Chung thủy với nghiệp trồng rừng

Những năm tháng gian khổ của cuộc chiến tranh chống Mỹ đã rèn đúc cho ông Trần Thanh Long - vị giám đốc gần bốn mươi năm chung thủy với nghiệp rừng sự năng động, luôn đổi mới cách nghĩ, cách làm để tạo ra một hướng đi đúng với dòng chảy của kinh tế thị trường.
Chung thủy với nghiệp trồng rừng - ảnh 1
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh trao Huân chương Lao động cho ông Trần Thanh Long.

 Gian nan từ thuở hàn vi

Thú thật, tôi quen biết ông Long đã hơn 15 năm, nhưng gặp ông không quá 10 lần và “gặp nhau lần nào cũng vội” bởi ông là “con người của công việc”. Biết tính ông nên tôi và đồng nghiệp mỗi lần qua lại đều trao đổi nhanh, những vấn đề mới để ông hào hứng cung cấp thông tin. Tôi nhớ  hai lần ở lại ăn cơm với ông tại đơn vị, mỗi lần ăn như thế nhìn kim đồng hồ đã chỉ 13 giờ và người mệt mỏi,  mồ hôi vã ra sau chuyến “chui từ rừng về”. Một lần xem đơn vị ông thử nghiệm trồng măng Bát Độ, một lần theo ông triển khai chiến dịch truy quét nạn sâu róm phá hoại rừng thông. Hai lần thực tế như vậy tôi đều cảm nhận sự vất vả của công nhân trồng rừng và giám đốc làm nghề rừng như ông.

Bây giờ nhớ lại vẫn thấy thương ông khi thì bị nhiễm độc từ hơi thuốc trừ sâu làm ngạt phổi huyết áp tăng cao, phải nằm viện mấy tuần liền, khi thì hai chân bị sưng vù vì chạm vào sâu róm phải dùng kháng sinh liều cao điều trị.

Giám đốc Trần Thanh Long người cao mập, với khuôn mặt chữ điền, nước da bánh mật, đôi mắt đen luôn mở to đầy cương nghị. Cũng từ đôi mắt ấy nhen lên trong ông một nghị lực vượt khó, một hoài bão lớn lao. Con người này không bảo thủ, không bao giờ chịu trói buộc trước những tư duy cũ.

Những người bạn bằng hữu khi hỏi chuyện đời tư, ông Trần Thanh Long kể rằng quê ông ở xóm Thượng Ích ( xã Đức Lâm, Đức Thọ, Hà Tĩnh). Theo bà Tình, mẹ ông thuật lại sau này: ông sinh  năm 1952 vào đúng giữa rằm tháng Tám. Năm ấy lụt lớn. Cái ngày ông chào đời, gió mưa tức tưởi, nước đã dâng lên lấp xấp cột nhà. Ông Quyền khi biết vợ trở dạ nhanh chân dìu bà lên chạn, rồi tất tưởi gọi bà hàng xóm tốt bụng và giàu kinh nghiệm đỡ đẻ giúp. Ông Quyền lọ mọ đưa chiếc nồi đất để đun nước sôi và tìm que nứa vót thật sắc để bà ấy cắt rốn. Đơn giản vậy nhưng rồi vẫn “mẹ tròn con vuông”... Ông Quyền mừng rỡ khôn xiết nấu ấm nước chè xanh thơm ngon mời làng xóm.

Tình người trong bão lụt ở Đức Lâm thật nghĩa tình, thuỷ chung. Người đội mưa đội gió, người chèo thuyền băng lũ đến trợ giúp thêm cho gia đình ông Quyền ít con cá khô, dăm lon gạo, vài cân khoai lang vườn. Cầm tinh năm con Rồng nên bố ông đặt tên ông là Long. Cậu bé Trần Thanh Long lớn lên trong vùng quê nghèo, gia đình ông lại càng khốn khó hơn bởi bố mẹ ông nông dân thời ấy cứ nghĩ  “trời sinh voi sinh cỏ” nên lần lượt xếp hàng một “tiểu đội” với 11 người con và Trần Thanh Long là người con cả.

Đến bây giờ ngẫm lại ông cũng không hình dung nổi sao mình lại chống chọi được những đợt rét giá mùa đông, bận manh áo rách, quần cộc đi mò cua hết ruộng này đến ruộng khác. Chưa đầy mười tám tuổi Trần Thanh Long đã háo hức mong được vào quân ngũ. Nhưng khốn nỗi cả 5 lần khám tuyển, Trần Thanh Long đều bị “bật ra khỏi đội hình”, bởi cơ thể ông có “trục trặc” về bệnh tim hai lá. Ngày ấy nếu không vào được bộ đội thì có thể tình nguyện đi thanh niên xung phong. Năm 1969  sau khi học hết phổ thông trung học, Trần Thanh Long đã rời luỹ tre làng gia nhập đội TNXP mở đường (thuộc đội 1 – Công ty xây dựng cơ bản lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh). Với 9 năm làm công nhân cầu đường, chàng thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết Trần Thanh  Long  đã vượt qua bao đèo cao suối sâu, phân biệt rõ các loài sên, loài muỗi hút máu.. Nếm trải những đêm nằm lán trại gặp mưa to ướt sũng chăn màn… Nếm trải những ngày thiếu lương thực, khẩu phần ăn trưa chỉ được cấp chiếc bánh mì bằng nắp chuông xe đạp.. Bàn tay càng dày thêm nốt chai, Trần Thanh Long càng hiểu đích thực hơn ý nghĩa cuộc đời trai trẻ sống là cống hiến.

Chung thủy với nghiệp trồng rừng - ảnh 2
Trồng cao su trên đất Sơn Hồng của Công ty Cao su Hương Khê..

Không có việc nào cấp trên giao Trần Thanh Long từ chối và mỗi việc dù to hay nhỏ đều cố gắng hoàn thành. Trần Thanh Long tâm sự: “Tôi có kỹ năng giao tiếp xã hội và nói năng lưu loát nhờ một thời làm cán bộ đoàn, có ý thức chi tiêu bắt đầu từ làm chân tiếp phẩm tính toán từ mớ rau, quả trứng mua về nấu ăn cho tập thể”.

 “Mốc son” cho sự nghiệp trồng rừng

Bây giờ nhắc tới Trần Thanh Long, Tổng giám đốc Công ty TNHH- MTV Cao su Hương Khê Hà Tĩnh không ai không biết và thán phục. Thán phục một con người “miệng nói tay làm, tai lắng nghe”. Nhiều kinh nghiệm thực tiễn qua quá trình làm việc ở nhiều cơ quan khác nhau trên lĩnh vực lâm nghiệp đã giúp cho ông về phương pháp điều hành bộ máy, quản lý và định hướng đi đúng cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

Bây giờ nhắc lại hẳn không ít người vẫn ngạc nhiên vì cứ tưởng nghề kinh doanh như ông được sự ân sủng của tài nguyên rừng béo bở lắm. Sự thật khi ông Trần Thanh Long nhận quyết định điều động của Sở lâm nghiệp Hà Tĩnh về làm Giám đốc Lâm trường trồng rừng Hương Khê (vào tháng 3/1996) trong bối cảnh doanh nghiệp này đang có nguy cơ đổ bể. Chẳng hiểu ông giám đốc cũ làm ăn kiểu gì mà những cánh rừng thông bạt ngàn, dồi dào sức nhựa lại bị dồn ứ trên cây vì không có khách hàng. Làm sản xuất kinh doanh khi không tiêu thụ được sản phẩm thì “dạ dày” người lao động bị “lép kẹp” là điều tất yếu. Hàng trăm công nhân nghỉ việc không lương, nợ quá hạn của Ngân hàng lên tới 300 triệu đồng. Tình đoàn kết trong nội bộ bị rạn nứt nghiêm trọng, do phó giám đốc và giám đốc “đấu tố nhau”. Nhà cửa ẩm mốc, hoang phế, quạnh hiu. Tài sản đơn vị hồi ấy chỉ còn độc nhất một chiếc xe ô tô Uoat “vừa đi vừa đẩy”. Một cán cán bộ lãnh đạo trong ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh lo lắng tới mức giãi bày với cán bộ tổ chức: “Không khéo đưa cậu Long về lại dìm cậu xuống vực luôn”.

Nhưng ông Long thì không sợ bởi ông đã “lập trình được trong đầu mình” những giải pháp khá cụ thể khi nhìn rõ được tiềm năng của rừng và sức mạnh người lao động. Ông Long trăn trở: "Một doanh nghiệp được giao quản lý tới 13.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có hơn 3000 ha rừng thông mà 200 công nhân phải chịu đói thì vô lý quá". Vấn đề lớn được ông gỡ “sợi  chỉ rối” lúc này là tạo niềm tin cho người lao động và tìm thị trường, đối tác để lưu thông sản phẩm nhựa thông.

Cuộc họp đầu tiên ra mắt giám đốc mới với cán bộ và công nhân cũ, ông Long đứng trên bục hội trường chỉ nói rất ngắn gọn: “Tôi được điều về đây các đồng chí hiểu rồi, các đồng chí có thể chưa tin tôi nhưng tôi rất tin các đồng chí. Lúc này hơn lúc nào hết phải củng cố lại tình đoàn kết trong nội bộ. Không được kéo bè kéo cánh, không bới móc chuyện cũ để gây hoang mang cho mọi người”. Cuộc họp xoay quanh chủ đề khô cứng là “chỉnh đốn tư tưởng người lao động” nhưng ai nghe cũng thấy ông giám đốc mới nói có lý, có tình. Họ cảm thấy nhẹ người và trút được những bức xúc, buồn nản từ lâu đang dồn nén trong lòng họ. Nhưng củng cố tư tưởng cho cán bộ, công nhân trong cơ quan chưa đủ mà phải siết chặt kỷ cương trong Đảng… Càng tiếp xúc với nhiều đảng viên trong đơn vị ông nhận thấy nguyên nhân của mọi nguyên nhân bắt đầu từ đảng viên thiếu gương mẫu trong công việc, thiếu ý thức xây dựng tập thể. Chính vì thế vài tháng sau, khi Huyện uỷ Hương Khê xuống đơn vị làm việc và yêu cầu tổ chức đại hội chi bộ, nhưng ông Long phân tích rõ về thực trạng tình hình chi bộ ở đây phải tiếp tục chỉnh đốn và đấu tranh phê tự phê hơn nữa lúc đó đại hội chi bộ mới thành công rực rỡ. Một sáng kiến khiến ai cũng đồng tình cao và cuối năm đó đại hội đã diễn ra “thuận chèo mát mái” như dự kiến của ông.

Củng cố được lòng tin trong Đảng, trong quần chúng đó là nền tảng vững chắc nhất để Giám đốc Trần Thanh Long tin ở mình có thể xoay chuyển được tình thế trong sản xuất kinh doanh thích ứng với thị trường. Kể từ ngày ấy trở đi ông thường xuyên ăn không đúng bữa, ngủ không đúng giấc. Hết ra Hà Nội lại vào Sài Gòn, hết đệ trình hồ sơ từ cơ quan này lại tới cơ quan khác. Các chuyến công tác của ông ngày càng dày đặc. Một mình một chiếc cặp số, khi thì ngồi tầu chợ với mấy bà buôn trứng, khi thì bám xe ôm, có những lúc giữa trưa nắng phải tìm bóng cây râm dọc đường trải mấy tờ báo cũ nằm nghỉ tạm.

Những vất vả của ông đã được đền đáp. Sản phẩm nhựa thông của đơn vị đã được ký kết xuất khẩu sang Ấn Độ. Năm 1996, năm đầu tiên trong lịch sử đơn vị đã xuất khẩu được 970 tấn nhựa thông trong kế hoạch khai thác 1000 tấn nhựa.. Người lao động bắt đầu có mức thu nhập ổn định, cơ quan bắt đầu có được vốn liếng để trả nợ dần ngân hàng các khoản vay và nộp ngân sách cho nhà nước. Nhằm thuận lợi trong làm ăn với đối tác, năm 1997 Lâm trường trồng rừng Hương Khê chính thức đổi tên “Công ty sản xuất kinh doanh thông Hà Tĩnh”. Ông Long tâm sự: “Từ năm 1997 -2007, trong 10 năm ấy năm nào đơn vị cũng xuất khẩu được từ 700 - 900 tấn nhựa. Không chỉ giải quyết được việc làm cho công nhân đơn vị mà còn giúp cho hàng trăm nông dân có thêm thu nhập bằng việc chích nhựa”.

Chung thủy với nghiệp trồng rừng - ảnh 3
Vườn ươm giống cao su.

 Tôi hỏi ông Long: “Rừng thông đang đẹp thế và nguyên liệu đầu ra đang ổn định sao ông lại chuyển hướng sang trồng cây cao su?”. Ông Long cười vui và giải thích: “Trồng cao su là chiến lược lâu dài và bền vững nhất cho tương lai và định hướng này được Chính phủ khuyến khích. Chính vì thế tôi  đã tạo được cơ may và bước ngoặt cho đơn vị ngay từ lời thỉnh cầu trong một cuộc họp được đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự  tán đồng và ủng hộ”.

Giã biệt cây thông để trồng cây cao su khi đã được mọi cơ quan chức năng đồng thuận và Tổng công ty cao su Việt Nam tích cực vào cuộc để giúp đỡ ông - “người đứng mũi chịu sào” trong môi trường mới.

Nhưng một bài toán hóc búa mới lại bắt Giám đốc Trần Thanh Long tiếp tục giải đó là mâu thuẫn từ trong dân. Một số kẻ đã từng có mâu thuẫn với ông ngày xưa, tung tin kích động dân. Họ cho rằng, việc chuyển đổi một số diện tích rừng thông để trồng cao su là phá hoại kinh tế và môi trường. Chuyện viết đơn thư nặc danh tố cáo ông hàng tập chưa đủ, họ còn gửi tin nhắn qua điện thoại đe dọa... Nhưng tất cả những “ngón bài” đó không làm ông nhụt chí. Từ xung đột nhỏ đến xung đột lớn, xung đột nào người trực tiếp giải quyết hậu quả vẫn là Giám đốc Trần Thanh Long. Từ chuyện dành hẳn 1 năm trời ròng rã để người dân Sơn Hồng nghe và đồng thuận chuyển đổi hơn  850 ha rừng nghèo sang trồng cao su không chỉ có ông mà cán bộ nhân viên của ông cũng trưởng thành lên nhiều từ công tác dân vận. Lại nữa vụ 70 người dân Phương Mỹ quá khích chém 4 nhân viên bảo vệ cơ quan ông ở tiểu khu 161, ông Trần Thanh Long vẫn bình tĩnh giải quyết theo phương pháp không “đao to búa lớn” mà nhờ cơ quan pháp luật thuyết phục để  người có lỗi biết nhận lỗi... Bây giờ công ty đã mở ra tới 7 nông trường trồng cao su tại các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Sơn  với diện tích được quy hoạch 10.000 ha, hơn  4000 ha đất trồng cao su đã bắt đầu khép tán.

Giám đốc Trần Thanh Long đã nói đúng và làm đúng như thế. Ông Long chia sẻ: “Đời tôi đã được tặng nhiều bằng khen, huân chương và cả cúp vàng “Vì sự phát triển doanh nghiệp Việt Nam” nhưng điều hạnh phúc nhất của tôi đó là mái ấm gia đình , mái ấm đơn vị, mái ấm quê hương và mái ấm từ nhân dân”.

Một ngày không xa nữa, những cánh rừng cao su bạt ngàn màu xanh kia sẽ thi nhau tuôn dòng mủ trắng. Nghĩ đến ngày đó, ông Long lại càng thấy vui, vì những hướng “đột phá” trong chiến lược kinh doanh của mình đang trở thành hiện hữu....

Tháng 11/2012

Phan Thế Cải - Tháng 11/2012

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !