Dấu ấn Việt Nam tại Liên hợp quốc sau 40 năm gia nhập

Ngày 14/9, Việt Nam đã long trọng kỷ niệm 40 năm gia nhập Liên hợp quốc. Trong suốt 40 năm qua, Việt Nam đã tạo được dấu ấn trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách của Liên hợp quốc.

Các sỹ quan Việt Nam lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc, tháng 4/2015. (Ảnh: Hồng Pha/TTXVN)

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết, Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của Liên hợp quốc ngay từ những ngày đầu lập nước, thể hiện rõ qua bức điện văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Liên hợp quốc ngày 14/1/1946. Do hoàn cảnh lịch sử, đến ngày 20/9/1977, Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, bằng cuộc đấu tranh chính nghĩa giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, Việt Nam đã đóng góp to lớn vào việc hiện thực hóa các mục tiêu và lý tưởng cao cả của LHQ Liên hợp quốc là hòa bình, độc lập chủ quyền, quyền dân tộc tự quyết, góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Từ khi trở thành thành viên Liên hợp quốc, Việt Nam đã tham gia ngày càng sâu rộng, có những đóng góp thực chất vào các hoạt động của Liên hợp quốc, trở thành thành viên tích cực, có trách nhiệm, đối tác quan trọng của Liên hợp quốc và các nước thành viên. Có thể tóm tắt sự tham gia đóng góp của Việt Nam trên ba mảng vấn đề sau:

Việt Nam luôn đi đầu thúc đẩy cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tôn trọng chủ quyền, bình đẳng giữa các quốc gia; bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế; chống chiến tranh xâm lược, chống chạy đua vũ trang, ủng hộ giải trừ quân bị toàn diện và triệt để. Việt Nam tích cực đóng góp vào quá trình xây dựng và thực thi các hiệp ước, công ước của Liên hợp quốc, nền tảng của hệ thống luật pháp quốc tế hiện hành; đồng thời cùng bạn bè, các nước đang phát triển tích cực thúc đẩy quá trình xây dựng một thể chế đa phương toàn cầu công bằng, minh bạch, hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng chung của nhân loại.

Với thế và lực mới, Việt Nam đang ngày càng tích cực tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động của Liên hợp quốc, như cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; tạo được một số dấu ấn trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách của Liên hợp quốc, điển hình là việc thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), đi đầu trong việc thực hiện Sáng kiến “Thống nhất hành động” của Liên hợp quốc. Việt Nam cũng có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện các thỏa thuận toàn cầu lớn trong khuôn khổ Liên hợp quốc, đặc biệt là Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Sáng kiến của Liên hợp quốc về ứng phó với El Nino và La Nina.

Việt Nam đã và đang là thành viên của nhiều cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc như Hội đồng Bảo an (2008-2009), Hội đồng Kinh tế - Xã hội (1998-2000 và 2016 - 2018), Hội đồng Nhân quyền (2014-2016), Hội đồng Chấp hành UNESCO (2015 - 2019), Ủy ban luật pháp quốc tế (2017-2021)… ; qua đó đóng góp tích cực vào công việc của các cơ chế này, đề xuất nhiều sáng kiến vừa là lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam vừa thuộc quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Những nỗ lực và đóng góp trên đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, thể hiện qua việc Việt Nam luôn được bầu với số phiếu cao khi ứng cử vào các cơ quan của Liên hợp quốc.

Từ khi Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc năm 1977, có hai bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến về chất trong quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc.

Bước ngoặt thứ nhất là cuối những năm 1980 và đầu 1990, khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã thành công, đạt được giải pháp hòa bình đối với vấn đề Campuchia trong khuôn khổ Liên hợp quốc, qua đó góp phần phá thế bao vây, cấm vận, mở ra thời kỳ mới trong việc triển khai chính sách toàn diện của Việt Nam với Liên hợp quốc nói riêng và chính sách đối ngoại đa phương và hội nhập quốc tế nói chung.

Bước ngoặt thứ hai đánh dấu sự thay đổi về chất trong quan hệ với LHQ cũng như đối ngoại đa phương của Việt Nam. Đó là khi Việt Nam trúng cử với số phiếu cao và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.  

Nếu như việc trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã mở đầu sự hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, việc ta trúng cử và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Ủy viên không thường trực HĐBA chứng tỏ nền Ngoại giao Việt Nam có bước trưởng thành mới, có khả năng tham gia, đóng góp thực chất nhằm giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh của thế giới với nhiều khía cạnh chính trị phức tạp.

Bạch Dương

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !