Dịch tay chân miệng bùng phát, những lưu ý phụ huynh không được bỏ qua

Biến chứng nặng của tay chân miệng gây viêm não, phù phổi cấp… Ở thể tối cấp, có thể tử vong nếu không được chăm sóc điều trị kịp thời. 

 

Những ngày gần đây, ghi nhận tại các bệnh viện cho thấy nhiều trẻ phải nhập viện do mắc tay chân miệng. Theo thống kê trong nửa đầu tháng 5/2022 số ca nhiễm tại khoa Nhi- Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí tăng mạnh.

Đáng lưu ý, trong số 34 bệnh nhi được chẩn đoán tay chân miệng có đến 12 bệnh nhi có các triệu chứng nặng.

Tương tự, tại Hà Nội số ca mắc tay chân miệng cũng bắt đầu xuất hiện. Hầu hết trẻ mắc tay chân miệng đều dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi mắc nhiều hơn.

{keywords}
Một trong số các ca tay chân miệng phải nhập viện điều trị do có biến chứng tại Bệnh viện Việt Nam- Thuỵ Điển Uông Bí 

Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đang điều trị từ 10- 15 bệnh nhi mắc tay chân miệng.  Có con 22 tháng tuổi đang điều trị tay chân miệng, chị Thuỷ (Thường Tín, Hà Nội) cho biết con bị sốt cao, xuất hiện nhiều nốt phỏng nước trong miệng, tay chân. Đưa con đi khám, các bác sĩ chẩn đoán con bị tay chân miệng độ 2 và chỉ định nhập viện.

Sau 3 ngày điều trị, tình trạng bệnh của bé đã được kiểm soát, đã cắt được sốt, các nốt phỏng cũng đã se dần.

Thống kê từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước có 5.545 ca mắc tay chân miệng, trong đó 1 trường hợp tử vong tại tỉnh Bình Thuận. Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây.

Theo Bộ Y tế, so với cùng kỳ năm 2021, số mắc giảm 83,3%, tử vong giảm 9 trường hợp. Tuy nhiên, số mắc có xu hướng gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng.

Bộ Y tế nêu rõ, bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm, lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, TP, thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 9 - 11 hằng năm.

Dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên; việc giao lưu đi lại, thể thao, du lịch... gia tăng trở lại sau khi đã kiểm soát dịch Covid-19 và hiện chưa có vaccine phòng bệnh.

Bác sỹ Trần Thị Kim Anh – Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Đa khoa Hà Đông cho biết, bệnh tay chân miệng biến chứng gần nhất là bội nhiễm, nở loét tại các phỏng nước đó và biến chứng trẻ sốt cao, có thể co giật biến chứng thần kinh. Biến chứng tiếp theo là viêm màng não do virut EV 71. Tất cả các biến chứng đó sẽ có thể sốt cao, co giật đi vào li bì, hôn mê và đấy là những biểu hiện của trẻ.”

Diễn biến bệnh tay chân miệng trong 5-7 ngày. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm như: viêm màng não, viêm não, tổn thương cơ tim..., ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

TS Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh tay chân miệng lây qua tiêu hóa, tiếp xúc, giọt bắn và lây từ người sang người vì vậy điều kiện khí hậu, môi trường tập trung đông người, thói quen vệ sinh là yếu tố làm lây lan bệnh.

"Để phòng bệnh tay chân miệng, cần phải bảo đảm giữ khoảng cách, giữ thói quen vệ sinh tay, đồ chơi của trẻ phải giữ sạch để tránh tình trạng lây chéo.

Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, thực phẩm dễ tiêu, bảo đảm dinh dưỡng để tăng cường cho trẻ. Khi tắm tránh gió lùa. Với những vết trong họng phải cho trẻ xúc miệng theo hướng dẫn và bôi thuốc giảm đau".

Bên cạnh đó, TS Lâm nhấn mạnh, khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng, cha mẹ tuyệt đối không dùng thêm liều hạ sốt khác, dẫn tới quá liều lượng gây ra tình trạng trẻ bị ngộ độc paracetamol, dẫn tới tổn thương gan nặng nề.

"Biến chứng nặng của tay chân miệng có viêm não, tim mạch, phù phổi cấp. Ở thể tối cấp, có thể gây ra tình trạng nặng cho bệnh nhi và tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời", TS Lâm cho biết thêm.

Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh trên địa bàn, tập trung vào những vùng có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch...

UBND tỉnh, TP chỉ đạo Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

Tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, bố trí khu điều trị riêng cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế người nhà vào thăm bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.

Đồng thời thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.

N. Huyền 

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !