Đeo khẩu trang y tế như thế nào để phòng nguy cơ lây nhiễm virus corona?

Trước nhiều ý kiến cho rằng, khẩu trang y tế không ngăn ngừa được nguy cơ lây nhiễm virus corona gây viêm đường hô hấp nguy hiểm ở Vũ Hán, Bộ Y tế khẳng định, khẩu trang y tế có tác dụng lọc bụi, vi khuẩn.

Đeo khẩu trang y tế đạt chuẩn, đúng cách sẽ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus corona.

Khẩu trang y tế lọc được bụi, virus

Bộ Y tế cho biết, khẩu trang bằng vải không dệt thông thường có 3 lớp với công dụng khác nhau:

Lớp ngoài có đặc tính chống thấm nước, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng văng ra khi người bệnh hắt-xì, ho, thở mạnh...Mặt ngoài thường có màu xanh blue nhạt để dễ phân biệt, đeo khẩu trang đúng là để lớp màu quay ra ngoài.

Lớp trong luôn có màu trắng rất dễ phân biệt với lớp ngoài. Mặt vải quay vào trong, sát với da mặt nên phải tinh khiết mịn màng, không xơ sợi sùi lông gây khó chịu. Ngoài ra phải có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi tạo sự thoải mái cho người sử dụng.

Lớp giữa có tác dụng ngăn các hạt dịch văng bắn và phải lọc được bụi, vi khuẩn. Đây chính là lớp quyết định chất lượng khẩu trang. Một lớp lọc "đúng chuẩn" phải để không khí dễ đi qua, tạo sự thoáng khí cho người dùng, nhưng lại phải có kết cấu đủ để lọc được các hạt bụi, vi khuẩn có kích thước cực nhỏ.

Vậy đeo khẩu trang màu xanh hay màu trắng ra ngoài là thắc mắc của rất nhiều người. Câu trả lời chính xác là bạn hãy đeo khẩu trang có màu trắng vào trong, màu xanh ra ngoài.

Theo FDA (Hoa Kỳ), một trong các tiêu chí để đánh giá chất lượng khẩu trang là "Hiệu suất lọc khuẩn" - Bacterial Filtration Efficiency (BFE). Chỉ được xếp loại là "khẩu trang y tế" khi có BFE > 95%. Sự khác biệt của các loại khẩu trang chính là lớp lọc này, chọn khẩu trang tốt là chọn loại có BFE cao nhất. Loại khẩu trang có BFE > 99% chính là sự lựa chọn tốt nhất.

Với virus corona, nó có kích thức siêu nhỏ, khoảng 150-200nm(nano mét) và virus cúm Influenza A có kích thước 80-120nm (nano mét), các virus này chủ yếu cư trú trong giọt nước bọt lớn.

Một nghiên cứu năm 2013: các giọt nước bọt lớn có kích thước từ khoảng 75 đến 360 micro mét (1 micro mét = 1000 nano mét), do đó có thể dễ dàng bị giữ lại bởi các khẩu trang y tế thông thường với khả năng lọc hiệu quả các hạt có kích thước trên 5 micro mét.

Dùng khẩu trang y tế đúng cách sẽ ngăn chặn các giọt nước bọt lớn có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho, nên sẽ ngăn chặn vi rút rất hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng khẩu trang y tế

Các chuyên gia lưu ý, với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng 1 lần rồi cho vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Không tái sử dụng.

Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong, có thể rơi xuống. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.

Đeo khẩu trang làm sao đảm bảo phải che kín cả mũi lẫn miệng. Thanh chắn trên mũi cần được bóp kín vào mũi để đảm bảo khẩu trang không tụt xuống hở mũi.

Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.

Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn. Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.

Hồng Hải/dantri.com.vn

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Đang cập nhật dữ liệu !