Lớp học đặc biệt ở vùng quê 'đau đầu' vì bèo tây

Lớp học không có bàn ghế, sách vở, cũng không có phấn trắng, bảng đen, được tổ chức ngay nhà văn hóa thôn với đủ mọi lứa tuổi, ai cũng vui vẻ, hăng say, cố gắng học tập thành nghề.

{keywords}
Lớp học làm đồ mỹ nghệ từ bèo tây do Trung tâm học tập cộng đồng xã Quang Lộc -Sơn Lộc tổ chức tại Nhà văn hóa thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc).

Khác với khung cảnh im ắng thường ngày, mấy hôm nay, tại Nhà văn hóa thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) bỗng nhiên đông vui, nhộn nhịp hẳn lên bởi một lớp học làm đồ mỹ nghệ từ bèo tây do Trung tâm học tập cộng đồng xã Quang Lộc, Sơn Lộc tổ chức.

Lớp học này đặc biệt ở chỗ được triển khai vào mùa hè, thời điểm bà con địa phương đang rảnh rỗi công việc đồng áng. Không có bàn ghế, sách vở, cũng không phấn trắng, bảng đen, đôi chân, mặt nền làm bàn, bậc tam cấp làm ghế, sự “thiếu thốn” về cơ sở vật chất không ngăn cản được ước mơ phấn đấu, học tập lành nghề của các học viên đủ mọi lứa tuổi từ già đến trẻ.

Phương pháp “dạy học” ở đây cũng hoàn toàn trái ngược với truyền thống: Người học nêu câu hỏi và người dạy trả lời, thông qua phương pháp cầm tay chỉ việc.

Lớp có khoảng 20 người toàn là nữ giới, nhỏ nhất là 9 tuổi, người lớn nhất cũng đã chạm tuổi 70. Mặc dù không đồng đều về tuổi tác nhưng ai cũng vui vẻ, hăng say học tập.

{keywords}
Bà Đặng Thị Hiền (66 tuổi, thôn Yên Lạc) vừa tham gia khuấy động phong trào, vừa kiếm thêm ít thu nhập tuổi già.
{keywords}
Cô Hường, giáo viên Mầm non xã Quang Lộc tranh thủ thời gian nghỉ hè đi học nghề.

Dù đã quen nghề chằm tơi (may áo tơi, một loại áo chống nắng được may từ lá cọ), song với người dân Quang Lộc, việc học cách đan bèo tây không hề đơn giản.

Vạn sự khởi đầu nan, có người ngồi vò đầu bứt tai vì vào góc mãi vẫn bị lỗi, cũng có người sau khi được kiểm tra phải tháo ra làm lại cả một khúc dài.

Nổi bật nhất trong lớp học là cháu Trần Thị Như Ngọc (SN 2012), học sinh lớp 4  Trường Tiểu học Quang Lộc. Ngọc cũng theo mẹ đến lớp "học nghề", bắt đầu bằng bài học đan giỏ đựng hoa quả từ bèo tây bằng kỹ thuật xương cá là dán khung.

Mặc dù mới tiếp cận với công việc nhưng với đôi bàn tay nhỏ bé của mình, Ngọc thoăn thoắt cắt băng dính, dán khung một cách thuần thục, khiến nhiều người lớn tuổi rất ngạc nhiên.

{keywords}
Cháu Trần Thị Như Ngọc (SN 2012, học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Quang Lộc) theo mẹ đến lớp học nghề.

Ngọc chia sẻ: "Được mọi người khen cháu thấy rất vui, nhưng ước mơ của cháu là sau này trở thành một cô giáo".

Người lớn tuổi nhất lớp học là bà Thu (70 tuổi, thôn Yên Lạc). Bà Thu có chế độ lương hưu, hiện sống cùng cháu dâu nhưng tìm đến lớp học như để nhớ lại một thời son trẻ.

{keywords}
Bà Thu nghiên cứu mẫu giỏ đựng hoa quả để chuẩn bị bắt tay vào việc học.

“Thời thanh niên từng đan thêu đủ loại, sau này thì làm ruộng và chằm tơi. Giờ già rồi phải học từ từ, làm rồi quen, không như mọi người được”, bà Thu chia sẻ.

Sau khi được người hướng dẫn giới thiệu về giỏ đựng hoa quả làm từ bèo tây bằng kỹ thuật xương cá và trình tự các bước để tạo nên sản phẩm này, không ai bảo ai, các học viên nhanh chóng lựa chọn những nguyên liệu cần thiết để thực hiện.

Mỗi người một góc, người dán khung, người chẻ nan, người chạy đi lấy bèo, người chạy lại xem mẫu. Nơi người này hỏi, chỗ người kia cần giúp đỡ, khung cảnh thật náo nhiệt và người hướng dẫn cũng bị “xoay” như chong chóng.

Bà Đặng Thị Hiền (66 tuổi, thôn Yên Lạc) cho biết: “Con cháu đi làm ăn xa, nhà có 3 sào ruộng đã xong việc gieo dắm. Được trung tâm tổ chức học nghề, trước thì tôi tham gia khuấy động phong trào, làm cho vui, sau nữa thì kiếm thêm ít thu nhập tuổi già”.

Ngoài người dân địa phương, lớp học này còn có một số người quê Thạch Hải (Thạch Hà) tham gia. Trong quá trình đến nhập bèo, các chị cũng tranh thủ ngồi học với mong muốn sau này sẽ trực tiếp gia công sản phẩm.

{keywords}
Trong quá trình đến nhập bèo, nhóm người quê Thạch Hải (Thạch Hà) cũng tranh thủ học nghề để trực tiếp gia công sản phẩm.

Người để lại ấn tượng khá lớn về tinh thần học tập là bà Đào (64 tuổi, xóm Hương Đình). Mặc dù thời gian đã quá trưa, người học đã về hết nhưng bà Đào vẫn miệt mài với sản phẩm của mình.

Khi được hỏi, bà Đào cho biết: “Chưa được là chưa về, thêu chữ trên gối rất khó còn làm được thì cái này không thể đầu hàng. Khó thì không khó, nhưng đôi khi đến góc là hay quên. Nếu sai ở góc thì sẽ dẫn đến lỗi cả loạt luôn”.

{keywords}
Mặc dù người học đã về hết nhưng bà Đào (64 tuổi, xóm Hương Đình) vẫn miệt mài với sản phẩm của mình.

Trao đổi với PV Infonet, bà Hồ Thị Hoa, người trực tiếp hướng dẫn lớp học cho hay: “Người dân học tập rất nhiệt tình. Do đây là nghề mới nên bước đầu ai đến học cũng thấy bỡ ngỡ, nhưng quyết tâm thì họ sẽ làm được”.

“Cái hay của nghề này là làm tranh thủ lúc nhàn rỗi, chỉ cần một người biết làm là cả nhà làm được. Có thể vừa xem tivi vừa làm việc, con dán khung, bố bo nan, mẹ đan giỏ”, bà Hoa nói thêm.

{keywords}
Bà Hồ Thị Hoa, người trực tiếp phụ trách kỹ thuật đan giỏ đang hướng dẫn cho học viên.
{keywords}
Khi kiểm tra, thấy sản phẩm nào bị lỗi, bà Hoa sẽ yêu cầu học viên tháo ra làm lại cả một khúc dài để rút kinh nghiệm và làm cho đẹp.

Chia sẻ với PV về lớp học này, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Phó giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng xã Quang Lộc - Sơn Lộc bày tỏ: “Đây là một nghề mới, có thể tạo công ăn việc làm trực tiếp và lâu dài cho người dân. Do là nghề mới nên cần được bổ sung nguồn hoặc đưa vào trong chương trình đào tạo nghề nông thôn theo đề án của tỉnh”.

{keywords}
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Phó giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng xã Quang Lộc - Sơn Lộc cũng tham gia làm việc để động viên phong trào.
Lội sông cắt cây dại mọc tràn lan, nông dân 'gãi ngứa' kiếm tiền ngày nông nhàn

Lội sông cắt cây dại mọc tràn lan, nông dân 'gãi ngứa' kiếm tiền ngày nông nhàn

Mấy hôm nay, tại khu vực bờ Nam sông Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) người dân tập trung rất đông để thu hoạch bèo tây, biến loài bèo dại trở thành đồ dùng mỹ nghệ, đem lại thu nhập trong lúc nông nhàn.

Trần Hoàn

Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn

Nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024, với mong muốn mọi người, mọi nhà được đón Tết an vui, đầm ấm, Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách trên cả nước.

Chơi hụi online, 3 chị em gái mất tiền tỷ, còn bị thách 'kiện tưng bừng đi'

Với hình thức huy động góp phường (hụi) online trên mạng xã hội, hàng chục người ở Nghệ An bị chủ phường tuyên bố không có khả năng trả nợ, trong đó trường hợp đặc biệt là một gia đình có 3 chị em cùng tham gia.

Người đàn ông miền Tây hơn 10 năm vận động trồng cây thuốc chữa bệnh miễn phí

Hơn 10 năm nay, lương y Phạm Văn Hiểm miệt mài 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', vận động bà con trồng cây thuốc nam, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Người mẹ kể lại thời khắc bố bạo hành con gái rạn xương vai

Khi bố đang hát với bạn, cháu bé cứ đòi mẹ mở sang tivi để xem. Thấy vậy, người mẹ mang con ra ngoài đánh thì xảy ra sự việc bố bạo hành con gái rạn xương vai.

Những buổi ‘hẹn cùng thanh xuân’ dành riêng người cao tuổi

Chương trình truyền hình thực tế “Có hẹn cùng thanh xuân”, do Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV tổ chức, sắp lên sóng VTV3 ngày 22/10, gửi gắm thông điệp tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người đến người cao tuổi.

Đà Nẵng: Mang 'Ba Na Hills xuống phố'

Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà vừa đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills - một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2023 ‘đốn tim’ cộng đồng runner

Ban Tổ chức giải chạy VPIM 2023 vừa công bố hình ảnh áo đấu và huy chương VPIM 2023 trên fanpage, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng runner.

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón năm học mới

Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước.

Khám phá thiên đường ẩm thực Bà Nà Hills

Nếu bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon quên lối về khi đến Bà Nà Hills, bạn đã bỏ lỡ một trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ bậc nhất trong chuyến du hí tại thành phố bên sông Hàn.

Hơn 1 triệu ly sữa đón học sinh vùng khó đến trường

Vào năm học mới 2023-2024 sắp tới đây, hàng chục ngàn em nhỏ tại nhiều điểm trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em sẽ tiếp tục nhận sữa từ Vinamilk và Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam, hoàn thành cam kết trao tặng 1,5 triệu hộp sữa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !