Diễn tập trên sông Hàn: Bước ngoặt mới cho sự phối hợp Hải quân Việt – Mỹ!

Theo Đại tá Thomas Williams, Tổng chỉ huy Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2016, cuộc diễn tập ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sáng 26/7 trên sông Hàn là “bước ngoặt cho sự phối hợp giữa Hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ”. Vì sao như vậy?

Như tin đã đưa, trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2016 (PP16) do Hoa Kỳ dẫn đầu đang triển khai tại Đà Nẵng, sáng 26/7, trên sông Hàn đã diễn ra cuộc diễn tập ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn giữa các lực lượng chức năng của TP và tàu bệnh viện Mercy của Hải quân Hoa Kỳ. Tại đây, Đại tá Thomas Williams, Tổng chỉ huy PP16, đã đưa ra những nhận định rất đáng chú ý về sự hợp tác giữa Hải quân hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ.

Diễn tập trên sông Hàn: Bước ngoặt mới cho sự phối hợp Hải quân Việt – Mỹ! - ảnh 1

Đại tá Thomas Williams phát biểu tại cuộc diễn tập sáng 26/7 trên sông Hàn (Ảnh: HC)

Đại tá Thomas Williams cho hay, các nhóm của Chương trình Đối tác Thái Bình Dương đã phối hợp với UBND TP Đà Nẵng, Bộ đội Biên phòng TP tổ chức một chương trình tổng thể của PP16 trên địa bàn dựa trên những thành công đã đạt được trong các chương trình PP14, PP15 cũng được triển khai tại Đà Nẵng.

Ông nêu rõ, trong khuôn khổ PP16, tại Đà Nẵng đã diễn ra nhiều hoạt động như hội thảo về ứng phó thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn; trao đổi chuyên môn liên quan đến y tế biển đảo; hỗ trợ y tế cho các chấn thương xảy ra trong thảm họa thiên tai; trao đổi chuyên môn về biến đổi khí hậu và quy hoạch đô thị, xây dựng; hội thảo tìm kiếm cứu nạn hàng hải; huấn luyện cho lực lượng cứu hộ bãi biển...

“Và hôm nay, chúng ta cùng thực hiện cuộc diễn tập này. Đây là điểm nhấn, là bước ngoặt cho sự phối hợp giữa lực lượng Hải quân Việt Nam (tàu Khánh Hòa) cùng với Chương trình Đối tác Thái Bình Dương. Thông qua cuộc diễn tập lần này cho thấy lòng tin cũng như sự tôn trọng ngày càng phát triển giữa hai phía. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời cho chúng ta quan sát, trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm với các quốc gia đối tác để có thể ứng phó với thảm họa.!” – Đại tá Thomas Williams nhấn mạnh.

Diễn tập trên sông Hàn: Bước ngoặt mới cho sự phối hợp Hải quân Việt – Mỹ! - ảnh 2

Tàu của BĐBP Đà Nẵng tham gia diễn tập cùng tàu cứu nạn của Hải quân Hoa Kỳlà “một sự kết hợp chưa từng bao giờ thực hiện” (Ảnh: HC)

Theo Đại tá Thomas Williams, cuộc diễn tập sáng 26/7 trên sông Hàn là kết quả của hàng tháng trời hai bên phối hợp lập kế hoạch và tốn rất công sức tập luyện vất vả. Đồng thời đánh dấu bước phát triển lên tầm cao mới sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau. Cùng với đó, tàu đổ bộ JSDS Shimokita (LST-4002) của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản cũng có sự phối hợp rất chặt chẽ trong chương trình này.

Nhấn mạnh việc các tàu BĐBP Đà Nẵng cùng các tàu cứu nạn của tàu Mercy tham gia cuộc diễn tập lần này là “một sự kết hợp chưa từng bao giờ thực hiện” và “đánh dấu bước hợp tác đầu tiên”, Đại tá Thomas Williams nêu rõ thêm: “Đây là lần đầu tiên chúng ta có sự phối hợp tổng thể, bao gồm cả việc trao đổi thông tin liên lạc trong khi diễn tập trên thực địa. Điều này không chỉ thể hiện mức độ, khả năng hợp tác và lòng tin giữa các quốc gia đối tác mà còn hết sức quan trọng trong việc tăng cường khả năng ứng phó với thảm họa của của chúng ta!”.

Theo Đại tá Thomas Williams, thiên tai thường xuyên xảy ra ở miền Trung Việt Nam nên rất cần sự phối hợp đa quốc gia để ứng phó và hỗ trợ người dân. PP ra đời từ sự kết hợp các nỗ lực đa quốc gia để ứng phó với các thảm họa thiên tai. Ban đầu, chương trình chỉ có thể thực hiện các sơ cứu thương cơ bản nhưng đến nay đã tập trung vào việc trao đổi chuyên môn sâu rộng hơn. Trong đó có việc chuẩn bị mang tính hợp tác toàn diện để sẵn sàng ứng phó với thảm họa.

Diễn tập trên sông Hàn: Bước ngoặt mới cho sự phối hợp Hải quân Việt – Mỹ! - ảnh 3

Các lực lượng Việt - Mỹ thực hành cứu chữa cho các nạn nhân (Ảnh: HC)

Ông đánh giá, tất cả những kỹ năng mà phía Việt Nam và Chương trình Đối tác Thái Bình Dương đã cùng phát triển thông qua hợp tác làm việc, sát cánh trong cuộc diễn tập lần này và đặc biệt là những kiên thức đã chia sẻ với nhau sẽ vô cùng quan trọng trong việc cứu nạn người dân Đà Nẵng một khi thiên tai xảy ra. Tất cả các thành viên PP16 chưa từng bao giờ sẵn sàng hơn thế để cùng hỗ trợ người dân Đà Nẵng.

“Với tư cách là Tư lệnh PP16, tôi rất tự hào khi thấy chúng ta phối hợp với nhau như cùng một đội. Ngày hôm nay đã cho thấy chúng ta sẵn sàng ứng phó với thảm họa như là những đối tác thân thiết của nhau. Chúng ta đến đây như những đối tác lâu dài và bền vững, những đối tác thực thụ của nhau để cùng ứng phó với thảm họa không chỉ diễn ra trong tương lai mà có thể ngay trong năm tới, tháng tới hay tuần tới!” – Đại tá Thomas Williams nhấn mạnh.

HẢI CHÂU

AK-308 'sát thủ mới của Kalashnikov’ với loạt công nghệ siêu hiện đại

Với những nâng cấp công nghệ hiện đại, phiên bản súng trường AK-308 mẫu 2025 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các lực lượng quân sự toàn cầu.

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Đang cập nhật dữ liệu !