Đề minh họa 2021 môn Văn: Học sinh trung bình dễ đạt 5 – 6 điểm

Đó là nhận định chung của các giáo viên Tổ Ngữ văn – Hệ thống giáo dục HOCMAI về đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2021 môn Ngữ văn mà Bộ GD&ĐT vừa công bố.

Gợi ý đáp án đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT 2021: Bí mật của nước; Sóng

Gợi ý đáp án đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT 2021: Bí mật của nước; Sóng

Không nằm ngoài dự đoán của nhiều giáo viên, đề thi THPT Quốc gia 2021 môn Văn đã có câu 5 điểm phần Làm văn rơi vào đoạn trích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Cụ thể, giáo viên Tổ Ngữ văn – Hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng đề thi tham khảo kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn vẫn giữ nguyên cấu trúc với 2 phần là Đọc hiểu (3,0 điểm); Làm văn (7,0 điểm) chia thành 2 mục.

So với đề thi những năm trước đây, đề thi minh họa 2021 có sự thay đổi đáng chú ý trong câu số 4 phần đọc hiểu. Đây là sự thay đổi phù hợp, đề đảm bảo kiến thức cơ bản và không có kiến thức thuộc nội dung giảm tải.

Đề Văn vừa sức với học sinh, học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá cứng đạt 7 - 8,5 điểm. Tuy nhiên để đạt mức điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, cách trình bày vấn đề nghị luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.

{keywords}
Đề minh họa 2021 môn Văn

Còn cô giáo Trịnh Thu Tuyết – Giáo viên nổi tiếng giảng dạy Văn bậc THPT cho rằng đề minh họa môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 nhìn chung không thay đổi so với đề thi tham khảo lần 2 và đề thi chính thức môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2020.

Cụ thể, phần Đọc hiểu gồm ngữ liệu đọc hiểu là một đoạn thơ 16 câu, nằm ngoài chương trình sách giáo khoa phổ thông, sau đó là 4 câu hỏi đọc hiểu, được phân loại khá rõ ranh giới của các cấp độ nhận thức.

Như năm trước, hai câu hỏi 1 và 2 cho phần Đọc hiểu của đề minh họa môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 đều dừng lại ở mức độ câu hỏi nhận biết với những tín hiệu khá rõ ràng.

Câu hỏi số 1 yêu cầu nhận biết về một yếu tố hình thức của ngữ liệu, đó là thể thơ; câu hỏi số 2 yêu cầu nhận biết về một yếu tố nội dung của ngữ liệu, đó là yêu cầu “Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung”. Với yêu cầu nhận biết, đây sẽ là những câu hỏi giúp học trò dễ dàng đạt mức điểm tuyệt đối dành cho mỗi câu hỏi, thường có thể từ 0,5 tới 0,75 điểm.

Câu hỏi số 3 hướng tới mức độ vận dụng và thông hiểu khi yêu cầu thí sinh lí giải cách hiểu về các hình ảnh trong ba dòng thơ trích từ ngữ liệu đọc hiểu: “Miền Trung/ Eo đất này thắt đáy lưng ong/ Cho tình người đọng mật” – các em phải “vận dụng” kiến thức về tu từ nghệ thuật, kiến thức địa lí, văn hóa… để “thông hiểu” ý thơ, nhận ra mối liên tưởng khá thú vị từ hình dạng của dải đất miền Trung tới tình người sâu đậm, ngọt ngào…

Câu hỏi số 4 có thể coi là câu hỏi mang tính chất tổng hợp khi xuất phát từ nền tảng của sự thông hiểu mà hướng tới mức độ vận dụng và vận dụng cao, xác định đúng mạch ý tình trong đoạn trích, đồng thời vận dụng những kiến thức xã hội, lịch sử, địa lí… để có cái nhìn chân thực, chính xác về tình cảm tác giả dành cho miền Trung, nỗi xót thương cho mảnh đất đói nghèo, khắc nghiệt, khô cằn…, tình yêu tha thiết với vùng đất có những con người cơ cực, nhọc nhằn mà tài hoa, tình nghĩa.

Nhìn chung, với cấu trúc quen thuộc, mức độ các câu hỏi vừa sức, có xu hướng giảm tải khá rõ khi gia tăng câu hỏi nhận biết so với các kì thi THPT Quốc gia trước đây, phần Đọc hiểu sẽ là phần kiến thức và kĩ năng hứa hẹn khả quan cho quĩ điểm của thí sinh trong quá trình thực hiện các yêu cầu của đề bài.

Phần Làm văn, câu nghị luận xã hội vẫn không thay đổi với yêu cầu viết một đoạn văn không đề có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nội dung ngữ liệu của phần Đảng 200 chữ, nội dung nghị luận vẫn là một khía cạnh của vấọc hiểu trước đó, và đó cũng là những kĩ năng đã quá quen thuộc với học trò trong quá trình ôn luyện của cả cấp học THPT.

Câu nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất, 5 điểm, cũng là dạng bài mang tính truyền thống, được thầy trò cấp THPT đầu tư rất nhiều tâm huyết, thời gian…

Theo đề minh họa năm nay, vấn đề xác định phạm vi kiến thức và kĩ năng trong câu nghị luận văn học khá rành mạch khi yêu cầu “phân tích hình ảnh sông Hương” trong một trích đoạn ngữ liệu ngắn gọn – đoạn văn miêu tả thủy trình của sông Hương khi đã ra khỏi những cánh rừng đại ngàn, trôi chảy giữa ngoại vi thành Huế - sau đó là yêu cầu nhận xét về tính trữ tình trong bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Với cấu trúc của câu nghị luận văn học, thí sinh sẽ xác định rất rõ ràng các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, có ý thức gắn kết giữa nội dung và nghệ thuật trong quá trình phân tích. Một trích đoạn ngắn làm ngữ liệu nghị luận, hai câu lệnh với hai yêu cầu về nội dung nghị luận vừa hòa kết, vừa tách bạch, câu nghị luận văn học cũng không làm khó cho học sinh trong quá trình làm bài.

Nhìn chung, nếu đề minh họa đúng với tính chất minh họa cho cấu trúc, kiểu dạng, mức độ các câu hỏi của đề thi chính thức trong kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2020 – 2021, đó sẽ là những định hướng đem lại sự yên tâm, cảm giác an toàn cho thầy và trò các trường phổ thông trong thời gian ôn luyện sắp tới, dù không có được nhiều cảm giác hồi hộp đón chờ sự mới mẻ, bất ngờ, điều vốn luôn là những thách thức thú vị cần có của mỗi kì thi.

Gợi ý đáp án đề minh họa môn Ngữ Văn của thầy cô giáo HOCMAI:

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn trích viết theo thể thơ tự do.
Câu 2: (0,5 điểm) Học sinh có thể lựa chọn hai trong các hình ảnh sau:
Gợi ý: Những hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung: “mồng tơi không kịp rớt”, “Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ”, “Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ”,...
Câu 3: (1,0 điểm) Những dòng thơ này giúp em hiểu được:
- Mảnh đất miền Trung: địa hình hẹp ngang, thường phải gánh chịu thiên tai, lũ lụt.
- Con người miền Trung: giàu tình yêu thương, giàu lòng nhân ái.
Câu 4: (1,0 điểm)
Tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích:
- Thấu hiểu những khắc nghiệt của thiên nhiên và những khó khăn, vất vả mà người dân miền Trung phải gánh chịu.
- Bộc lộ tình yêu, tình cảm gắn bó máu thịt và lòng trân trọng của tác giả đối với con người nơi đây.

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1: (2,0 điểm)
Đề bài: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
- Viết thành đoạn văn (khoảng 200 chữ).
- Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.
3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm)
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích:
+ Tình người: tình cảm thân ái, cao quý giữa con người với con người được thể hiện bằng sự quan tâm, chia sẻ, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
+ Hoàn cảnh khó khăn: những nhân tố khách quan không thuận lợi tác động đến suy nghĩ, hành động của con người.
+ Thử thách: tình huống khó khăn, nguy hiểm để qua đó thấy rõ tinh thần, khả năng của con người.
→ Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn và thử thách: là thứ sức mạnh được tạo nên bởi sự quan tâm, chia sẻ, yêu thương giữa con người với con người trong tình huống bất lợi, từ đó khẳng định bản lĩnh, những phẩm chất tốt đẹp ở con người.
- Bình luận:
+ Tình người đem đến sự ấm áp, xoa dịu những nỗi đau mất mát và tiếp thêm nghị lực cho con người vượt lên trên những khó khăn, thử thách.
+ Tình người trong khó khăn và thử thách giúp con người thấu hiểu, gắn kết với nhau hơn; từ đó mỗi người hiểu được giá trị của cộng đồng, đồng thời ý thức được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng đó.
+ Tình người mà đặc biệt là tình người trong hoàn cảnh khó khăn và thử thách giúp con người tránh khỏi cái xấu, hướng đến cái thiện; là cơ sở để xây dựng một cộng đồng nhân văn, một xã hội tiến bộ.
- Chứng minh: Nêu và phân tích được một vài minh chứng cho sức mạnh của tình người trong khó khăn, thử thách: người Việt chia sẻ khó khăn, đùm bọc lẫn nhau trong đại dịch Covid-19 hay trong đợt lũ lụt lịch sử năm 2020….
- Liên hệ, mở rộng:
+ Trân trọng tình cảm giữa người với người trong cuộc sống thường ngày và đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
+ Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng một cộng đồng giàu tình thương, nhân văn, tiến bộ.
+ Phê phán một bộ phận người sống thờ ơ, vô cảm, không chỉ thiếu tình thương mà còn lợi dụng tình thế khó khăn của người khác để trục lợi.
4. Chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,25 điểm)
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2. (5,0 điểm)
Đề bài: Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm)
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)
- Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích đã cho.
- Nhận xét tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
a. Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? (0,5 điểm)
b. Triển khai hệ thống luận điểm (3,5 điểm)
* Phân tích vẻ đẹp của sông Hương khi chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế
- Sông Hương mang vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng như một người con gái
+ Nhân hóa sông Hương với “người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại” gợi tả một không gian trong trẻo, thơ mộng đầy cổ tích.
+ Dòng chảy của sông Hương được hình dung như “một cuộc tìm kiếm có ý thức” với “khúc quanh đột ngột”, “uốn mình”, “đường cong thật mềm” gợi ra hình ảnh dòng sông mềm mại, uyển chuyển, nữ tính, gợi cảm, quyến rũ.
+ Phép liệt kê: liệt kê hàng loạt những địa danh sông Hương đi qua để gặp gỡ thành phố Huế như “ngã ba Tuần", “điện Hòn Chén”, “vấp Ngọc Trản”, “bãi Nguyệt Biều, Lương Quán”, “đồi Thiên Mụ”… kết hợp với các động từ “chuyển hướng – vòng qua – vẽ một hình cung – ôm lấy – xuôi dần” gợi vẻ đẹp duyên dáng, tràn đầy sức sống của dòng sông.
+ Đến gần Huế hơn, sắc xanh thẳm của nước hoà vào bóng dáng hùng vĩ của “hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo”, có khi thơ mộng với sắc nước “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
- Sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính
+ Khi chảy qua lăng tẩm đền đài, nơi “giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ”, sông Hương trầm mặc hẳn đi.
+ Trong không gian của “tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”, sông Hương im lìm, dáng đứng thâm nghiêm sâu lắng, mang nặng nỗi niềm tâm sự, hoài niệm quá khứ.
- Nghệ thuật: cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương; ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ; sử dụng nhiều phép tu từ.
* Nhận xét tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Giải thích:
+ “Trữ tình” là nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng riêng của con người, nghệ sĩ trước cuộc sống.
+ “Tính trữ tình” biểu hiện ở tâm trạng, cảm nhận của riêng tác giả trước hiện thực khách quan.
- Tính trữ tình trong bút kí:
+ Cái “tôi” mê đắm, tài hoa: không miêu tả sông Hương như một dòng chảy thông thường mà đặt sông Hương trong dòng chảy văn hóa, lịch sử của Huế, mỗi lần sông Hương uốn mình chuyển dòng là một lần sông Hương mang vẻ đẹp riêng.
+ Cái “tôi” lịch lãm, uyên bác: khám phá những đặc điểm độc đáo của sông Hương trên phương diện địa lí, văn hóa, hội họa.
+ Niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, thiết tha, sâu lắng.
4. Chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,5 điểm)
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Trọn bộ đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trọn bộ đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đêm qua 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố bộ đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2021 với các môn Toán, Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Ngoại ngữ...

Hoàng Thanh

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !