Điện Biên phủ trên không: Sự thật chuyện 'thiếu đạn' và 'nối tầng' SAM-2

Trong nhiều năm qua, nhiều người vẫn còn có sự lầm tưởng về việc Việt Nam thiếu đạn hay có "nhà khoa học nối tầng tên lửa SAM-2" để đánh B-52 trong 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội.
Vậy thực hư chuyện này là như thế nào?

SAM-2 thừa sức với tới B-52

Máy bay ném bom chiến lược B-52 là thiết kế đồ sộ của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Chiếc máy bay có chiều dài lên tới 48,5m, sải cánh 56,4m, cao tới 12,4m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 220 tấn.

B-52 trang bị 4 cặp (8 chiếc) động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho phép đưa “con quái vật 220 tấn” lên trời cao, đạt tốc độ tối đa hơn 1.000km/h, bán kính tác chiến hơn 7.000km. B-52 có khả năng mang gần 30 tấn bom trong khoang.

Đặc biệt, trong khi bay ném bom, B-52 thường bay ở độ cao ném bom hiệu quả 11-12.000m, trần bay khi ném bom tối đa là 17.000m.

Trong khi đó, về phần mình, SAM-2 trang bị cho bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam có vùng sát thương xa đến 34km, độ cao đạt 27km, hoàn toàn thừa sức vượt qua trần bay của B-52 để bắn hạ "siêu pháo đài bay" này.

SAM-2 là cái tên mà phương Tây định danh Hệ thống tên lửa đất đối không tầm cao S-75 Dvina.

Điện Biên phủ trên không: Sự thật chuyện 'thiếu đạn' và 'nối tầng' SAM-2 - ảnh 1

S-75 Dvina thừa sức tiêu diệt B-52 mà không cần "nối tầng".


Trong quá trình sử dụng ở Liên Xô và Việt Nam, SAM-2 nhiều lần bắn hạ mục tiêu ở độ cao 19-20km.

Ngày 1/5/1960, phòng không Liên Xô đã sử dụng tên lửa SAM-2 để bắn hạ một máy bay trinh thám tầng cao U-2 của Mỹ ở độ cao 20km.

Còn ở Việt Nam, ngày 26/7/1965, Tiểu đoàn 64 (Trung đoàn 263) đã dùng SAM-2 bắn rơi tại chỗ một máy bay không người lái tầng cao BQM-34A ở độ cao tới 19km.

Ngày 7/2/1966, Tiểu đoàn 84 (Trung đoàn 238) bắn rơi tại chỗ một BQM-34A ở độ cao 20km.

Như vậy, qua những thí dụ kể trên và so sánh thông số kỹ thuật cơ bản của SAM-2 và B-52 có thể khẳng định không cần thiết phải "nối tầng" SAM-2.

Cũng nhận xét về vấn đề này, trong cuốn "Điện Biên Phủ trên không - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam" tác giả Lưu Trọng Lân viết: "Chúng ta thấy rõ việc cải tiến nâng cao tầm bắn cho tên lửa SAM-2 là không cần thiết, mà trong thực tế là không hề diễn ra. Đây là sự hiểu lầm đáng tiếc của một vài nhà báo".

Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, trong quá trình triển khai chiến đấu trong nhiều năm, bộ đội Việt Nam cùng chuyên gia Liên Xô thực hiện một số cải tiến bộ khí tài nhưng là ở những mặt khác, không phải là "nối tầng".

Thiếu đạn tên lửa đánh B-52?

Bên cạnh thông tin sai lệch về “nối tầng tên lửa đánh B-52”, một thông tin khác cũng gây tranh cãi trong nhiều năm là vấn đề thiếu đạn để đánh B-52. Thực tế việc thiếu đạn trong chiến dịch 12 ngày đêm không hoàn toàn chính xác. 

Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cho biết: “Trong cả chiến dịch 12 ngày đêm, chúng ta bắn chưa đến 350 quả đạn tên lửa, nếu so với kho đạn ở Hà Nội thì còn hơn 300 quả. Như vậy, chúng ta vẫn còn thừa đạn đánh B-52. Đó là chưa kể việc chúng ta "hồi sinh" hàng trăm quả đạn hỏng, hết thời gian phục vụ kịp thời đánh B-52”.

Cũng theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, việc thiếu đạn ở các tiểu đoàn hỏa lực chủ yếu là do lắp ráp đạn không kịp. Đạn tên lửa SAM-2 khi chuyển từ Liên Xô sang đều ở trong tình trạng tháo rời. Từng bộ phận tên lửa được sếp gọn trong các thùng bảo quản. Chúng sẽ được các đơn vị kỹ thuật (thường gọi là Tiểu đoàn 5) lắp ráp lại, kiểm tra hệ thống điện, nạp nhiên liệu và chuyển đến tiểu đoàn hỏa lực.

Trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ bầu trời Hà Nội, dù rất nỗ lực, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 5 làm việc với cường độ cao hết mức nhưng vẫn không thể nào đáp ứng được yêu cầu của các tiểu đoàn hỏa lực nên mới xảy ra tình trạng "trắng đạn" trên bệ phóng tại một số khẩu đội tên lửa.

“Một vấn đề nữa cũng làm chậm việc chuyển đạn cho các đơn vị hỏa lực, các xe chở đạn không thể vào trận địa do các tuyến đường giao thông bị đánh phá dữ dội. Ví dụ, trong trận đánh rạng ngày 21/12, Trung đoàn chúng tôi có 4 tiểu đoàn thì 2 tiểu đoàn hết đạn, tiểu đoàn 57 còn 4 đạn, tiểu đoàn 93 còn 5 đạn. Nhưng xe tiếp đạn không về được do đường bị đánh phá nên không thể vào chuyển đạn mặc dù chỉ cách trận địa vài kilomet”, Trung tướng Phiệt cho biết.

Điện Biên phủ trên không: Sự thật chuyện 'thiếu đạn' và 'nối tầng' SAM-2 - ảnh 2

Bộ đội tên lửa đưa đạn vào bệ phóng.


Điện Biên phủ trên không: Sự thật chuyện 'thiếu đạn' và 'nối tầng' SAM-2 - ảnh 3

Ngoài ra, còn có một số sự hiểu lầm khác do phim ảnh chưa truyền tải đúng thực tế. Trong bộ phim “Hà Nội 12 ngày đêm” của đạo diễn Bùi Đình Hạc, có cảnh cán bộ lắp ráp đạn nói với người chiến sĩ lái xe rằng “đơn vị nào đánh giỏi thì cho nhiều đạn”. Đây là một câu nói hoàn toàn sai!

Thực tế, việc chuyển đạn từ Tiểu đoàn này sang Tiểu đoàn khác là điều bất khả thi. Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, đạn tên lửa của mỗi Tiểu đoàn – Trung đoàn tên lửa được chuyển sang có “cốt, phách” khác nhau. Việc thay đạn tên lửa từ đơn vị này sang đơn vị khác phải thay đúng “cốt, phách” mới điều khiển được. Việc thay thế này sẽ mất rất nhiều thời gian.

“Cốt” ở đây có thể được hiểu là tần số các rãnh đạn (của đài điểu khiển), để đạn tên lửa khi phóng đi (nhiều quả cùng lúc) sẽ không bị lẫn với cánh sóng điều khiển mỗi đài điều khiển hỏa lực hay trong cùng một đài điểu khiển.

Mỗi tiểu đoàn được phân 3 “cốt” (6 đạn trên bệ, 2 đạn/cốt) đài điểu khiển có 3 rãnh  để điều khiển các quả tên lửa. Trong một trung đoàn, mỗi tiểu đoàn có một “phách” riêng để khi phóng đạn không lẫn sóng điều khiển mỗi đài giữa các tiểu đoàn.

Mỗi tiểu đoàn SAM-2 trang bị 24 quả đạn, trong đó 6 quả nằm trên bệ phóng, 12 quả nằm ở tiểu đoàn kỹ thuật (trong đó có 6 quả đã lắp ráp nhưng chưa kiểm tra và 6 quả chưa lắp ráp).

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt sinh năm 1938 tại Hưng yên. Ông nhập ngũ tháng 2/1960, năm 1972 ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 57 (Trung đoàn 261, Sư đoàn 361) cấp bậc Thượng úy. Năm 1973, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Năm 1999, ông được phong hàm Trung tướng – Phó tư lệnh về Chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân. Năm 2003, ông chính thức nghỉ hưu.


Theo Phượng Hồng (Đất Việt)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !