Người vận động treo cờ "vui mừng lắm vì dịp 30/4 năm nay Việt Nam đã chặn được dịch bệnh"

“Tôi thấy tự hào lắm! Việc treo cờ Tổ quốc vào mỗi dịp lễ thế này thể hiện lòng yêu nước của nhân dân. Dịp 30/4 và 1/5 năm nay đất nước chúng ta đã phần nào ngăn chặn được dịch bệnh nên chúng tôi hào hứng hơn rất nhiều"

{keywords}
Người cựu chiến binh già “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.

Từng là cán bộ công nhân viên quốc phòng, ông Phạm Minh Dựng (phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội) cảm nhận sâu sắc ý nghĩa chiến thắng mùa xuân năm 1975.

Năm nào cũng vậy, cứ đến những ngày này, ông lại cẩn thận dán thông báo trên các bảng tin, nhắc bà con treo cờ Tổ quốc. Sáng 29/4, ông cẩn thận lấy lá cờ Tổ quốc được cất gọn gàng trong tủ, đóng bộ chỉnh tề rồi nghiêm cẩn treo cờ trước ban công nhà. Sau đó, ông nhẹ nhàng đến từng nhà, gõ cửa, nhắc mọi người treo lá Quốc kỳ như nhắc nhở về một dấu ấn lịch sử tự hào của đất nước.

"Ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng"

Năm 2014, ông Dựng tham gia công tác xã hội ở phường Cống Vị, là người đi vận động các hộ dân tham gia đóng góp các loại quỹ đầy đủ, đúng thời hạn như: quỹ xây dựng tổ, quỹ vì người nghèo, quỹ thiếu niên nhi đồng, khuyến học khuyến tài... Việc làm ấy đã gắn bó với hình ảnh của người cựu binh già nhiều năm qua, bà con dân phố không những không thấy phiền mà còn rất cảm kích, ủng hộ.

Ông Dựng còn luôn luôn lắng nghe nguyện vọng, tâm tư của bà con ở tổ dân phố, từ đó chuyển lên cấp trên kịp thời, trọn vẹn. Ông nắm rất rõ gia cảnh từng nhà, những hoàn cảnh khó khăn nhất là những gia đình có con khuyết tật, tự kỷ…

“Nhiều lúc, các gia đình cũng không để ý đâu, nhưng đó là quyền lợi của các cháu nên tôi luôn cố gắng vận động, hướng dẫn bố mẹ các thủ tục khai báo để được hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng. Dẫu biết rằng số tiền đó không lớn nhưng cũng đỡ đần phần nào cho các gia đình, nó cũng thể hiện chủ trương của Chính phủ không để ai bị bỏ lại phía sau”, ông Dựng chia sẻ.

{keywords}
Bất kể đêm ngày, ông luôn có mặt tại các hộ dân để tuyên truyền, vận động bà con trong tổ tích cực hưởng ứng, thực hiện chính sách.

Không những thế, ông Dựng còn vận động các hộ gia đình, cá nhân tích cực làm công tác từ thiện như quyên góp ủng hộ quần áo đồ dùng giúp đỡ người nghèo…

Tổ dân phố nơi ông Dựng sinh sống có mật độ dân cư đông, nhiều gia đình trẻ. Dẫu không quá phức tạp như các tổ dân phố khác nhưng do công việc bận rộn nên sự gắn kết, tham gia các hoạt động cộng đồng của các hộ dân chưa nhiều. Xác định giải quyết vấn đề này không thể "một sớm một chiều" nên ông Dựng cùng đại diện tổ dân phố nghĩ ra nhiều hình thức độc đáo kêu gọi mọi người cùng tham gia, tăng cường tình đoàn kết lối xóm.

Theo đó, tổ dân phố đã đặt ra ngày cố định vệ sinh chung toàn khu. Đúng ngày, giờ được quy định sẵn, mỗi nhà cử ra một người tham gia lau cầu thang bộ từ trên xuống dưới. Dần dà, những buổi dọn vệ sinh ấy như “ngày hội” của khu. Những tiếng cười đùa vui vẻ vang khắp nơi.

{keywords}
Sổ thu quỹ được ông Dựng ghi chép đầy đủ.

Gần đây nhất là khi Hà Nội xuất hiện các ca bệnh viêm phổi cấp, ông Dựng lại cùng tổ trưởng tổ dân phố chẳng quản đêm ngày đi từng nhà, rà từng ngõ phát tờ rơi phòng dịch, hỏi han xem có ai đi từ vùng dịch về không để đảm bảo công tác phòng dịch không bị lơ là.

Qua nhiều năm “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, ông Dựng ông vui nhất là tổ dân phố nhiều năm liền không có trường hợp nào nghiện hút hay vướng vào tệ nạn xã hội. Bà con sống với nhau rất vui vẻ, đoàn kết.

Có những người "vác tù và" như ông Phạm Minh Dựng, không khí những ngày này trở nên rộn ràng hơn bởi đâu đâu cũng thấy cờ đỏ sao vàng phấp phới trong ánh nắng đầu  hè, gợi nhớ mốc son lịch sử hào hùng của dân tộc..

Hà Nội rực rỡ sắc cờ từ phố lớn đến ngõ nhỏ

Những ngày này, đi từng ngôi nhà, từng ngõ phố Hà Nội, bất cứ đâu cũng thấy những lá cờ đỏ tung bay rực rỡ chào mừng ngày lễ lớn, ngày giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.

{keywords}
Hà Nội treo cờ Tổ quốc trước ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Ông Đỗ Văn Lương (tổ trưởng tổ dân phố 20, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Với trách nhiệm là tổ trưởng, cứ đến mỗi dịp lễ Tết tôi lại đi vận động người dân treo cờ trước 1 ngày. Người dân trong tổ chúng tôi thực hiện rất tốt việc treo cờ vào mỗi dịp lễ, Tết. Cứ 5 năm 1 lần chúng tôi lại thay mới hoàn toàn cờ cho tất cả hộ dân, số tiền mua cờ chúng tôi trích từ quỹ của tổ dân phố, tránh việc một số hộ gia đình dùng cờ quá cũ. Đây là truyền thống của tổ dân phố chúng tôi từ rất lâu, được người dân trong cả tổ đồng tình và hưởng ứng".

{keywords}
Ông Đỗ Văn Lương (tổ trưởng tổ dân phố 20, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

“Tôi thấy tự hào lắm! Việc treo cờ Tổ quốc vào mỗi dịp lễ thế này thể hiện lòng yêu nước của nhân dân. Hơn nữa, năm nay dịp 30/4 và 1/5 này đúng vào dịp đất nước chúng ta đã phần nào ngăn chặn được dịch bệnh nên chúng tôi hào hứng hơn rất nhiều”, chị Đoàn Thị Hồng, cư dân tổ dân phố 20 phường Thanh Xuân Trung chia sẻ.

Từ ngõ nhỏ ra phố lớn chung một bầu không khí rộn ràng bởi sắc đỏ của Quốc kỳ. Bên cạnh đó, tất cả các con phố đã được trang hoàng cờ hoa. Đi trên đường Hà Nội những ngày này, ai ai cũng cảm thấy trào dâng một niềm tự hào, như đang được sống lại những năm tháng hào hùng của dân tộc.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Việc treo cờ thể hiện tinh thần yêu nước của người dân.
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Các cụm pano cố định, pano 2 mặt lớn được trang trí trên dải phân cách các tuyến phố.

Huyền - Hùng

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !