Điểm mặt 5 cường quốc Hải quân trên thế giới (P.1)

Tạp chí The National Interest của Mỹ đánh giá với dàn vũ khí đông đảo và phạm vi hoạt động rộng lớn, 5 quốc gia Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Nhật Bản sở hữu lực lượng hải quân hùng mạnh nhất trên thế giới.

Trong bài viết 5 cường quốc Hải quân hùng mạnh nhất thế giới đăng trên tạp chí The National Interest của Mỹ, tác giả Kyle Mizokami nhận định so với cách đây vài thập niên, lực lượng Hải quân trên thế giới hiện đang đảm nhận nhiều nhiệm vụ và thách thức lớn hơn. 

Với nhiệm vụ duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân chiến lược, phòng thủ trước các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo, hoạt động không gian, hỗ trợ nhân đạo và cứu hộ thiên tai, lực lượng Hải quân Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Nhật Bản được đánh giá là quy mô và hùng mạnh nhất trên thế giới. 

Điểm mặt 5 cường quốc Hải quân trên thế giới (P.1) - ảnh 1

Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ có quy mô lớn nhất thế giới.

Mỹ

Việc Mỹ đứng đầu trong danh sách 5 cường quốc Hải quân trên thế giới không phải là điều quá ngạc nhiên. Bởi Hải quân Mỹ hiện đang nắm trong tay số lượng tàu thuyền nhiều nhất trên thế giới, đảm nhận vô vàn nhiệm vụ và phạm vi hoạt động vô cùng rộng lớn. 

Theo đó, Hải quân Mỹ đang có mặt trên khắp mọi miền thế giới từ Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, cũng như Địa Trung Hải, vịnh Péc-xích và Sừng châu Phi. Ngoài ra, lực lượng tàu thuyền của Hải quân Mỹ còn được triển khai tới làm nhiệm vụ thường trực tại Nhật Bản, châu Âu và vịnh Péc-xích. 

Hiện nay, Hải quân Mỹ đang sở hữu 288 tàu chiến với gần 1/3 lực lượng sẵn sàng tham chiến khi nhận lệnh. Hải quân Mỹ còn có 10 tàu sân bay, 9 tàu đổ bộ tấn công, 22 tàu tuần dương, 62 tàu khu trục, 17 kinh hạm và 72 tàu ngầm. Ngoài ra, hải quân Mỹ còn nắm trong tay 3.700 máy bay thuộc bộ phận Không quân Hải quân tương đương với một lực lượng không quân lớn thứ 2 thế giới. Với 323.000 quân nhân đang tại ngũ và 109.000 quân dự bị, Hải quân Mỹ còn là lực lượng có đội ngũ hùng hậu nhất thế giới. 

Trong đó, các tàu sân bay của Hải quân Mỹ không chỉ chiếm ưu thế về số lượng mà còn áp đảo cả về kích thước và sức mạnh. Riêng một tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ đã có khả năng chuyên chở số lượng máy bay lớn gấp đôi so với tàu sân bay của các nước khác. 

Ngoài ra, 31 chiếc tàu đổ bộ tấn công của Hải quân Mỹ cũng đang giành vị thế là hạm đội lớn nhất thế giới với khả năng vận chuyển và đổ bộ lên những bãi biển đầy rẫy nguy hiểm. Trong đó, 9 tàu tấn công đổ bộ lớp Tarawa và Wasp có thể mang theo nhiều trực thăng chở binh sĩ hoặc hoạt động như một tàu sân bay thu nhỏ. Các tàu này hiện được trang bị máy bay tấn công AV-8B Harrier và sắp tới là oanh tạc cơ F-35B. 

Điểm mặt 5 cường quốc Hải quân trên thế giới (P.1) - ảnh 2

Tiêm kích F-35B của Mỹ.

Hải quân Mỹ còn đang vận hành 54 tàu ngầm tấn công hạt nhân gồm 3 lớp Los Angeles, Seawolf và Virginia. Do đó, Hải quân Mỹ hiện đang chịu trách nhiệm duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân chiến lược trên biển với sự hỗ trợ của 14 chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio được trang bị tổng cộng 336 tên lửa hạt nhân Trident. Thậm chí, Hải quân Mỹ còn có 4 tàu ngầm lớp Ohio được cải tiến để chuyên chỏ 154 tên lửa tấn công đất liền Tomahawk. 

Hiện nay, Hải quân Mỹ còn đang đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ trước các cuộc tấn công từ tên lửa đạn đạo, hoạt động không gian và hỗ trợ nhân đạo, cứu hộ thiên tai. Vào tháng 10/2013, 29 tàu tuần dương và khu trục hạm của Hải quân Mỹ có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo, hỗ trợ quân đội Mỹ kiểm soát không gian, theo dõi các vệ tinh đối địch, đã được triển khai tới châu Âu và Nhật Bản. 

Ngoài lực lượng tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ hùng hậu, Hải quân Mỹ còn nắm trong tay các tàu bệnh viện USNS Mercy và USNS Comfort, chuyên làm nhiệm vụ cứu trợ thiên tai và đã được triển khai tới Indonesia, Haiti, Nhật Bản và Philippines trong thời gian gần đây.

Trung Quốc

Nền kinh tế phát triển nhanh chóng đã giúp Trung Quốc tăng khoản chi tiêu ngân sách quốc phòng để hiện đại hóa sức mạnh hải quân. Kể từ năm 1989, khoản chi tiêu quốc phòng của Bắc Kinh đã tăng lên gấp 10 lần. 

Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ có 1 tàu sân bay, 3 tàu vận tải đổ bộ, 25 khu trục hạm, 42 khinh hạm, 8 tàu ngầm tấn công hạt nhân và gần 50 tàu ngầm tấn công truyền thống. Quân số của Hải quân Trung Quốc hiện là 133.000 người, bao gồm 2 lữ đoàn Thủy quân lục chiến trong đó mỗi lữ đoàn có quân số 6.000. 

Lực lượng Hải quân Không quân Trung Quốc còn sở hữu 650 chiếc máy bay bao gồm chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay J-15, máy bay chiến đấu đa năng J-10, máy bay tuần tra bờ biển Y-8, máy bay chống ngầm Z-9. 

Trong đó, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được biên chế hồi năm 2012 – Liêu Ninh là đáng chú trọng hơn cả. Liêu Ninh ban đầu chỉ là xác một chiếc tàu chiến do Hải quân Liên Xô cũ đóng mà Trung Quốc mua lại từ Ukraine sau đó cải tiến và biến thành tàu sân bay hiện đại. 

Hải quân Trung Quốc đã trải qua một thời gian dài hiện đại hóa khả năng đổ bộ và kết quả là sự ra đời của 3 tàu đổ bộ Type 071. Tàu đổ bộ Type 071 có thể chuyên chở 500 - 800 lính thủy và 15 -18 phương tiện cùng lúc. Một số nguồn tin cho biết Trung Quốc còn có dự định đóng thêm các tàu đổ bộ có quy mô lớn như tàu đổ bộ lớp Wasp của Mỹ. Theo đó, Trung Quốc sẽ sở hữu 6 tàu Type 071 và 6 tàu tấn công đổ bộ mới. 

Điểm mặt 5 cường quốc Hải quân trên thế giới (P.1) - ảnh 3

Tàu ngầm hạt nhân lớp HanType 091 của Trung Quốc.

Ngoài ra, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc cũng đang nắm trong tay khoảng 60 tàu đủ loại. Tâm điểm của lực lượng này là 3 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Shang, 9 tàu lớp Yuan, 14 tàu lớp Song và 10 tàu Kilo đã qua cải tiến sau khi nhập khẩu từ Nga. 

Hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Trung Quốc sở hữu 3 tàu ngầm tên lửa lớp Jin mà khả năng chiếc thứ 4 và 5 hiện đang được sản xuất. Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ biến Biển Đông thành pháo đài phòng thủ trước các cuộc tấn công trên biển. 

Trong khi đó, Trung Quốc còn đang lên kế hoạch đóng thêm ít nhất 2 tàu sân bay mới và nâng tổng số lên 5 tàu trong tương lai. 

Ngoài việc học hỏi công nghệ điều khiển các tàu sân bay, Hải quân Trung Quốc còn trang bị kiến thức mở rộng phạm vi hoạt động khi tham gia chương trình chống lại nạn cướp biển tại khu vực Sừng châu Phi. Theo đó, Trung Quốc đã 17 lần cử lực lượng hải quân tới khu vực này cũng như luân chuyển các binh sĩ và tàu thuyền tới học hỏi kỹ năng kiểm soát và điều hành hoạt động của các con tàu ở khoảng cách xa. 

Còn tiếp...

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.




MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !