Đội Đặc nhiệm Giao Long của Trung Quốc có sức mạnh như thế nào?

Mới đây, nhân ngày kỷ niệm 72 năm thành lập Hải quân Trung Quốc, Bắc Kinh đã công bố một số thông tin về đội đặc nhiệm bí ẩn mang tên “Giao Long” của Hải quân.

Trong một đoạn clip hiếm hoi được công bố nhân dịp kỷ niệm 72 năm thành lập Hải quân Trung Quốc (23/4), Bắc Kinh đã tiết lộ một số thông tin về Đội Đặc nhiệm Giao Long – đơn vị bí ẩn nhất và thiện chiến nhất của Hạm đội Nam Hải. Đoạn clip cho thấy đội Giao Long đã được nâng cấp một số trang bị vũ khí mới như súng trường, súng tiểu liên.

{keywords}
Đội Đặc nhiệm Giao Long của Hải quân Trung Quốc. Nguồn: Sina.

Đội Giao Long thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến Trung Quốc, được biên chế cho Hạm đội Nam Hải, được Trung Quốc ca ngợi cùng 2 đội đặc nhiệm khác của Không quân, Lục quân là “trên biển có giao long, mặt đất có mãnh hổ, không trung có hung ưng, chống khủng bố có tinh anh”.

Để có thể trở thành thành viên của các lực lượng này thì tỷ lệ đào thải khi sàng lọc là 50%, đồng thời phải trải qua hơn một năm huấn luyện cường độ cao. Lực lượng này được coi là có năng lực tương đương với đội biệt kích SEALS nổi tiếng của Hải quân Mỹ.

Là lực lượng đặc biệt của Thủy quân lục chiến, đội Giao Long được Trung Quốc quảng bá là chuyên gia trong các hoạt động tác chiến dưới nước, tập trung vào các nhiệm vụ như đột kích và trinh sát dưới nước, phá hủy dưới nước và các hoạt động chống khủng bố dưới nước.

Tháng 12/2008, đội Giao Long đã được Trung Quốc bí mật đưa đến vịnh Aden để thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển trong điều kiện tác chiến thực tế. Đến nay, hoạt động này đã được Trung Quốc công khai và trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng này.

Đặc nhiệm Giao Long ghi điểm vào năm 2015 khi Bắc Kinh tiến hành chiến dịch sơ tán công dân khỏi xung đột Yemen, và năm 2017 khi chiếm lại một tàu chở hàng bị cướp biển khống chế ngoài khơi Somalia.

Vũ khí chính của đội Giao Long có súng trường tấn công dưới nước QBS-06, được coi là loại súng trường tương đương với súng trường APS mà lính đặc nhiệm hải quân Nga sử dụng.

APS có từ thời Liên Xô, được thiết kế để chống lại các cuộc tấn công người nhái của Mỹ. APS – từ viết tắt trong tiếng Nga có nghĩa là “Súng trường tấn công đặc biệt dưới nước” – có cùng kích thước và đặc tính kỹ thuật với súng trường tấn công AK-47.

QBS-06 của đội Giao Long sử dụng loại đạn DBS-06 5,8mm đặc biệt, với tốc độ bắn 600 viên/phút. Ngoài ra, lực lượng này còn sở hữu súng lục dưới nước QSS-05. Loại vũ khí này sử dụng đạn 8mm – được cho là lấy cảm hứng từ súng lục dưới nước SPP-1 4,5mm từ thời Liên Xô, sử dụng loại đạn phi tiêu.

{keywords}
Đội Giao Long hầu như luôn chìm trong “bí ẩn”. Nguồn: Sina.

Mặt nạ thở của Đặc nhiệm Giao Long có những cải tiến cho phép thợ lặn ở dưới nước lâu hơn. Bên cạnh đó, ống thở không tạo ra bong bóng giúp thợ lặn che giấu tốt vị trí của mình.

Quân đội Mỹ từng cảnh báo, các lực lượng đặc nhiệm hải quân có vai trò đặc biệt quan trọng, cho phép Trung Quốc có thể phát động chiến dịch quân sự ở bất kỳ điều kiện tác chiến nào.

Thời gian qua, đội đặc nhiệm Giao Long được Trung Quốc sử dụng để làm công cụ tuyên truyền sức mạnh Hải quân Trung Quốc, khi liên tục lồng ghép, quảng bá hình ảnh của lực lượng này bằng các bộ phim điện ảnh, video tuyển quân.

Mặc dù tuyên truyền rộng rãi, nhưng Trung Quốc chưa bao giờ tiết lộ về số lượng cũng như các những thông tin về lực lượng đặc nhiệm hải quân của mình. Điều này nhằm đảm bảo lực lượng Giao Long ẩn mình và được tích hợp sâu hơn với các đơn vị khác trong các hoạt động tác chiến chung.

Mỹ nâng cao cảnh giác khi tàu sân bay Trung Quốc chuẩn bị ra biển lớn

Mỹ nâng cao cảnh giác khi tàu sân bay Trung Quốc chuẩn bị ra biển lớn

Trung Quốc được cho là đang xây dựng bến cảng mới phục vụ tàu sân bay ở căn cứ tại Djibouti, nhằm biến ước mơ “hạm đội biển xanh” thành sự thật.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !