Đời sống sinh viên tại ký túc xá ở Hà Nội những ngày giãn cách

Cũng như người dân, sinh viên ở lại các ký túc xá tại Hà Nội không được ra khỏi nơi ở khi giãn cách xã hội. Tuy nhiên, do đặc thù ở ký túc nên đời sống của sinh viên có những khó khăn riêng.

Bạn Nguyễn Vũ Thiên Ngân, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hiện đang ở Ký túc xá Mễ Trì (Hà Nội), chia sẻ: "Ký túc xá những ngày này khá là ảm đạm nhưng mình không buồn lắm, vì các bạn cùng phòng cũng ở lại đây, ngày ngày quây quần bên nhau, sinh hoạt, nói chuyện cũng vui. Do không được nấu ăn trong phòng nên Ký túc xá có chuẩn bị cơm hàng ngày. Thỉnh thoảng mình đổi bữa với mì tôm cho lạ miệng nhưng không nhiều, vì nó không đủ chất".

Đời sống sinh viên tại ký túc xá ở Hà Nội những ngày giãn cách - Ảnh 1.

Ngân cho biết cô có thể dành ra cả ngày để nghiền ngẫm sách

Thiên Ngân chia sẻ thêm: "Hiện mình thường đọc sách. Mới đây, Ký túc xá đã hỗ trợ cho mỗi phòng 1 thùng mì tôm, đúng loại mì mình thích nên mình rất vui. Ngoài ra, Ban Quản lý cũng vừa lập danh sách những sinh viên ở lại Ký túc xá trong mùa dịch để có phương án hỗ trợ từng bạn. Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông, đơn vị đào tạo của mình cũng vừa lấy danh sách các sinh viên đang gặp khó khăn tại Hà Nội để kịp thời giúp đỡ. Sự quan tâm của Ký túc xá và Viện khiến cho mình cảm thấy ấm lòng".

Ký túc xá Mễ Trì cho phép sinh viên quốc tế ở lại, với hình thức học trực tuyến, du học sinh có sự linh hoạt hơn khi tiếp tục theo đuổi việc học tập, đồng thời đáp ứng việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trong khuôn viên Ký túc xá.

Đời sống sinh viên tại ký túc xá ở Hà Nội những ngày giãn cách - Ảnh 2.

Chị Thanomphan Triwanitchakorn - nghiên cứu sinh ngành Ngôn ngữ học

Chị Thanomphan Triwanitchakorn, nghiên cứu sinh người Thái Lan cho hay: "Tôi sang Việt Nam từ tháng 3/2020 tới nay, chưa thể về nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trải qua hai lần giãn cách xã hội, tôi đã nắm rõ các biện pháp phòng dịch để bảo vệ mình cũng như những người xung quanh. Vì dịch nên mọi hoạt động liên quan đến học tập hay nghiên cứu đều sử dụng hình thức trực tuyến, ngoài ra để rèn luyện sức khỏe trong mùa dịch này, tôi thường tập yoga tại phòng".

Ông Nguyễn Đại Thắng, Trưởng Ban Quản lý Ký túc xá Mễ Trì, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: "Theo tinh thần của Chỉ thị 16, Ký túc xá triển khai một số biện pháp như: tuyên truyền để sinh viên thực hiện đúng chỉ thị; thành lập chốt ngay tại cổng chính, trực 24/24 kiểm soát sinh viên ra vào hàng ngày tại Ký túc xá; báo cáo số lượng sinh viên ở các phòng mỗi ngày; phối hợp với các tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực phẩm và tiền mặt cho những sinh viên ở lại Ký túc xá trong thời gian giãn cách xã hội".

Để đảm bảo sức khỏe cho sinh viên, Ký túc xá vẫn duy trì cung cấp các suất ăn cho sinh viên nội trú trong thời gian giãn cách này. Trong thời gian ở tại Ký túc xá, các bạn sinh viên đã chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch Covid-19. Tuân thủ thông điệp 5K, học và làm việc online, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết.

Đời sống sinh viên tại ký túc xá ở Hà Nội những ngày giãn cách - Ảnh 3.

Chốt kiểm soát của Ký túc xá Mễ Trì

Dịch bệnh Covid-19 là thách thức nhưng cũng là cơ hội để sinh viên nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc năng lực bản thân để thích nghi với những biến cố, thay đổi không ngừng của xã hội.

Bạn Chu Hồng, sinh viên tại Ký túc xá Pháp Vân-Tứ Hiệp, chia sẻ: "Những ngày đầu giãn cách, mình khá hoang mang, nhưng giờ mình đã cân bằng lại được tâm lý rồi. Ký túc xá hiện tại khá vắng và yên tĩnh, Ban Quản lý cũng thắt chặt công tác phòng chống dịch bệnh hơn. Mình đang tập chung cho 2 khóa học online, chuẩn bị cho kế hoạch sau khi tốt nghiệp đại học. Ngoài ra, mình cũng tận dụng thời gian này để đọc sách và xem phim, coi đây là khoảng thời gian để hoàn thiện bản thân mình".

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội, các trường học trên địa bàn thành phố đã chuyển sang hình thức học trực tuyến hoặc đang trong kỳ nghỉ hè. Ký túc xá là nơi tập trung đông sinh viên, nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh, đảm bảo an toàn tối đa cho sinh viên, nhiều trường đại học đã quyết định tạm dừng hoạt động của Ký túc xá.

Đời sống sinh viên tại ký túc xá ở Hà Nội những ngày giãn cách - Ảnh 4.

Nhiều bạn sinh viên lựa chọn ra ở trọ để đi làm khi Ký túc xá đóng cửa

Còn bạn Tạ Thị Quỳnh Thương, sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội, nói: "Do đang đi làm nên mình không về quê mà quyết định ra ngoài ở trọ trong thời gian này. Chi phí sinh hoạt khi ở trọ cao hơn nhiều so với Ký túc xá, nhưng mình luôn coi đây là lần tập dượt cho cuộc sống sau này. Đóng cửa Ký túc xá là giải pháp đồng bộ với việc nghỉ học tập trung, tránh mất kiểm soát về y tế đối với sinh viên và Ban Quản lý, cộng thêm việc Ký túc xá đang tu sửa lại cơ sở hạ tầng, nhà ở cho sinh viên nên mình có thể hiểu và thông cảm được".

Dịch Covid-19 tại Hà Nội đang diễn biến rất phức tạp, mức độ lây lan nhanh, các ổ dịch mới phân tán rộng trên nhiều địa bàn của thành phố. Khi số ca mắc có xu hướng gia tăng thì lo lắng, thương con… là tâm lý chung của các bậc phụ huynh khi có con ở lại đây trong thời gian giãn cách xã hội.

Cô Vũ Thị Bích Hạnh, phụ huynh của một bạn sinh viên tâm sự: Thật sự giờ đây tôi rất nhớ con gái, thương con đi học xa nhà, đặc biệt trong thời điểm bệnh dịch phức tạp như hiện nay. Tôi chỉ biết cầu nguyện cho bệnh dịch chóng qua để mọi người ổn định lại cuộc sống, con gái và các bạn sinh viên hãy cố gắng lên. Mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp, cố lên Hà Nội!

Dịch Covid-19 bùng phát lần này có nhiều diễn biến phức tạp và gây khó khăn cho việc phòng và chống. Các bạn sinh viên sinh viên hãy cùng chung tay thực hiện tốt Chỉ thị 16 của Chính phủ, thực hiện tốt 5K, giữ vững tinh thần lạc quan... để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.

Chàng sinh viên có biệt danh 'thần game' nhưng lại chăm chỉ như 'học bá' trong dịp giãn cách xã hội

Chàng sinh viên có biệt danh 'thần game' nhưng lại chăm chỉ như 'học bá' trong dịp giãn cách xã hội

Dịp giãn cách xã hội tuy khiến giới học sinh, sinh viên cảm thấy nhàm chán nhưng trong đó vẫn có những người tìm được niềm vui học tập, rèn luyện bản thân để đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ.

Theo phunuvietnam.vn

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !