Kỷ niệm thời bao cấp trong trí nhớ của con trai GS Nguyễn Xiển

Những tài sản quý nhất thời ấy được đúc kết trong câu vè ‘Một yêu anh có Sei-cô. Hai yêu anh có Pơ-giô cá vàng. Ba yêu anh có hộ khẩu đàng hoàng…’

Những kỷ niệm thời bao cấp được ghi lại theo trí nhớ của nhà báo Nguyễn Lưu – con trai GS. Nguyễn Xiển.

Cô mậu dịch viên thời bao cấp được cho là người có nhiều 'quyền lực'. Ảnh: Tư liệu

'Mỗi lần đi mua thực phẩm là phải xếp từ hòn gạch, cái rổ, chiếc dép, mũ nón… thành hàng dài. Những hôm nào có thịt thậm chí người ta kéo nhau đi xếp hàng từ đêm. Chuyện xếp hàng thời bao cấp nhiều người đã kể. Riêng tôi, cũng từng chứng kiến nhiều lần người ta nhặt từng hạt gạo vương vãi rơi ra. Thương lắm!

Có những khi gạo mốc vẫn phải mang về, có ngày xếp hàng cả tiếng không có gạo lại phải đợi hôm sau.

Chính thế mà nhà ai có cô con dâu làm mậu dịch viên thì ‘vĩ đại lắm’. Thích ăn gì, mua gì không phải xếp hàng, được ăn những miếng thịt, cân gạo ngon nhất. Họ hàng, làng xóm tha hồ nhờ vả.

Có lẽ cũng vì nắm giữ quyền lực động đến miếng cơm, manh áo như thế nên các cô mậu dịch viên thường rất đanh đá, hay quát nạt. Nhà nào có người thân làm mậu dịch viên thì mang lại nhiều lợi lộc về cho gia đình.

Ngoài thực phẩm ăn uống hằng ngày, tiêu chuẩn được mua các loại hàng hóa đặc biệt cũng rất hạn chế. Tết đến, mỗi nhà có thể được mua một giỏ quà Tết gồm 1 bánh pháo, 2 lạng mỳ chính, 2 bao thuốc Tam Đảo hoặc Trường Sơn, 1 lạng bóng lợn, có thể có thêm 1 chai rượu cam hoặc chanh 25 độ.

Phải tiêu chuẩn cấp Bộ trưởng trở lên mới được mua bao thuốc lá Điện Biên bao bạc. Ngày Tết mà được uống một cốc chè thơm, hút điếu thuốc lá Điện Biên bao bạc là sang lắm.

Nhà nào có đám cưới cũng chỉ có mấy điếu thuốc lá, ấm chè, một ít kẹo rẻ tiền. Nhà nào sang trọng, đi Liên Xô về thì có cái đài bật lên.

Tôi còn nhớ trước đám cưới tôi, bố tôi là cán bộ cao cấp nên có tiêu chuẩn vào cửa hàng mậu dịch quốc tế dành cho đại sứ quán các nước mua một chiếc quần vải tec-gan. Chiếc quần ấy sau này tôi đi dạy ở trường ĐH Kinh tế quốc dân, mọi người vẫn khen mãi. Nó là mơ ước của các thanh niên thủ đô lúc bấy giờ.

Đám cưới tôi không có tiệc mặn, không loa đài, ca nhạc, mà chỉ có tiệc ngọt như các gia đình khác. Một số gia đình khác thì có thêm chương trình văn nghệ là mấy ca khúc cách mạng.

Thời sinh viên chúng tôi được nhà nước nuôi nhưng cũng phải ăn cơm độn thường xuyên. Bếp ăn trường Tổng hợp thường xuyên được tặng ‘lẵng hoa bác Tôn’, nghĩa là bếp ăn kiểu mẫu, vừa tiết kiệm vừa ngon. Bánh mỳ để ăn độn thời ấy rất khó ăn, không ngon như bây giờ, nhưng các chị làm bếp của trường tôi thì làm được bánh mỳ tương đối giống bây giờ. Ngoài ăn độn bánh mỳ, chúng tôi còn ăn độn cả sắn, bo bo.

Sau khi tốt nghiệp, tôi được phân công giảng dạy ở ĐH Kinh tế quốc dân. Thời kháng chiến, trường phải sơ tán lên Hà Bắc (Bắc Giang bây giờ). Ngày ấy buôn bán bị cấm đoán, chợ búa rất ít, nguồn tiền trong dân không nhiều.

Năm ấy, trước khi về Hà Nội ăn Tết, tôi tích cóp mấy tháng lương để mua 3 con gà làm quà. Từ Hà Bắc về Hà Nội phải qua mấy trạm kiểm soát. Gà thì mua rồi, bỗng dưng một ngày thằng bạn tôi về thông báo ở trạm này trạm kia chỉ cho mang 2 con gà thôi. Thế là tôi phải thịt mất 1 con. 

Một tuần trước khi về, nó lại về báo tin ‘bây giờ nó chỉ cho mang 1 con thôi’. Thế là tôi lại nghiến răng thịt thêm 1 con nữa. Ai mang 2-3 con gà là bị cho là đầu cơ, trục lợi.

Hàng hóa ngày Tết thời bao cấp cũng rất khan hiếm. Ảnh: Tư liệu

Những tài sản quý nhất thời ấy được đúc kết trong câu vè ‘Một yêu anh có Sei-cô. Hai yêu anh có Pơ-giô cá vàng. Ba yêu anh có hộ khẩu đàng hoàng…’

Sei-cô là ý chỉ chiếc đồng hồ thương hiệu Seiko của Nhật Bản, thời ấy vô cùng quý. Sau đó là đến loại xe đạp ‘Pơ-giô’ sơn màu vàng.

Theo trí nhớ của tôi, ở phố Huế ngày đó có duy nhất một cửa hàng tư nhân bán xe đạp. Chiếc xe đạp treo trên cao, lần nào đi qua tôi cũng nhìn thấy. Còn ở cửa hàng bách hóa mậu dịch, lâu lâu mới có thông báo bán xe đạp. Tức thì hôm ấy người ta sẽ xếp hàng từ tối hôm trước.

Săm, lốp xe đạp cũng hiếm hoi vô cùng. Hàng hóa ít nên phải bốc thăm xem ai được mua săm, ai được mua lốp.

Hồi mới ra trường đi làm, tôi được mẹ mua cho chiếc xe đạp, chứ lương giảng viên 64 đồng không mua nổi chiếc xe đạp 200-300 đồng.

Cũng vì xe đạp rất quý hiếm nên ngày ấy ở trên Hà Bắc có một dãy phố chuyên dịch vụ ‘xe đạp ôm’.

Xe đạp là một tài sản giá trị thời bao cấp. Ảnh: Tư liệu

Thời ấy khó khăn bộn bề từ người dân cho tới giới trí thức. Tôi còn nhớ một chuyện thế này.

Giáo sư Hóa học Hoàng Ngọc Cang chơi thân với bố tôi. Một lần, bác được mời đi dự hội nghị quốc tế ở Tiệp Khắc. Bộ Ngoại giao cấp cho bác một đôi giày nhưng bác đi không vừa, nên mới đến nhà tôi hỏi mượn. Bố tôi lấy đôi giày cũ của tôi cho bác mượn. Không may, lần đó Tiệp Khắc có vụ bạo động, dân chạy tán loạn. Bác làm mất đôi giày. Về sau, bác cứ đến nhà tôi xin lỗi mãi và bảo ‘làm sao bác đền cho cháu được bây giờ’.

Khó khăn là thế, nhưng thời ấy tiêu cực xã hội ít lắm. Chúng tôi tinh thần vẫn phơi phới. Ban ngày đi dạy, chiều tối chơi thể thao, tối đến sinh hoạt văn nghệ. Thậm chí, đầu phố đánh bom nhưng cuối phố mọi người vẫn đánh bóng với nhau ngoài sân.

Các loại báo chí ngày ấy đều có góc người tốt việc tốt, tranh biếm họa phê bình những thói hư tật xấu, lười lao động.

Trong gian nan, đời sống tinh thần của người dân vẫn rất phong phú. Chúng tôi luôn có những bài hát động viên nhau lao động, cống hiến, yêu đời, yêu đất nước'.

Nguyễn Thảo – Ngọc Trang (ghi)

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !