của tôi ”.

Hai ngày sau, mẹ chị gói cho chị mo cơm nếp và tiễn chị lên đường trong không khí tưng bừng rộn rã “Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục” chị Vòng đã nhập biển người hành quân về phía sông Kà Roòng (Quảng Bình) để thực hiện một sứ mệnh lớn: mở đường Trường Sơn xuyên qua lòng núi, với tên gọi tràn đầy niềm tin và hy vọng "Đường 20 Quyết Thắng".

Thế rồi cô gái hương thơm đồng nội ấy đã được tắm mình trong gian khổ và hiểm nguy.

Hơn 6 năm cùng đồng đội thanh niên xung phong chốt giữ trọng điểm K52 ngầm Cà Roòng, chị Lê Thị Vòng đã hiểu được thế nào là ngầm sâu, thác lũ và Trường Sơn “bên nắng đốt, bên mưa bay”.

Nơi ấy, chị Vòng cũng như nhiều người khác đã phải chịu nộp nhiều thuế máu cho vắt, chịu đựng những cơn sốt rét đến run người môi tím ngắt. Những ngày mưa Trường Sơn trắng trời, trắng đất chị và đồng đội, mỗi người lại chia nhau một bát canh măng rừng hay rau tàu bay và vui vẻ động viên nhau “ăn để tiếp sức chiến đấu cho ngày mai ”.

{keywords}
Chị Lê Thị Vòng những ngày ở Trường Sơn - ảnh phục chế

Qua hồi ức của cựu nữ TNXP này, trọng điểm ngầm Cà Roòng đây là mục tiêu số một mà địch đã phát hiện được từ lâu và âm mưu của chúng bằng mọi giá chặt đứt được mạch huyết quản trên con đường Trường Sơn.

Vì vậy đánh ngày không được, chúng lại cho máy bay OV10 tung pháo sáng để tìm mục tiêu rồi ném bom, bắn tên lửa xuống ngầm Cà Roòng tới tấp hết đợt này sang đợt khác. Có những lúc, từ 5 giờ sáng ngày hôm nay đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, cả cánh rừng Trường Sơn không ngớt tiếng thét gầm của động cơ máy bay phản lực và khét lẹt khói bom. Chị Vòng còn nhớ như in, ngày 23/6/1966 trọng điểm ngầm Cà Roòng phải hứng tới 19 trận mưa bom và tên lửa.

Cao điểm Cà Roòng ngày hôm đó phải hứng chịu tới 154 quả bom và 10 loạt đạn roóc két. Với số lượng bom đạn khủng khiếp đó, tưởng dòng huyết quản này bị cắt đứt, và giặc Mỹ tưởng sẽ làm tê liệt tinh thần và ý chí lực lượng TNXP. Nhưng không! Địch càng phá bao nhiêu, thì những bàn tay cầm ven, cầm cuốc vác đá lát đường qua ngầm càng có sức mạnh kỳ diệu bấy nhiêu.

Chị Vòng bảo với tôi: “Mưu ma chước quỷ của quân thù đâu chỉ dừng tại đó, đánh tọa độ với đủ các loại bom từ trường, bom bi, bom Na-pan chưa đủ chúng còn chế ra loại vũ khí sát thương bằng loại cây nhiệt đới, nằm ẩn nấp trong các loại cây chỉ cần ai đi qua vô tình chạm phải không tử vong cũng cụt tay, của chân ”.

Tôi nghe đến chuyện chị kể về “cây nhiệt đới” mà rùng mình, bởi có người gan dạ gánh cả hàng chục quả bom chưa nổ để giúp công binh phá bom, thế mà chỉ trong một đêm dò dẫm đi vệ sinh đã bị cụt hẳn cả hai chân vì “vướng” vào cây nhiệt đới.

Người cựu nữ TNXP này càng kể về ác liệt của chiến tranh càng thương, càng phục tinh thần và bản lĩnh đồng đội mình. Tinh thần yêu nước, tinh thần giải phóng miền Nam cứ thôi thúc những chàng trai, cô gái luôn luôn ý thức rằng: mỗi chuyến xe ra tiền tuyến an toàn là thước đo phẩm chất và sự xả thân vì cách mạng của họ.

Sống với đồng đội, chị Vòng cũng như bao người khác càng được tôi luyện thêm dòng máu anh dũng bất khuất con cháu Lạc Hồng, biết ngẩng cao đầu, biết hy sinh khi tổ quốc cần.

Chính vì thế, những ngày tham gia mở đường ở ngầm Cà Roòng, họ đã xem cái chết nhẹ như lông hồng. Những ngày ấy, trong đại đội của chị có hôm bị máy bay VO10 sà xuống thấp và ném bom trúng trọng điểm nơi chị và cả đơn vị đang làm đường.

Sau tiếng bom kinh hoàng ấy, bốn đồng chí của đại đội chị bị bom xé nát từng mảnh. Cả trưa, không ai ngủ từ Đại đội trưởng cho đến các đội viên đều tất tả đi nhặt từng mẫu thịt, khúc xương khét lẹt còn vắt qua bờ cây ngọn cỏ.

Mãi tới ba giờ chiều, chị Vòng cùng đồng đội phải nghiến răng, nén khóc để bình tĩnh khâm liệm thi thể đồng đội và đem chôn dưới gốc cây cổ thụ trong cánh rừng. Sáng hôm sau, chị Vòng lại tiếp tục cùng đồng đội cầm cuốc, cầm ven, nổ mìn phá đá san lấp tiếp đoạn đường còn bị bom Mỹ vừa phá.Đúng 10 giờ trưa cả 7 chiếc ô tô chở lương thực và vũ khí vượt qua ngầm an toàn.

Chị Vòng mở tủ lục lại cuốn nhật ký đã ố vàng mà chị xem như đó là báu vật linh thiêng của tuổi xuân. Trang nào, tôi đọc cũng thấy hừng hực hơi thở chiến sự và khí thế tiến công của lực lượng TNXP mở đường Trường Sơn.

“Ngày 28/3/1966 đồng chí Nguyễn Tiến Mai đại đội trưởng, đã có sáng kiến cắt 10 chiếc dù đèn ánh sáng thành 175 chiếc áo ngụy trang và nhuộm màu lá cây phát cho mỗi người một chiếc. Nhờ vậy, ngụy trang đánh lừa được kẻ địch những lúc lấp hố bom”

“VO10 bất ngờ lao tới thì chúng tôi nằm xuống, khi hắn vụt đi thì anh em lại tiếp tục làm đường. Khối lượng công việc rất lớn, nhưng sau mấy tiếng đồng hồ, 40 đồng chí cùng với xe C100 giải quyết xong khối lượng công việc và thông đường. Đúng 10h30 trưa, chúng tôi đã san xong hố bom và làm lại nền đường cho xe chạy qua”.

“Ngày 20/6/1966, tại Km 50 – 51 máy bay địch bắn rốc két vào đoàn xe ô tô vận tải, hàng trên xe ô tô bốc cháy, thì đội viên TNXP C1 trong đó có y tá Phạm Thị Hường cùng đồng đội đã nhảy lên xe cứu hộ, cứu thương, dùng bao tải và cởi cả áo ngoài ra để dập lửa. Nhiều đồng đội lúc đó đã không ngại bom đạn cùng nhảy ào lên cứu người cứu hàng, cứu xe.”

 “Ngày 14/9/1967 đồng chí Đoàn Đức Cảnh đang lấp đá bảo vệ ngầm Cà Roòng, thì địch đến đánh bắn cụt chân và thủng bụng ruột lòi ra ngoài. Đồng chí Cảnh không hề run sợ, bình tĩnh lấy tay nhét khúc ruột mình vào bụng.

Khi đồng chí Nguyễn Văn Báu y tá đến cấp cứu, nhưng đồng chí Cảnh không cho tiêm và xin nhường thuốc cho các đồng chí ở lại rồi hô lớn “Hồ Chủ Tịch muôn năm” “Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm”. Đồng chí Đoàn Đức Cảnh đã hy sinh trên cánh tay đồng đội”.

Đọc những dòng nhật ký này, tôi cảm thấy dân tộc Việt Nam phải trả một cái giá bằng máu rất lớn vì độc lập và tự do cho tổ quốc, và hiểu thêm tên “sen đầm quốc tế” đã thất bại nhục nhã, trước khí phách phi thường của con người Việt Nam.

{keywords}
Đồng đội Thanh niên Xung phong thăm lại chiến trường xưa.

Nghĩa cử với đồng đội ngày trở về:

Chị Lê Thị Vòng, cựu nữ TNXP ở ngầm Cà Ròng – Trường Sơn ngày ấy, bây giờ trở thành bà, thành mẹ của con cháu sum vầy trong tổ ấm hạnh phúc và đã ngoài tuổi 70. Tháng 12 năm 1971, sau khi xuất ngũ chị Vòng được chuyển ngành về công tác tại Ban thương binh Lao động xã hội, thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh. Đến tháng 4 chị Vòng về hưu và trú tại Khối 7 – Phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh.

Điều đáng quý nhất của người nữ cựu TNXP này, từ những năm binh lửa ở Trường Sơn đến ngày trở về với cuộc sống đời thường, bao giờ chị cũng thể hiện được bản lĩnh, phẩm chất một Đảng viên mẫu mực được tôi luyện từ quá khứ.

Chị thường bảo với bạn bè và người thân hữu rằng “So với nhiều người khác chị may mắn và hạnh phúc hơn nhiều. Đồng đội của chị trước đây, sau khi trở về có nhiều người gặp cảnh ngộ éo le lắm. Người quá tuổi xuân, phải chịu cảnh một mình đơn chiếc, người mang bệnh đau yếu còm cõi do hậu quả vết thương chiến tranh, người sinh con bị chất độc màu gia cam..”

Mỗi số phận đều chứa một phần lịch sử đau thương không thể nói bằng lời, vẫn làm cho cựu TNXP trằn trọc day dứt nhiều đêm không ngủ. Khiến giọt nước mắt của người đàn bà này, được phân định thành hai nửa, một nửa gửi về chiến trường xưa, một nửa gửi cho đồng đội cũ hiện tại. Từ những giọt nước mắt ấy, người nữ cựu TNXP này đã thể hiện được những nghĩa cử tri ân đồng đội với những việc làm thiết thực.

Bằng sự kiên nhẫn với nhiều cách làm sáng tạo như điện thoại, nhắn tin, gửi thư thăm hỏi dần dần chị Vòng đã cùng với chị Đài, anh Tình, anh Mai.. đã kết nối được “vòng tay lớn” được khá đầy đủ đội hình đồng đội của mình tổ chức đi thăm lại chiến trường xưa. Sau khi thành lập được Ban liên lạc Thanh niên xung phong, chị Vòng đã cùng với đồng chí mình sắm quà đến thăm hỏi những thân nhân gia đình đồng đội đã hy sinh ở Trường Sơn năm xưa, thăm và động viên những cựu TNXP có hoàn cảnh rủi ro đặc biệt.

Khi đồng tiền trợ cấp của nhà nước cho những TNXP chưa đảm bảo cho cuộc sống thường nhật, chị Vòng cùng anh em trong ban liên lạc quyết tâm không để đồng đội mình bỏ lại phía sau nên đã năm này, tháng khác lặng thầm gõ cửa các cơ quan chức để xây nhà tình nghĩa cho họ.

Rồi chị Vòng tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cùng chung tay, chung sức giúp các cựu TNXP vượt qua những khốn khó vất vả của đời thường.

Một nghĩa cử khác của cựu thanh niên xung phong Lê Thị Vòng, khiến mọi người ai cũng cảm kích. Đấy là tháng 7 năm 2017, Ban liên lạc 67 của Tổng công ty CENCO5 tổ chức cuộc gặp gỡ và tri ân đồng đội nhân 50 năm ngày kỷ niệm TNXP mở đường Trường Sơn.

Trước đó ba tháng liền, chị Lê Thị Vòng đã miệt mài tới các cơ quan chức năng để tìm kiếm danh tính những đồng đội đã hy sinh. Kết quả thật bất ngờ, chị đã tìm kiếm được 167 liệt sĩ hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn.

Đúng ngày 27/7/2017, với số tiền mà các nhà hảo tâm giúp đỡ chị Vòng đã nhờ Sở Lao động và Thương binh Xã hội Hà Tĩnh chuyển trọn 80 triệu 500 ngàn đồng làm quà tri ân cho 161 gia đình liệt sĩ.

Mỗi lần làm được một nghĩa cử cho đồng đội, chị Lê Thị Vòng lại cảm thấy phấn chấn lạ thường. Chị Vòng luôn tâm niệm thể hiện lòng nhân ái không phải khoe thành tích của mình mà chính là nhắc nhở mình “Một ngày còn sống là phải sống làm sao cho có ích với cuộc đời”

Phan Thế Cải

 

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !