Đà Nẵng: Phát triển kinh tế mà văn hóa không vững chắc thì sẽ lung lay, bất ổn

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng: “Không có sự bền vững về văn hóa thì rất khó có sự bền vững về kinh tế. Kinh tế thu được nhiều tiền mà văn hóa không vững chắc thì sẽ lung lay, bất ổn, ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp phát triển chung!”

Sáng 30/10, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng đã chủ trì cuộc họp lần cuối để nghe Sở VH-TT-DL và các ngành liên quan báo cáo kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội hai bên bờ sông Hàn năm 2016, chủ yếu tập trung trên đường Bạch Đằng ở bờ Tây (từ Bảo tàng điêu khắc Chăm đến giáp đường Đống Đa – Như Nguyệt) và đường Trần Hưng Đạo ở bờ Đông (từ cầu Rồng đến khu vực sân khấu thi trình diễn pháo hoa quốc tế).

Theo Phó Giám đốc Thường trực Sở VH-TT-DL Đà Nẵng Trần Quang Thanh, mỗi ngày có hàng ngàn du khách và người dân đến hai tuyến đường này để tham quan, mua sắm, đi dạo, ngắm cảnh sông Hàn với các công trình lớn, các cây cầu đẹp, nhất là về đêm. Tuy nhiên, hiện các hoạt động vui chơi giải trí trên hai tuyến đường này chưa được tổ chức có hệ thống, chưa đầu tư đồng bộ. Vì vậy, việc hình thành trục văn hóa – lễ hội ở hai bờ sông Hànlà cần thiết, vừa cấp bách, vừa lâu dài nhằm đáp ứng sự phát triển cả về văn hóa và du lịch của Đà Nẵng.

Đà Nẵng: Phát triển kinh tế mà văn hóa không vững chắc thì sẽ lung lay, bất ổn - ảnh 1

Phó Giám đốc Thường trực Sở VH-TT-DL Đà Nẵng Trần Quang Thanh trình bày kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội hai bên bờ sông Hàn năm 2016 (Ảnh: HC)

Sở VH-TT-DL Đà Nẵng đã hình thành kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội hai bên bờ sông Hàn năm 2016 với hai phần chính. Theo đó sẽ có các hoạt động diễn ra thường xuyên vào dịp cuối tuần như “Âm nhạc đường phố” (tối thứ 7, mỗi tháng 2 lần); biểu diễn nghệ thuật phục vụ khác giả xem cầu Rồng phun lửa, phun nước (tối thứ 7 hàng tuần); tổ chức thí điểm biểu diễn Nhạc hơi (sáng Chủ nhật hàng tuần); biểu diễn nghệ thuật truyền thống (tối Chủ nhật hàng tuần); hoạt động “Sân chơi cuối tuần” (tối Chủ nhật, mỗi tháng 2 lần).

Bên cạnh đó, nhân các sự kiện lớn như Đại hội Đảng toàn quốc, Tết Bính Thân, đoàn đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race đến Đà Nẵng, Đại hội Thể thao bãi biển châu Á và các ngày lễ, các dịp kỷ niệm trong năm 2016 cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động đáng chú ý như triển lãm ảnh nghệ thuật, ca múa nhạc, giao lưu văn hóa nghệ thuật và ẩm thực, giới thiệu văn hóa truyền thống của đồng bào Cowtu, tổ chức “Ngày sách Đà Nẵng”, chợ phiên “Đồ xưa Đà thành”, liên hoan nghệ thuật dành cho người nước ngoài, lướt ván trên sông Hàn…

Đà Nẵng: Phát triển kinh tế mà văn hóa không vững chắc thì sẽ lung lay, bất ổn - ảnh 2

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: HC)

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội VHNT Đà Nẵng, các hoạt động văn hóa – lễ hội hai bờ sông Hàn cần đa dạng, khác biệt để không chỉ diễn ra trong năm 2016 mà còn làm tiền đề cho các năm sau, và đặc biệt là không chỉ mang tính biểu diễn mà cần tăng cường tính giao lưu, sự tham gia của cộng đồng, của công chúng để tăng hiệu quả xã hội, tăng sức hấp dẫn. Từ đó dần dần đi đến thực hiện xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động này, thay vì chỉ là các đơn vị của nhà nước đứng ra đảm nhận.

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng nêu rõ, mục đích của việc xây dựng trục văn hóa, lễ hội ở khu vực hai bên bờ sông Hàn là để giữ gìn, tôn tạo bản sắc văn hóa bản địa của Đà Nẵng và phát triển văn hóa đó trở thành động lực cho phát triển kinh tế. Đây là mục tiêu quan trọng nhất chứ không chỉ là hình thành nên các sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch.

Theo ông, Đà Nẵng cũng có bề dày văn hóa nhất định, nhưng so với một số nơi khác thì chưa bằng. Cách hành xử đối với trục văn hóa - lễ hội hai bờ sông Hàn là xem đây là tiền đề để xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn hóa, tu bổ và làm dày thêm bề dày văn hóa của TP, để khi nghĩ đến Đà Nẵng là du khách sẽ nghĩ đến những truyền thống văn hóa, sự kiện văn hóa thực sự ấn tượng. Từ đó mà để lại cho con cháu các di sản văn hóa lớn hơn, đặc sắc hơn.

Đà Nẵng: Phát triển kinh tế mà văn hóa không vững chắc thì sẽ lung lay, bất ổn - ảnh 3

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng: "“Không có sự bền vững về văn hóa thì rất khó có sự bền vững về kinh tế!" (Ảnh: HC)

Trên tinh thần đó, ông cơ bản thống nhất với kế hoạch do Sở VH-TT-DL đề xuất nhưng yêu cầu phải tiến dần tới việc nhân dân làm văn hóa là chính. Ông tán thành phải có sự tham gia nhiều hơn nữa của quần chúng vào các hoạt động văn hóa – lễ hội hai bờ sông Hàn. Chỉ có nhà nước, các nhà nghệ thuật là chưa đủ mà phải làm cho người dân cùng tham gia. Vì vậy, tỉ lệ các sự kiện trước mắt là nhà nước 70, người dân 30; dần dần tiến đến 50/50; rồi 30/70; và đến một thời kỳ nào đó thì nhà nước không làm mà chỉ định hướng, còn tự người dân làm. Phải có sự tham gia của người dân vào sự kiện chung thì mới hấp dẫn, mới thành công được!

Cùng với yêu cầu bổ sung các hình thức tổ chức hoạt động kết hợp giữa dưới nước với trên bờ (như hoa đăng, nhạc nước…), ông Đặng Việt Dũng cũng đề nghị hai quận Hải Châu, Sơn Trà có thêm các hoạt động phụ trợ; đồng ý tổ chức thêm hoạt động “mỹ thuật đường phố” để thầy trò trường VHNT phục vụ người dân và du khách, yêu cầu phát động người dân dọc hai bờ sông Hàn trang trí nhà cửa, treo hoa, thắp đèn… vào các dịp cuối tuần mà ông tin là “khi người dân tham gia thì sẽ có nhiều ý tưởng rất hay”…

“Về lâu dài, Đà Nẵng còn phải làm nhiều việc chứ không chỉ việc này. Các thiết chế văn hóa là phần nòng cốt để xây dựng đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư, của từng người dân. Qua đó có được nền tảng văn hóa vững chắc do chính người dân xây dựng. Khi ấy chúng ta mới có được sự bền vững về kinh tế. Không có sự bền vững về văn hóa thì rất khó có được sự bền vững về kinh tế. Kinh tế có thu được nhiều tiền bao nhiêu mà văn hóa không vững chắc thì sẽ lung lay, bất ổn, ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp phát triển chung!” – ông Đặng Việt Dũng nhấn mạnh.


HẢI CHÂU

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !