Diễn tập KOMODO trên Biển Đông: Tàu hải quân VN phối hợp chuẩn xác

Lực lượng Hải quân Việt Nam cùng tàu Bệnh viện HQ-561 đã phối hợp chuẩn xác với lực lượng các nước, thực hiện thành công các phương án diễn tập thực binh KOMODO trên Biển Đông.

Sau khi kết thúc giai đoạn diễn tập chỉ huy tham mưu trên đảo Ba-tam, lực lượng Hải quân các nước tham gia Diễn tập đa phương Hải quân ASEAN mang tên KOMODO đã bắt đầu tiến hành diễn tập thực binh trên Biển Đông. Lực lượng Hải quân Việt Nam cùng tàu Bệnh viện HQ-561 đã phối hợp chuẩn xác với lực lượng các nước, thực hiện thành công các phương án diễn tập.

Diễn tập KOMODO trên Biển Đông: Tàu hải quân VN phối hợp chuẩn xác - ảnh 1
Trực thăng diễn tập vận chuyển người bị nạn.

Sáng sớm 31-3, Tư lệnh Hải quân In-đô-nê-xi-a, Đô đốc Ma-xê-ti-ô (Marsetio), cùng tàu và trực thăng hộ tống đã đi duyệt lực lượng tham gia diễn tập KOMODO tại khu vực đảo Ba-tam. Sau đó, tàu các nước tham gia diễn tập đã hợp thành lực lượng Hải quân đa quốc gia (CTF 33) là cấp trên nhóm chiến thuật đa quốc gia (CTG 33.1). CTG 33.1 được chia thành 4 đơn vị. TU33.1.1 là tốp chiến thuật không quân. TU 33.1.2 gồm các tàu của Mỹ, Bru-nây, Xin-ga-po, Thái Lan là tốp chiến thuật diễn tập xử lý tình huống thảm họa giàn khoan. TU 33.1.3, gồm các tàu của In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Nga, Việt Nam, Phi-líp-pin và Ô-xtrây-li-a, là tốp chiến thuật diễn tập hướng đảo Na-tu-na. TU 33.1.4, gồm các tàu của Ấn Độ, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a, là tốp chiến thuật diễn tập hướng A-nam-bát.

Diễn tập KOMODO trên Biển Đông: Tàu hải quân VN phối hợp chuẩn xác - ảnh 2

Lực lượng quân y Việt Nam quán triệt nội dung cứu “người bị nạn” từ tàu Nhật Bản.

Tốp  TU 33.1.3 bắt đầu hành quân theo hướng tới đảo Na-tu-na lúc 9 giờ sáng 31-3 trong thời tiết thuận lợi. Thông tin liên lạc giữa các tàu nhanh chóng được thiết lập. Các tàu vận động theo đội hình hàng dọc, dẫn đầu là kỳ hạm In-đô-nê-xi-a, nơi đặt Sở chỉ huy của cuộc diễn tập KOMODO và Sở chỉ huy của TU 33.1.3.  Tàu vận động ở vị trí số hai là tàu JDS Akebono Nhật Bản. Tàu số 3 là tàu Đô đốc Shaposhnikov của Nga. Tàu HQ-561 của Việt Nam vận động ở vị trí số 4.  Tàu hậu cần của Nga ở vị trí số 5. Tàu Phi-líp-pin ở vị trí số 6. Tàu săn ngầm của In-đô-nê-xi-a ở vị trí số 7. Tàu đầu kéo của Nga ở vị trí số 8. Vận động sau cùng  là tàu HMAS Launceston của Ô-xtrây-li-a.

Đến 15 giờ cùng ngày, tốp TU 33.1.3 hành quân đến địa điểm quy ước, cách Eo biển Ma-lắc-ca 40 hải lý, bắt đầu diễn tập cứu hộ nhóm người bị nạn. Đúng theo kịch bản, một tàu bị  nạn thông báo bị hỏa hoạn có dấu hiệu bị chìm, thả khói cầu cứu. Tàu kỳ hạm lệnh cho 5 tàu đi sau cùng của đoàn hành quân tổ chức cứu nạn dưới quyền chỉ huy của tàu săn ngầm của In-đô-nê-xi-a. 5 tàu tách đội hình, nhanh chóng lập đội hình hàng ngang, xác định được vị trí tàu gặp nạn và thực hiện việc cứu hộ thành công. Sau khi thực hiện xong nội dung diễn tập, 5 tàu trở lại đội hình và đơn vị tiếp tục hành quân. 

Diễn tập KOMODO trên Biển Đông: Tàu hải quân VN phối hợp chuẩn xác - ảnh 3
Sĩ quan Việt Nam liên lạc với tàu Nhật Bản.

Từ 16 giờ 30 phút đến 18 giờ ngày 31-3, tốp TU 33.1.3  diễn tập tình huống đưa người bị nạn, phương tiện từ tàu này sang tàu khác bằng trực thăng. Các trực thăng của In-đô-nê-xi-a, Nga và Nhật Bản đã cất cánh và hạ cánh an toàn xuống tàu của nhau. Tàu HQ-561 thực hiện nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ vòng ngoài.

Diễn tập KOMODO trên Biển Đông: Tàu hải quân VN phối hợp chuẩn xác - ảnh 4
Tàu HQ-561 tiếp nhận “người bị nạn” từ xuồng Nhật Bản.

Ngày diễn tập thực binh trên biển đầu tiên kết thúc tốt đẹp với nội dung luyện tập thông tin bằng ánh đèn từ 20 giờ đến 22 giờ.  Tình huống giả định là  kỳ hạm và tàu Nhật Bản tách đội hình tăng tốc rẽ trái  30 độ khoảng 2 đến 3 hải lý. Sau đó, hai tàu này phát tín hiệu cấp cứu bằng ánh đèn. Lúc này, trong đội hình hành quân tàu Nga ở vị trí dẫn đầu, thực hiện liên lạc với kỳ hạm. Tàu HQ-561 cũng nhanh chóng tiến hành liên lạc với Nhật Bản. Hai tàu “bị nạn” thông báo: “Tàu chúng  tôi đã bị cháy và có 3 người bị thương cần được cứu giúp”. Tàu Nga và tàu HQ-561 chuyển bản điện cho các tàu đi sau để cho tàu săn ngầm của In-đô-nê-xi-a  chỉ huy các hoạt động của các tàu sau. Thông tin đã được đảm bảo thông suốt giữa các tàu trong nội dung diễn tập này. Sau đó, các tàu trở lại đội nhằm hướng Na-tu-na thẳng tiến.

Sau một đêm hành quân trong đội hình, sáng 1-4, tàu HQ-561 tham gia  tình huống  sơ tán về y tế với kịch bản đưa ra là có người bị điện giật trên tàu Nhật Bản cần được tàu bệnh viện cứu chữa. Xuồng Nhật Bản chạy hết tốc lực đưa “người bị nạn” sang tàu HQ-561. Tổ cứu người rơi xuống nước trên tàu HQ-561 đã nhanh chóng tiếp nhận chuyển cho tổ quân y. “Người bị nạn” khẩn trương được xác định tình trạng và cấp cứu thành công. Phía Nhật Bản đánh giá cao khả năng phối hợp của tàu HQ-561 cũng như năng lực của đội ngũ quân y Việt Nam. Trung tá Tô-hi-a-ma (Tohyama), Thuyền trưởng tàu Nhật Bản bày tỏ hy vọng, hai bên sẽ có thêm những cuộc diễn tập tương tự trong tương lai. 

Diễn tập KOMODO trên Biển Đông: Tàu hải quân VN phối hợp chuẩn xác - ảnh 5
Tốp chiến thuật TU 33.1.3 hành quân trên biển.

Sau nội dung diễn tập này, tốp TU 33.1.3  thiết lập đội hình vận động quả trám, lấy tàu HQ-561 làm trung tâm. Trực thăng của In-đô-nê-xi-a và Nhật Bản cất cánh, chào tàu và chụp ảnh đội hình di chuyển, đánh dấu sự kết thúc thành công của giai đoạn diễn tập thực binh trên biển trong khuôn khổ diễn tập KOMODO.

Diễn tập KOMODO trên Biển Đông: Tàu hải quân VN phối hợp chuẩn xác - ảnh 6
Tàu Tư lệnh Hải quân In-đô-nê-xi-a duyệt lực lượng tham gia diễn tập KOMODO.

 Chiều 1-4, tốp TU 33.1.3  đã hành quân đến Na-tu-na an toàn, sẵn sàng cho giai đoạn cuối cùng của cuộc diễn tập với nhiệm vụ hỗ trợ dân sự.

Diễn tập KOMODO trên Biển Đông: Tàu hải quân VN phối hợp chuẩn xác - ảnh 7

Đoàn trưởng đoàn Việt Nam trao quà lưu niệm tặng lực lượng Nhật Bản phối hợp diễn tập với Việt Nam.

Bài và ảnh: BẢO TRUNG (từ Na-tu-na, In-đô-nê-xi-a)

Theo Quân đội nhân dân

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !