Đón anh về đất mẹ

Buổi sáng hôm đó, đúng vào một ngày tháng 5 đẹp trời, chúng tôi được tham gia cùng đội đi tìm hài cốt và quy tập mộ liệt sĩ. Đây là đợt quy tập đầu tiên để đón các anh về đất mẹ do tỉnh Hà Tĩnh tổ chức.

Dầu đã đi qua hơn một thập kỷ, nhưng kỷ niệm này mỗi khi nhắc tới lại khiến tôi bùi ngùi xúc động…

Ăn đường, ngủ rừng để tìm các anh

Đúng 7 giờ 30 phút, các thành viên đã có mặt đông đủ tại Bộ chỉ huy quân sự Hà Tĩnh. Xe bắt bắt đầu khởi hành theo hướng đường 8A lên Cửa khẩu Cầu Treo.

Xe đi qua bao khúc cua, xe lướt qua bao ngọn núi chập chùng, đến 10 giờ trưa xe dừng chân tại thị trấn Lạc Xao. Biết đoàn công tác sang, một số anh em cán bộ chiến sĩ trong đội quy tập Lào đã chờ đón, từ lúc con gà rừng đang cất tiếng gáy, trong cánh rừng phủ sương đêm.

Một người dân ở Xọp Ngom thông tin cho đội quy tập về mộ liệt sĩ ông phát hiện ở rừng

Chỉ mới mươi phút gặp nhau, chúng tôi đã có dịp chứng kiến nghĩa tình đồng đội đậm đà thủy chung. Trung tá đội trưởng Nguyễn Xuân Nga báo cáo: Đoàn đã tìm kiếm và cất bốc được 52 hài cốt liệt sĩ và hiện đang được quy tập tại hội trường lớn tỉnh Căm Cớt. Vào viếng các anh, trước mắt chúng tôi hiện lên dải băng rôn đỏ, với những dòng chữ lớn bằng hai ngôn ngữ Việt - Lào "Tổ quốc và nhân dân các bộ tộc Lào, luôn ghi nhớ sự cống hiến xương máu của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh anh dũng vì sự nghiệp cách mạng Lào".

Bước vào hội trường, tôi quan sát thấy đội quân kiêu binh của bạn xếp thành hai hàng trang nghiêm như để canh giữ giấc ngủ, bảo vệ bình yên cho các anh... Những nắm hương thắp lên, khói hương tỏa ra. Hương bay khắp gian phòng, càng làm cho chúng tôi thêm xúc động với những đồng đội của mình đã khuất. Mọi người đều cúi đầu kính cẩn nghiêng mình, cầu cho linh hồn các liệt sĩ siêu thoát vui vẻ trở về cùng đất mẹ.

Đại úy Lê Văn Hiền, người phụ trách công tác đội quy tập ở vùng hạ Lào kể : Bốn tháng qua, chúng tôi đã cùng dân bản "Ăn đường, ngủ rừng" xác định tọa độ, đâu có dấu hiệu là cả đơn vị hành quân tức tốc tới đó ngay. Bất chấp núi cao, suối sâu, vực thẳm. Gian khổ nhất là khi vượt đèo Xám Xộc ở bản Phiêng Hông. Trước lúc vượt đèo, đồng bào ở đây cho biết: Độ cao của đèo hơn 1000 mét, dốc dựng đứng, nhưng anh em vẫn quyết tâm vượt đèo. Xuất phát từ lúc 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều, anh em mới tới được đỉnh đèo thứ nhất. Nhưng vẫn thấy khiếp đảm, khi phía trước vẫn còn hai ngọn đèo cao ngất ngưởng. Một số chiến sĩ bị sốt rét, sức khỏe yếu, nên không đủ sức đi tiếp, đành phải nằm lại nhờ giùm dân bản đưa về chăm sóc và thuốc men.

Đến khi bình phục, anh em lại tiếp tục hành quân theo dấu chân đồng đội. Đường sá vất vả thế, nhưng mối nguy hiểm của các tổ chức phản động, dân Lào quen gọi "phỉ độc", luôn rình rập đe dọa đến tính mạng của đội quy tập. Đặc biết cung đường mà tất cả mọi người phải cuốc bộ từ hậu cứ đến huyện Chóm Thong, rồi từ Chóm Thong đến Phiêng Thong, với hơn 50 km, rời rã cả hai đầu gối. Hết địa phận này, đoàn lại tiếp tục "cắt rừng", mới tới được bản Tha Đừa. Đoạn đường mới, anh em phải đi bằng thuyền máy của đồng bào Lào đã bố trí sẵn. Bươn bả tới gần một ngày ròng, mới tới nơi tập kết. Mọi công việc được triển khai khẩn trương.

Khi biết tin đội quy tập đến tìm mộ liệt sĩ, nhiều người dân địa phương ở xung quanh khu vực đã lục tục kéo tới. Ngoài hương hoa cầu nguyện cho các linh hồn liệt sĩ Việt Nam, các bà mẹ Lào còn mang tuýp xôi, thịt gà, chuối, ngô nướng... mời đội quy tập ăn. Nhiều người dân Lào hôm đó khi thấy được những hài cốt các anh, cùng với những kỷ vật như tấm tăng, bi đông, quân hiệu thì òa lên khóc nức nở, khiến nhiều anh em trong đội quy tập cũng khóc theo.

Chia tay với đồng bào dân tộc ở bản Phiêng Thong, đội quy tập lại tiếp tục hành quân tới "tọa độ mới" thuộc địa bàn khác, trong huyện Chóm Thong. Tại huyện Chóm Thong, bạn đã lo chu tất từ nơi ăn đến chốn ngủ và cả việc đội cảnh vệ làm nhiệm vụ canh gác cẩn thận, để bảo vệ an toàn tính mạng cho anh em. Dân bản ở đây cũng đượm tình, đượm nghĩa không kém gì các dân bản khác, mà các anh đã từng gặp.

Hầu như chẳng ai bảo ai, nhưng các bộ tộc Lào ở đây đều lần lượt từng nhóm đến và đi cùng với đội quy tập, để làm công tác "giao liên" từng lối nhỏ trong rừng, hướng dẫn cụ thể thêm các địa chỉ từng ngôi mộ mà họ đã biết. Trong những ngày tìm kiếm hài cốt, đồng chí bí thư kiêm chủ tịch huyện Chóm Thong đã bàn bạc với các đồng chí lãnh đạo trong huyện "trích một khoản ngân sách" để mua một máy phát điện, phục vụ sinh hoạt cho anh em, những khi đóng xa dân, đồng thời tổ chức một tiểu đội thường xuyên tuần tra bảo vệ. Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình này, nên chỉ trong vòng thời gian chưa đầy 2 tháng, các anh đã cất bốc thêm được 50 mộ liệt sĩ, ở các khu rừng, ruộng nương, vườn nhà dân… thuộc bản Thà Đừa, Phiềng Hong, Xám Xọc, Phôn Hôm, Na Nhao, Muôn Noi, Xọp Ngom.

Hài cốt liệt sĩ sau khi đội quy tập tìm thấy

Đại úy Lê Văn Hiền thông tin cho chúng tôi : "Trong các bộ hài cốt tìm thấy, chỉ có 4 hài cốt có tên tuổi và quê quán rõ ràng, là nhờ lúc chôn cất đồng đội đã kịp ghi địa chỉ của họ cho vào lọ thủy tỉnh (loại lọ Penixilin) rồi để vào túi áo. Nhờ thế, khi anh em phát hiện và lấy ra, giấy vẫn còn nguyên. Một số ngôi mộ khi đào bới lên, anh em chỉ phát hiện từng mẫu xương nhỏ và hình dung được chỗvết đạn xuyên qua những mẫu xương đó "

Tôi hỏi đại úy Hiền : - Thế anh có biết danh tính bốn liệt sĩ đó không?

Anh Hiền đọc ngay cho tôi : Nguyễn Đình Thỏa, hy sinh năm 1968, quê ở xã Thạch Vịnh, huyện Thạch Hà. Nguyễn Như Tuấn, hy sinh năm 1970, quê ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên. Hoàng Minh Chữ, hy sinh năm 1969, quê ở Thị xã Đồng Hới, Quảng Bình. Lê Văn Thể quê Diễn Thịnh, Diễn Châu, Nghệ An.

Đội quân đánh đâu thắng đấy

Trong cuộc hành trình dài ngày của đội đi tìm hài cốt, ngồi cạnh, tôi đã nghe một cựu chiến binh cũ đeo quân hàm đại tá nhắc lại một thời oanh liệt giữa quân đội Việt Nam và quân đội Pha Thét Lào phối hợp đánh cho địch những đòn chí mạng. Theo vị cựu chiến binh này: Tháng 10 năm 1946, chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam ký kết hiệp định liên minh chống kẻ thù chung, bảo vệ biên giới. Lực lượng của ta lúc đó 2 sư đoàn là sư 325 và sư 304, cùng với trung đoàn chủ lực tỏa khắp các vùng Hạ Lào và Trung Lào để đánh địch.

Chỉ huy mặt trận Trung Lào thời bấy giờ là Trung tá Trường Sinh, một vị chỉ huy có tài thao lược quân sự, đánh trận nào thắng giòn giã trận ấy. Tháng 12/1946, Trung đoàn 103 Hà Tĩnh được cử sang cùng với đội quân Lào, tập kích vào đồn Pháp tại khu vực Na Pê, tiêu diệt được 20 tên lính Pháp. Tháng 2 năm 1949 ta mở chiến dịch mặt trận Trung Lào lần thứ 2, trung đoàn 120 ra đời-một trong những đội quân đánh địch thiện chiến nhất thời điểm ấy. Tháng 4/1951, sau khi đại hội đại biểu Đảng cơ sở khu vực hạ Lào được tổ chức, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng nhân dân cách mạng Lào, lực lượng quân đội ta và bạn không ngừng lớn mạnh cả nhân lực và vũ khí.

Được nhân dân Lào đùm bọc chở che, sau bao nhiêu năm trường kỳ "nếm mật, nằm gai" bộ đội ta và quân đội bạn đã giành được chiến thắng với thực dân Pháp. Ta đã phá tan được hàng trăm đồn bốt Pháp, tiêu diệt hơn 1000 tên địch, buộc Pháp phải "co cụm" về cánh đồng Chum. Rồi thời khắc lịch sử sang trang, đánh Pháp xong lại tiếp tục đánh Mỹ. Đồng đội của tôi quần nhau với giặc Mỹ ở cánh đồng Chum cũng hy sinh khá nhiều ". Kể tới đây vị cựu chiến binh như nghẹn lời...

Ba ngày sau, đội quy tập hài cốt trở về, chúng tôi lại chứng kiến thêm một sự kiện mới đầy xúc động: Tại căn cứ thuộc huyện Thu Lôm Khô, một người dân Lào cao tuổi đã phát hiện một giếng nước chôn chung 73 liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại đó. Sau khi xác định được dấu hiệu này, chính đội quy tập của bạn và dân bản tại khu vực đã giúp ta đào bới rồi khâm liệm và làm lễ cầu siêu cho 73 linh hồn liệt sĩ tại hội trường tỉnh Viêng Chăn.

Tôi cảm thấy có gì mặn mặn ở khóe mắt, khi 73 hài cốt đều phủ vải đỏ gắn quốc kỳ Việt Nam.

Tiễn các linh hồn liệt sĩ về nghĩa trang Nầm, qua khung kính xe ô tô, chúng tôi thấy vô số những bàn tay, những ánh mắt nhân dân Lào đứng hai bên đường nghẹn ngào lưu luyến...

Trong mùa khô năm 2016 - 2017, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, LLVT và nhân dân các bộ tộc Lào, Đội quy tập hài cốt liệt sỹ (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh) đã tìm kiếm, quy tập được 12 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại địa bàn Thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Bô Ly Khăm Xay (Lào). 12 hài cốt liệt sỹ, được quy tập lần này chưa tìm được thân nhân. Sau buổi lễ truy điệu, cơ quan chức năng đã tiến hành an táng hài cốt của các anh, đánh dấu theo số thứ tự. Được biết, từ mùa khô năm 1999 đến nay, Đội quy tập hài cốt liệt sỹ (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh), được sự phối hợp, giúp đỡ tận tình của chính quyền, nhân dân các địa phương nước bạn Lào, tổ chức tìm kiếm, phát hiện, cất bốc, quy tập được 750 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại nước bạn Lào, đưa về quê nhà tổ chức lễ truy điệu, an táng.

Hà Tĩnh, 7/ 2017

Ghi chép của Phan Thế Cải - Anh Bình

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !