Độc đáo với máy lọc không khí giảm ô nhiễm môi trường của sinh viên Bách khoa
Nhóm Air Mask gồm 4 chàng trai là Trần Phi Long, Trương Quang Tiến, Nguyễn Ngọc Hạnh - đều là sinh viên ĐH Bách khoa TPHCM và Đặng Minh Đức - sinh viên trường ĐH RMIT.
Trương Quang Tiến, sinh viên năm 2 ngành Kỹ thuật Ô tô trường ĐH Bách khoa TPHCM cho biết: “Nhóm của chúng em chọn nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ là hệ thống lọc không khí vì việc cần lọc được không khí sạch rất quan trọng ở tất cả các thời điểm.
Hệ thống lọc không khí trong nghiên cứu của chúng em sử dụng TiO2 để khử các loại khói bụi ô nhiễm xả thải từ xe buýt và các loại phương tiện khác, sản phẩm còn xử lý các loại mùi khó chịu trong không gian xe, phòng như mùi thức ăn, mùi cơ thể, mùi xăng xe, mùi lông chó mèo, khói và mùi thuốc lá, các loại bụi vi khuẩn đặc biệt là bụi mịn PM2.5...
Thông qua đó, bộ lọc góp phần giảm áp lực vào các hệ thống đường bộ vào giờ cao điểm, hạn chế các tác nhân gây dị ứng, phòng chống say xe, giúp người sử dụng có thể thoải mái sử phương tiện công cộng hơn”.
Nói về nguyên lý hoạt động của máy, Phi Long chia sẻ không khí bẩn, có mùi sẽ được thu vào nhờ quạt hút và đi qua các màng lọc cacbon than hoạt tính rồi đến màng lọc tấm TiO2. Lúc này những vi khuẩn, nấm mốc độc hại và mùi sẽ bị tiêu diệt nhờ cơ chế quang xúc tác giữa TiO2 và đèn UV để đưa ra một nguồn không khí sạch.
Cận cảnh máy lọc không khí của nhóm Air Mask |
“Hiện nay ứng dụng xúc tác quang TiO2 được sử dụng rộng rãi trong việc lọc nước, từ đó mình nghĩ nếu dùng để xử lý không khí thì sẽ thế nào? Và kết quả là máy lọc không khí đã ra đời”, Phi Long nói.
Kể về quá trình thực hiện sản phẩm, Trương Quang Tiến, thành viên nhóm Air Mask, cho biết nhóm theo dõi thời sự thì thấy vấn đề ô nhiễm môi trường do các phương tiện tham gia giao thông gây ra hầu như nước nào cũng gặp phải, nhóm mong muốn tạo ra một sản phẩm có thể làm giảm tác hại trên.
Khi có ý tưởng, nhóm bắt đầu đi khảo sát và kết quả hơn 50% người được khảo sát cho biết nên gắn thiết bị lọc không khí trên xe buýt với nhiều lý do như: cảm thấy khó chịu với mùi đồ ăn, mùi cơ thể, ngộp thở…
“May mắn sản phẩm đầu tiên nhóm làm ra được chú tài xế trên xe buýt cho thử nghiệm, thế là một tuần trôi qua, nhóm mình nhận được ý kiến rất tích cực", Quang Tiến bộc bạch.
Máy lọc không khí Air Mask nổi bật bởi công nghệ và thiết kế mới. Về công nghệ, máy sử dụng cơ chế lọc không khí thụ động, sử dụng quạt hút kết hợp với bộ lọc để hút không khí từ bên ngoài, làm sạch, loại bỏ bụi bẩn và trả lại bầu không khí trong lành.
Đặc biệt, màng lọc có thể tái sử dụng nhiều lần. Máy lọc không khí Air Mask hoạt động hiệu quả trong không gian phòng khoảng 20-30 m2 như phòng ngủ, phòng làm việc, lớp học. Về thiết kế, máy được thiết kế nhỏ gọn, sử dụng linh động tại nhiều không gian, đặc biệt có thể dễ dàng tháo lắp và vệ sinh trong vòng vài phút mà không cần dùng đến các dụng cụ phụ trợ.
Nhóm Air Mask dự kiến sẽ tiến hành thương mại hóa sản phẩm ra thị trường đồng thời tiếp tục tham gia các cuộc thi khác để ngày càng hoàn thiện sản phẩm.
Hiện tại, trên thị trường có bán rất nhiều máy lọc không khí. Tuy nhiên, giá thành rất đắt đỏ, thường được sử dụng trong các hộ gia đình có điều kiện về tài chính. Máy lọc không khí trong xe và giá dao động từ 650.000 đồng đến hơn 4 triệu đồng, và những loại máy này được làm từ kim loại hay nhựa không phân hủy rất có hại đến môi trường
Giá thành của sản phẩm của Air Mask được tinh giảm đến mức thấp nhất nhưng chất lượng vẫn giữ tốt nhất. Giá thành để sản xuất 1 chiếc máy là: 500.000 đồng.
Đề tài Hệ thống lọc không khí nhận giải nhất với giải thưởng 30 triệu đồng |
“Về xã hội, sản phẩm của chúng em giải quyết được những vấn đề mà các máy lọc không khí trên thị trường còn hạn chế như sau: Khuyến khích và thúc đẩy được người dân sử dụng phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải từ các phương tiện giao thông và giảm hiệu ứng nhà kính”, nhóm sinh viên tâm đắc về ý tưởng của mình chia sẻ.
Trước đó, vào hồi tháng 6/2020 sản phẩm được trao máy lọc không khí nhóm Air Mask giành được giải nhất tại vòng chung kết - cuộc thi Bách Khoa Innovation 2020 lần thứ 3 do ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức.
Hoàng Thanh
Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam
Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.
Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước
Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm thực phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ
Sản phẩm từ đề tài được nghiên cứu sản xuất ở trong nước, công nghệ tiên tiến, phù hợp với trình độ khoa học hiện nay nên khả năng chuyển giao và sản xuất thuận lợi; tạo ra sản phẩm cạnh tranh...
Nhà ở xây chỉ hết 50 triệu đồng, thi công 5 ngày, tính ứng dụng cao
Ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí xây dựng tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.
3 sáng kiến nổi bật của EVN trong năm 2020
Trong năm 2020 vừa qua ngành điện lực có nhiều sáng kiến ứng dụng KH&CN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống và chăm sóc khách hàng.
Nhà khoa học Việt sáng chế gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng
Nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải dẫn đầu đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy gieo sạ lúa kết hợp bón phân theo hàng với sự trợ giúp của khí nén.
Chip vi lưu xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư phổi
Chip vi lưu không chỉ hứa hẹn trong phát hiện sớm tế bào ung thư biểu mô phổi ở người mà còn có tiềm năng phát hiện nhiều loại bệnh tế bào khác.
Giám đốc ngồi xe lăn và sáng kiến đầu kéo xe lăn dành cho người khuyết tật
Không may gặp tai nạn giao thông vào năm 29 tuổi, anh Lê Huy Tích đã bị liệt cả hai chân. Việc phải di chuyển bằng xe lăn khiến anh tìm tòi và nảy ra sáng kiến về chiếc đầu kéo dành cho xe lăn.
“Hô biến” tro xỉ của Nhiệt điện Na Dương thành đường giao thông
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hai kỹ sư của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu sử dụng tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương làm mặt đường giao thông nông thôn”.
Sinh viên chế tạo công nghệ tạo vi giọt ứng dụng phân phối thuốc
Hệ thống vi lưu cấu trúc chữ Y tích hợp cảm biến có khả năng tạo vi giọt với kích thước giọt có thể điều khiển theo mong muốn.