Độc lạ món bánh ngọt lâu đời của Nhật Bản chỉ có tại một cửa hàng duy nhất
Cửa hàng bánh kẹo thời Edo (từ năm 1603 đến năm 1868) đã học công thức bí mật từ một nhà sư trên ngọn núi ở Kyoto tạo ra thứ bánh ngọt đặc biệt có truyền thống lâu đời nhất Nhật Bản.
Seijokankida, món bánh ngọt lâu đời nhất của Nhật Bản chỉ có tại một cửa hàng duy nhất |
Nhật Bản nổi tiếng với nhiều món đồ ngọt truyền thống, từ bánh wagashi nặn bằng tay cho đến cơm nắm ngọt cắm trên đũa.
Tuy nhiên, không nhiều người biết về một loại bánh ngọt rất đặc biệt có trước tất cả với bề dày lịch sử truyền thống nó có thể bắt nguồn từ thời Nara (710-794).
Bánh ngọt Seijokankidan, truyền thống lâu đời chỉ có thể mua được tại một cửa hàng trên khắp đất nước Nhật Bản, Kameya Kiyonaga.
Cửa hàng bánh kẹo có trụ sở tại Kyoto thành lập vào năm 1617, vào đầu thời kỳ Edo (1603-1868) đã bảo tồn các quy trình sản xuất từ cổ xưa đến nay.
Tất nhiên, lịch sử về loại bánh ngọt Seijokankidan đã vượt xa hơn 1.000 năm vì nó lần đầu tiên du nhập vào đất nước mặt trời mọc thông qua một vị sứ thần Nhật Bản đến Trung Quốc. Người này đã đưa các món ăn Trung Quốc Karakudamono vào Nhật Bản cùng với Phật giáo.
Những món ăn này đóng vai trò như một loại lễ vật trong các nghi lễ và chỉ có giới quý tộc mới được thưởng thức.
Nhưng giờ đây, nhờ cửa hàng Kameya Kiyonaga, ngay cả những người dân bình thường cũng có cơ hội nếm thử món bánh ngọt có truyền thống lâu đời này.
Vỏ hộp bánh hai màu đen vàng sang trọng |
Bên trong có tờ giấy ghi lịch sử về chiếc bánh |
Masami, một phóng viên, người đã thử rất nhiều loại bánh ngọt khác nhau nhưng chưa bao giờ cô ấy thấy món đồ ngọt như thế này. Điều chắc chắn không giống với những gì du khách tìm thấy ở Nhật Bản hiện đại.
Tại cửa hàng bánh ngọt Kameya Kiyonaga, Seijokankidan, có tên gọi khác 'danki', viết tắt là 'odan', là một trong tám loại karakudamono hay tougashi (kẹo Trung Quốc) du nhập từ Trung Quốc.
Hộp bánh có tông màu đen và vàng đơn giản thường thấy ở những món đồ sở hữu của giới quý tộc. Bên trong hộp bánh có bức thư ngắn mô tả lịch sử hình thành trải dài hàng nghìn năm về Seijokankidan.
Cửa hàng Kameya Kiyonaga chế biến món bánh ngọt này theo cách bánh làm ra cách đây hơn một nghìn năm. Bên ngoài lớp nhân đậu là phần bọc bằng bột gạo sau đó đem chiên như một chiếc bánh bao.
Dầu để chiên bánh cũng được chọn lựa kỹ. Đầu bếp cửa hàng sử dụng dầu mè để chiên bánh do vậy ngay khi lấy bánh ra khỏi hộp người ta dễ dàng cảm nhận được hương thơm tràn ngập.
Chiếc bánh giòn bên ngoài, nhân đậu mềm bên trong, đặc biệt rất thơm. Khi nhìn vào ghi chú bên trong hộp, Masami thấy mô tả chiếc bánh chứa "bảy loại chất thơm đại diện cho trong sạch và thanh khiết nhất".
Chiếc bánh có vị cay, ngọt, hương quế và các hương liệu khác. Nhân bánh có sử dụng cam thảo nên tạo ra vị ngọt độc đáo.
Kameya Kiyonaga cho biết cửa hàng đã học được phương pháp cổ xưa bí mật để làm bánh từ các nhà sư trên núi Hiei, Kyoto.
Seijokankidan được coi là món ngọt lâu đời nhất của đất nước Nhật Bản và cũng là một trong số ít còn giữ được hình dáng ban đầu. Điều này khiến món ăn trở nên vô cùng đặc biệt, có mối quan hệ lâu dài kết nối với quá khứ.
Ăn ớt cay, người đàn ông lập kỷ lục Guinness thế giới
Người đàn ông Canada lập kỷ lục Guinness lần thứ 4 trong cuộc đời sau khi hoàn thành hạng mục ăn ớt cay nhanh nhất thế giới.
Hoàng Dung (lược dịch)