Đề minh họa môn Toán 2021: Dễ hay khó?

Nhận định về đề minh họa môn Toán Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 của Bộ GD&ĐT, nhiều giáo viên cho rằng đề khá “mềm”, số câu hỏi dễ và vừa chiếm tỉ trọng lớn, mặc dù có một số câu hỏi phân loại cao.

Thầy Lê Xuân Sơn - Giáo viên trường THPT Chuyên, Đại học Vinh nhận định, số câu hỏi dễ và vừa chiếm tỉ trọng lớn trong đề minh họa môn Toán, mặc dù có một số câu hỏi phân loại cao.

Nội dung đề thi bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán THPT, không có câu hỏi nào vi phạm Hướng dẫn dạy học năm học 2020-2021 của Bộ GD&ĐT.

Số câu hỏi ở 2 mức độ Nhận biết và Thông hiểu khoảng 76%  tương đương so với các năm 2019 và năm 2020 và đều tập trung vào kiến thức rất cơ bản, quen thuộc; học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là có thể chọn ngay được đáp án đúng.

Các em học sinh khá có thể đạt ngay 7 điểm ở phần này của bài thi. Các câu hỏi ở mức độ Vận dụng, Vận dụng cao không đánh đố, không mẹo mực, không phức tạp trong tính toán, có thể phân loại được học sinh khá giỏi, trong đó, hầu hết các câu hỏi quen thuộc và có 1-2 câu đòi hỏi tư duy sâu sắc.

{keywords}
Ảnh minh họa

Đề thi cũng được sắp xếp theo mạch kiến thức của lớp 11 và lớp 12. Các câu hỏi thuộc lớp 11 chỉ ở mức độ 1 và mức độ 2. Bố cục như thế tạo điều kiện để các thầy cô giáo và học sinh dễ dàng hình dung được các nội dung kiến thức cần thiết, trọng tâm trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho Kì thi tốt nghiệp THPT 2021.

Với đề thi tham khảo này, phổ điểm trung bình có thể từ 6-6,5 điểm. Học sinh trung bình có thể đạt 5-6 điểm, học sinh khá có thể đạt 7-8 điểm, học sinh giỏi có thể đạt 9-10 điểm. Nội dung và mức độ như Đề tham khảo môn Toán đảm bảo yêu cầu, mục đích xét tốt nghiệp THPT theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán và kết quả cũng đảm bảo độ tin cậy để các trường đại học có thể sử dụng trong tuyển sinh.

Phân tích từng câu của Đề tham khảo môn Toán 2021, chúng ta có thể hình dung nội dung thông qua bố cục chi tiết như sau :

Các chủ đề thuộc chương trình lớp 12 gồm:

1. Chủ đề Ứng dụng đạo hàm để khảo sát, đồ thị của hàm số

2. Chủ đề Hàm số Lũy thừa, hàm số Mũ và hàm số Lôgarit

3. Chủ đề Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng

4. Chủ đề Số phức

5. Chủ đề Khối đa diện

6. Chủ đề Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu

7. Chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian

Các chủ đề thuộc chương trình lớp 11 gồm:

1. Chủ đề Dãy số và giới hạn

2. Chủ đề Tổ hợp-Xác suất

3. Chủ đề Góc và Khoảng cách trong không gian

Như vậy có 45 câu (chiếm 90 %) có nội dung trực tiếp thuộc Chương trình lớp 12 và 5 câu (chiếm 10 %) có nội dung trực tiếp thuộc Chương trình lớp 11. Không có câu hỏi mức độ Vận dụng và Vận dụng cao thuộc Chương trình lớp 11.

Đề có nhiều câu hỏi có hình vẽ và hình vẽ minh họa giúp học sinh nhìn nhận vấn đề trực quan hơn, tiết kiệm thời gian vẽ hình, nhanh chóng tìm được đáp án.

Các câu mức độ Nhận biết đòi hỏi học sinh chỉ cần nhớ các khái niệm (ví dụ: công sai cấp số cộng; tập xác định của hàm số, phần thực/ảo của số phức …), các tính chất cơ bản (ví dụ: tích phân của tổng, hiệu; mối liên hệ giữa tính đồng biến, nghịch biến, cực trị của hàm số với dấu của đạo hàm …), các công thức (ví dụ: thể tích khối chóp, khối trụ, logarit của một lũy thừa…), nhớ được dạng đồ thị của hàm số thường gặp; nhận dạng phương trình tổng quát của mặt phẳng, phương trình chính tắc của đường thẳng, phương trình mũ cơ bản, nguyên hàm của hàm cơ bản thường gặp … Thời gian để học sinh trung bình làm bài từ 15 giây cho đến 1 phút cho mỗi câu hỏi.

Với các câu hỏi mức độ Thông hiểu, yêu cầu học sinh chỉ cần nhớ các khái niệm, công thức, tính chất, rồi áp vào các tình huống cụ thể, quen thuộc và thực hiện các phép biến đổi, tính toán rất đơn giản là nhanh chóng tìm được đáp án. 

Với các câu hỏi mức độ Vận dụng: Cách hỏi, các bước tư duy giải toán khá quen thuộc với học sinh, nhưng cũng cần hiểu sâu sắc bản chất vấn đề. Với 3 bước suy luận và việc tính toán thì không quá phức tạp, trung bình mỗi học sinh khá cần khoảng 2,5 phút để giải quyết một câu.

Các câu hỏi mức độ Vận dụng cao được thiết kế với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, nhiều cách giải.

Mặc dù số lượng câu hỏi mức độ Vận dụng và Vận dụng cao ít hơn so với mọi năm, tuy nhiên Đề thi vẫn có sự phân hóa thí sinh, đảm bảo mục đích xét tốt nghiệp THPT và đủ độ tin cậy để các trường đại học sử dụng kết quả thi trong việc tuyển sinh.

Gợi ý đáp án đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Gợi ý đáp án đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đã có gợi ý đáp án đề minh họa 2021 của kỳ thi tốt nghiệp THPT, mời các bạn tham khảo.

Hoàng Thanh

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !