Dịch Covid-19 suy giảm, Trung Quốc lại “đau đầu” với ô nhiễm không khí

Ngay sau khi thành phố Vũ Hán, khu vực từng là tâm điểm dịch Covid-19 tại Trung Quốc, gỡ bỏ lệnh phong tỏa, tình trạng ô nhiễm không khí lại xuất hiện. 

Bất ngờ diễn tập hộ tống trên Biển Đông, Trung Quốc muốn chứng minh điều gì?

Bất ngờ diễn tập hộ tống trên Biển Đông, Trung Quốc muốn chứng minh điều gì?

Sau khi hoàn thành sứ mệnh chống hải tặc tại vịnh Aden, hải quân Trung Quốc còn tiến hành diễn tập hộ tống trong khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông.  

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), hình ảnh vệ tinh và dữ liệu chỉ số chất lượng không khí (AQI) cho thấy, chất lượng không khí tại Trung Quốc được cải thiện trong giai đoạn chính phủ nước này thi hành lệnh phong tỏa và dừng hoạt động sản xuất công nghiệp do dịch Covid-19 bùng phát. Nhưng khi Trung Quốc gỡ bỏ lệnh phong tỏa và hoạt động sản xuất dần quay trở lại mọi chuyện đã thay đổi.

{keywords}
Ô nhiễm không khí tại thành phố Bắc Kinh. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, nitrogen dioxide (NO2) vốn một chất khí được sản sinh từ động cơ đốt cháy và đốt nhiên liệu hóa thạch đã giảm tại thành phố Vũ Hán, khu vực từng là tâm dịch Covid-19 tại Trung Quốc, trong khoảng thời gian 20 ngày bắt đầu từ ngày 21/1 so với trước đó 20 ngày. Đây là kết quả được bản đồ vệ tinh của Cục Môi trường châu Âu (EEB) công bố.

Tuy nhiên, sau khi thành phố Vũ Hán gõ bở lệnh phong tỏa vào đầu tháng Tư và Bắc Kinh hạ mức tình trạng khẩn cấp, mức NO2 lại tăng nhanh. 

Chính phủ Trung Quốc từng yêu cầu người dân không được tới và rời khỏi thành phố Vũ Hán từ ngày 23/1 và hành động này khiến chỉ số NO2 hạ thấp xuống mức 150 umol/m2 cho tới cuối tháng Ba.

Theo chỉ số được EEB công bố, trong 20 ngày tính đến ngày 9/4, một ngày sau khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ ở Vũ Hán, mức NO2 tăng nhanh trở lại lên 300 umol/m2 ở khu vực ô nhiễm không khí nhất trong thành phố.

Cũng theo bản đồ của EEB, tình trạng ô nhiễm tương tự đã xuất hiện tại các khu vực quanh Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.

Hồi tháng Một, khi dịch Covid-19 mới bắt đầu xuất hiện, hàm lượng bụi mịn PM2.5 tại Trung Quốc ở ngưỡng cao hơn nhiều so với 3 tháng sau đó. Cụ thể, theo aqicn.org, trong giai đoạn này, Bắc Kinh chứng kiến 5 ngày hàm lượng bụi mịn PM2.5 vào khoảng 200 và 300 trên thang AQI, đây là mức cực kỳ có hại cho sức khỏe và chỉ có 2 ngày, hàm lượng PM2.5 rơi vào mức 25 và 50, đây là ngưỡng không khí tốt.

Tới tháng Hai, hàm lượng PM2.5 tại Bắc Kinh đã được cải thiện khi chỉ có 3 ngày rơi vào ngưỡng không khí “cực kỳ có hại” và 6 ngày ghi nhận “không khí tốt”. Còn trong tháng Ba và Tư, không có ngày nào Bắc Kinh rơi vào tình trạng không khí “cực kỳ có hại”. Tuy nhiên, trong 7 ngày đầu tiên của tháng Năm, nhiều hoạt động xã hội được tổ chức nhân 5 ngày nghỉ lễ 1/5, thì những ngày chất lượng không khí “tốt” đã không còn.

“Trong giai đoạn dịch bệnh, những chuyện xảy ra tại Trung Quốc sẽ phản chiếu những việc sẽ xảy ra tại những quốc gia khác vào thời gian tới”, ông Margherita Tolotto thuộc EEB cảnh báo.

Tại thành phố Milan của Italy và hiện là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid -19 tại châu Âu, mức độ PM2.5 cũng đã ở mức thấp từ tháng Ba tới tháng Năm so với hai tháng đầu năm.

Số liệu của aqicn.org cho thấy, Milan có 13 ngày vào tháng Một và 2 ngày vào tháng Hai rơi vào cảnh không khí có hại cho sức khỏe. Trong khi không có bất cứ ngày chất lượng không khí xấu trong tháng Ba, thời điểm Italy thực hiện lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Ngoài ra, số ngày không khí “tốt” và “trung bình” lại gia tăng đáng kể ở Milan.

Hiện tại, chính quyền Milan có tham vọng hạn chế sử dụng xe ô tô sau khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ và hướng tới chuyển đổi 35 km đường làm nơi để người dân đạp xe đạp và đi bộ.

Minh Thu (lược dịch)

 

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !