50 năm đọc thư, thờ người yêu

Cách ngày cưới 4 ngày bà nhận được tin người yêu – chồng chưa cưới đã anh dũng hy sinh, từ đó bà Xuyên ở vậy sống với ký ức qua những lá thư viết vội của bà và người yêu – liệt sỹ Hoàng Văn Kỷ.
50 năm đọc thư, thờ người yêu - ảnh 1

Bà Nguyễn Thị Kim Xuyên (Ảnh: Xuân Hải)

Đối với người lính trong chiến tranh thì những lá thư viết vội gửi về gia đình còn vương mùi khói súng, bom đạn hay những lá thư từ hậu phương gửi ra tiền tuyến là động lực để họ có thêm sức mạnh chiến đấu giành độc lập, thống nhất đất nước. Với họ những lá thư này được ví như “Những cánh thư thần thánh”.

Tranh thủ về phép ngỏ lời yêu

Bà cụ gần 80 tuổi mái tóc bạc trắng, khuôn mặt đầy nếp nhăn, đôi tay run run rót nước mời khách. Cả cuộc đời bà suốt 50 năm qua vẫn ở vậy một mình thờ người yêu đã hi sinh – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Văn Kỷ. Đó là bà Nguyễn Thị Kim Xuyên (75 tuổi, ở số nhà 54, đường Nguyễn Tạo, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Khi được hỏi về những kỷ niệm, mối tình của bà với liệt sỹ Nguyễn Văn Kỷ, bà cụ lặng đi, đôi mắt đỏ hoe, khuôn mặt trầm ngâm, dường như những ký ức 50 năm qua lại tràn về trào dâng trong tâm trí cụ.

Bà Xuyên kể, quê bà ở thôn Lai, xã Hoằng Lộc, Hoằng Hóa, Thanh Hóa, gia đình bà làm nghề dệt vải, còn gia đình liệt sỹ Hoàng Văn Kỷ (SN 1939 cùng tuổi với bà) làm nông nghiệp ở xóm Sau, cùng thôn với bà.

“Do ở cùng thôn nên tôi và anh Kỷ rất thân thiết, lớn lên thường đi sinh hoạt đoàn cùng nhau. Anh Kỷ không phải là người đẹp trai, nhưng ăn nói rất có duyên, hoạt bát, thật thà. Sau đó, anh đi bộ đội đến tháng 10/1964 anh về nghỉ phép và có ngỏ lời yêu với tôi, nhưng lúc đó tôi chưa đồng ý, vì tôi nghĩ không biết mình có đảm đương nổi công việc của nhà nông khi về làm dâu nhà anh không. Mãi đến khoảng đầu năm 1965, anh Kỷ được đơn vị cho về nghỉ phép và tiếp tục ngỏ lời với tôi, lúc đó tôi mới đồng ý yêu anh”, bà Xuyên nhớ lại.

Bà Xuyên kể tiếp: Thời điểm đó đất nước đang chiến tranh nên thời gian nghỉ phép của anh Kỷ rất ít, khoảng thời gian chúng tôi được ngồi bên nhau cũng vậy, vội vã rồi lại bịn rịn chia tay. Những lúc bên anh, hai chúng tôi chỉ động viên nhau cố gắng lao động, chiến đấu và mong cho nước nhà hòa bình, thống nhất để mãi được bên nhau.

Tiền tuyến ác liệt vẫn gửi thư động viên người yêu

Kể đến đây giọng bà Xuyên bỗng đượm buồn, dường như kỷ niệm của mối tình về thời khói lửa năm nào lại tràn về trào dâng trong bà. Sau hồi lâu im lặng bà Xuyên nhớ lại: Thời gian nghỉ phép của anh Kỷ chóng vánh trôi qua, tôi xin phép gia đình để được đưa tiễn anh ra tàu đi lên đơn vị phòng không không quân đóng quân ở Vĩnh Phúc. Không kỷ vật trao nhau làm kỷ niệm, chỉ với những cái bắt tay bịn rịn, thật chặt cùng những ánh mắt nhòe lệ thay cho lời hứa hẹn giữa tôi và anh Kỷ. "Đó cũng là lần cuối chúng tôi gặp nhau" - bà rưng rưng.

Sau khi tiễn người yêu lên đơn vị, bà đã xin đi học sơ cấp y trên thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Thời gian này, họ viết rất nhiều thư để thăm hỏi động viên nhau, người cố gắng học tập tốt, người hoàn thành nhiệm vụ. "Trong những lá thư gửi cho tôi anh Kỷ thường hay kể về quá trình anh lái máy bay tham gia chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng tháng 4/1965, tôi còn nhớ: “… Khi anh chạm tay vào cò súng, một chùm đạn thật căng trùm lên thân chiếc F105 làm nó bốc cháy, cắm thẳng xuống đất, được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người, được Chính phủ tặng Huân chương làm cho anh càng suy nghĩ vì thành tích của anh chưa có đáng là bao, có chăng đó cũng là công lao của Đảng, của nhân dân, anh chỉ là người thực hiện không có gì đáng kể…” .

Khi nhận đọc thư của anh, tôi càng yêu anh hơn. Tôi đã viết thư cho anh và hứa: “Anh là phi công, vậy thì em sẽ cố gắng học tập để xứng đáng với anh”. Trong nhiều lá thư, anh Kỷ cũng đã nói đến chuyện tổ chức đám cưới nhưng tôi cố động viên anh rằng: “Khi nào em học xong đi làm, đất nước hòa bình thống nhất lúc đó mình tổ chức lễ cưới cũng chưa muộn”.

Đến đầu năm 1967, khi bố anh Kỷ lên thăm con ở đơn vị đóng quân tại Vĩnh Phúc, anh có gửi bố anh mang về ít bánh kẹo để sang nhà tôi làm lễ ăn hỏi để tôi cùng gia đình sớm thu xếp lên đơn vị anh tổ chức lễ cưới tại đây. Được sự đồng ý của gia đình hai bên cho tổ chức lễ cưới tại đơn vị, chúng tôi rất vui mừng, mong từng phút, từng ngày được gặp nhau trong hạnh phúc lứa đôi và gia đình hai họ.

Những lá thư thần thánh - sức mạnh, tình yêu bất diệt cho người ở hậu phương

Giọng bà Xuyên nghẹn ngào: “Ngày 5/6/1967 đơn vị báo tin về gia đình “anh Kỷ đã hy sinh”, chỉ cách ngày chúng tôi dự định tổ chức đám cưới 4 hôm. Nhận được tin dữ, tôi suy sụp hoàn toàn nên đã phải nhập viện. Mỗi lúc tỉnh lại, tôi liền lật giở từng trang những lá thư của anh gửi về để đọc, càng đọc lại càng thương và nhớ anh nhiều hơn.

Từ ngày người yêu hy sinh, bà Xuyên thường xuyên sang nhà người yêu để thắp hương. Bà vẫn ở vậy để dành trọn tình yêu của mình cho anh. Trong suốt thời gian 20 năm sau khi người yêu hy sinh - liệt sỹ Hoàng Văn Kỷ, gia đình hai bên luôn động viên bà hãy lo cho cuộc sống, hạnh phúc của mình nhưng bà vẫn ở vậy.

Tới khi bước qua tuổi 50, bà mới nhận lời một người đàn ông khác để bầu bạn tuổi già. Tuy nhiên, sau hơn một tháng vui bên hạnh phúc mới, một lần phải đi mổ vì bị bệnh sỏi mật, người “đàn ông” của bà đã đốt hết những lá thư mà bà vẫn giữ gìn, nâng niu. Biết chuyện bà buồn bã, quyết định ra đi. Bát hương liệt sỹ Hoàng Văn Kỷ năm 1993 bà Xuyên đã mang vào chùa Thanh Hà, TP Thanh Hóa để thờ, để ngày ngày bà vào chùa tụng kinh cho linh hồn liệt sỹ Hoàng Văn Kỷ được siêu thoát nơi chín suối.

Mặc dù tuổi đã cao, nhưng tình yêu của bà vẫn dành cho liệt sỹ Hoàng Văn Kỷ qua những lá thư mà bà đã thuộc làu từng câu, từng chữ. Bà Xuyên giọng run run đọc lại từng câu, từng chữ lá thư mà liệt sỹ Hoàng Văn Kỷ gửi cho bà cách đây đã tròn 50 năm qua:

“Đêm qua anh nằm mơ thấy em, một giấc mơ tuyệt đẹp làm cho anh sảng khoái và sung sướng vô cùng. Trong đêm đông giá lạnh, anh chẳng hiểu có cách nào mà em lại đến được với anh, bên chiếc giường nhỏ hẹp chỉ vừa đủ một người nằm. Anh nhường chỗ cho em, em lại nhường cho anh, cuối cùng hai đứa phải nằm chung một chiếc giường nhỏ chật chội. Anh tưởng em sẽ trách anh, nhưng không, em không hề trách anh gì cả, trái lại em còn thương yêu anh hơn.

Qua đôi mắt em, trong những ngày xa cách, anh như đọc được tất cả nỗi niềm mong đợi của em trong những ngày xa cách và anh càng cố ý im lặng để cho em ngủ nhưng em cứ ôm chặt lấy người anh kể cho anh nghe không thiếu chuyện gì từ chuyện gia đình đến chuyện em đang có kế hoạch phấn đấu thành Đảng viên… rồi em hỏi đến bao giờ thì hòa bình? Anh đang định trả lời em thì chuông đồng hồ báo thức 5 giờ kém. Anh tỉnh dậy mới hay đó chỉ là giấc mơ.

Xuyên ạ! Người ta thường nói mơ điều lành là hay thấy điều dữ lắm, có đúng thế không? Nếu có đúng thì đó chỉ là thuyết duy tâm, còn người “duy vật” như anh chắc chắn không bao giờ đúng được, bởi không có cái gì ngoài ý thức của con người trong thế giới bao la này. Khi còn thanh niên anh mơ được vào hàng ngũ của Đảng thì đã được Đảng kết nạp. Khi học trường sĩ quan, anh mơ được Đảng và Bác giao cho anh bay trên đôi cánh bạc, rẽ mây, vượt gió lao thẳng tới quân thù bắt chúng phải đền tội thì bây giờ ước mơ đó cũng đã thành hiện thực… Anh muốn chứng minh rằng giấc mơ gặp em hôm qua là một giấc mơ vô cùng chính đáng, không sớm thì muộn cũng sẽ thành hiện thực. Rồi đất nước sẽ hòa bình và chúng mình sẽ ở mãi bên nhau…”

Những lá thư "thần thánh" ấy dường như không có khoảng cách giữa không gian và thời gian, kết nối yêu thương, giúp bà có thêm sức mạnh để cống hiến trong công việc. Giờ đây, tuổi đã cao, sức ngày một yếu, bà Xuyên vẫn lủi thủi, đơn chiếc trong căn nhà rộng nhưng trong từng giấc ngủ của bà vẫn luôn có bóng hình người yêu ở bên, tiếp thêm sức mạnh cho bà đi hết cuộc đời còn lại.

“Chính từ những lá thư của anh Kỷ gửi cho tôi từ trong chiến trường đã tiếp cho tôi thêm sức mạnh trong suốt 50 năm qua, những lá thư ấy như có thần để giúp tôi sống tiếp cuộc đời còn lại của mình”, bà Xuyên nói.

Xuân Hải

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !