Đo áp lực hậu môn chữa rối loạn đại tiện

Kỹ thuật đo áp lực hậu môn trực tràng là một phương pháp đã phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ hơn 10 năm gần đây, đo áp lực hậu môn trực tràng độ phân giải cao mới được áp dụng lâm sàng tại Việt Nam.

 

Tại Hội nghị khoa học “Một số kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới ứng dụng trong Tiêu hóa” do Viện nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật tổ chức vào ngày 25/10/2020, báo cáo về “Đặc điểm lâm sàng, áp lực cơ thắt hậu môn và các ngưỡng cảm nhận ở bệnh nhân có rối loạn đồng vận trên kỹ thuật đo áp lực hậu môn trực tràng độ phân giải cao” – thu hút sự chú ý của hơn 300 đại biểu tham dự.

GS Đào Văn Long – nguyên Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật cho rằng tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về rối loạn chức năng đường tiêu hóa bao gồm cơ ở vùng hậu môn trực tràng.

Rối loạn đồng vận rặn được đặc trưng bởi sự mất khả năng phối hợp giữa các cơ thành bụng và cơ sàn chậu trong quá trình đi đại tiện, thường gặp ở các bệnh nhân có chứng táo bón mạn tính, hội chứng ruột kích thích thể táo bón ưu thế, hoặc rối loạn phản xạ khi đi ngoài như són phân…

Nguyên nhân của rối loạn đồng vận hiện nay chưa rõ ràng, theo một số nghiên cứu trước đây rối loạn đồng vận gặp tỉ lệ cao hơn ở nhóm bệnh nhân có ghi nhận có tiền sử chấn thương sản khoa, chấn thương hay can thiệp vùng sàn chậu…

{keywords}
 

Tình trạng này được chẩn đoán nhờ sự kết hợp của triệu chứng lâm sàng và các kỹ thuật thăm dò chức năng trong đó có vai trò quan trọng của phương pháp đo áp lực hậu môn trực tràng. Kỹ thuật này được thực hiện từ tháng 7/2018 đến nay và kỹ thuật đã giúp chẩn đoán được nhiều rối loạn chức năng hậu môn – trực tràng.

Đo áp lực hậu môn trực tràng độ phân giải cao có sự cải tiến về mặt kỹ thuật: tăng số lượng thụ thể cảm nhận áp lực trên catheter (dây đo áp lực), biểu diễn kết quả đo dưới dạng biểu đồ màu sắc thay cho dạng biểu đồ đường như trước đây giúp bác sĩ phân tích kết quả dễ dàng, thuận lợi, tránh được các sai sót hơn so với phương pháp cũ.

Bác sĩ Lưu Thị Minh Huế - Viện Nghiên cứu & Đào tạo tiêu hóa gan mật cho biết  “Phương pháp đo áp lực hậu môn trực tràng được chỉ định trên những bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ rối loạn đại tiện như táo bón, tiêu chảy mạn tính, són phân, đau tức vùng hậu môn trực tràng, cảm giác đi ngoài không hết phân. Ngoài ra kỹ thuật còn được chỉ định cho các bệnh nhân trước và sau phẫu thuật can thiệp hoặc chấn thương vùng cơ thắt hậu môn”.

Về các triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân chủ yếu có các triệu chứng liên quan đến rối loạn thói quen đại tiện như táo bón, tiêu chảy, trong đó táo bón chiếm ưu thế, một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân có kèm theo các rối loạn phân như phân nhầy, phân sống.

Trong thời gian nghiên cứu, 81 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được lựa chọn với tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 2/3, tuổi trung bình của nhóm là 47 tuổi. Điểm đáng lưu ý là nữ giới có tỉ lệ các triệu chứng liên quan đến rối loạn cảm giác, phản xạ như đau tức vùng hậu môn, cảm giác đi ngoài không hết phân, mất cảm giác buồn đi ngoài cao hơn so với nam giới.

Những kết quả mà nghiên cứu đạt được ở trên đã chỉ rõ ỹ nghĩa của kỹ thuật HRAM trong việc thăm dò chức năng hậu môn – trực tràng để chẩn đoán rối loạn đồng vận và các bệnh rối loạn hậu môn – trực tràng khác. 

Khánh Chi 

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Đang cập nhật dữ liệu !