Đạo diễn Nàng men chàng bóng lên tiếng về 'đại thảm họa'

Hứng hàng loạt "rổ đá" từ truyền thông đến khán giả sau khi ra rạp dịp 2/9, đạo diễn Võ Tấn Bình giãi bày về đứa con tinh thần đang gây nhiều sóng gió của mình.

Đạo diễn Nàng men chàng bóng lên tiếng về 'đại thảm họa'

Đạo diễn của nhiều bộ phim truyền hình từng được lòng đông đảo khán giả như Mùa sen, Nắng ở trên đầu, Sống bên bờ vực, Hương Phù sa... chia sẻ, tâm trạng của anh trong những ngày qua là trôi từ cảm giác phấn khởi, hào hứng chuyển đến hụt hẫng hoang mang và đau khổ.

Đạo diễn Nàng men chàng bóng lên tiếng về 'đại thảm họa'

Đạo diễn Võ Tấn Bình.

- Chỉ ra mắt và công chiếu trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng "Nàng men, chàng bóng" đã vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, đặc biệt là những lời chê nặng lời như đại thảm họa, siêu thảm họa phim Việt... Anh cảm nhận thế nào về những điều này?

- Ồ! Tôi xin hỏi ngược lại anh, dư luận ở đây là những ai? Tôi lại có nghi ngờ rằng những bài báo chê bai thậm tệ về phim của tôi được viết bởi cùng một người, vì chúng cùng chung một giọng điệu vô cùng hằn học, ác ý, dùng những lời lẽ rất đao to búa lớn và ý tứ cũng na ná nhau, như là “đại thảm họa”, “chúa nhảm”, “phim là cái tát vào mặt khán giả, vào những người đồng tính"... Nhiều đồng nghiệp của tôi cũng sửng sốt không hiểu sao bộ phim lại bị “thảm sát” tới mức đó.

- Nhưng một người từng nhận được nhiều lời khen và cả giải thưởng khi làm phim truyền hình, nay chỉ với phim điện ảnh đầu tiên đã bị "ném đá" không thương tiếc, chắc bản thân là người hơn ai hết hiểu rõ nguyên nhân...

- Như tôi đã nói ở trên, đó chỉ là ý kiến của một số người nào đó nên tôi không buồn cho cá nhân tôi. Chỉ buồn cho ê-kíp thực hiện phim. Họ không đáng bị nhận những lời lẽ thiếu công bằng đó. Họ đã làm phim này tận tâm tận lực, đội nắng đội mưa để quay 17, 18 giờ mỗi ngày trong suốt một tháng rưỡi lênh đênh sông nước. Họ đã trải qua rất nhiều khổ cực, nguy hiểm, riêng Ngọc Diệp và Ngô Kiến Huyđều đã suýt chết khi đóng phim này. Tôi mắc nợ họ nhiều lắm.

Hãy cho tôi được gửi lời xin lỗi đến các nhà sản xuất và toàn bộ ê-kíp làm phim vì danh dự của họ đã bị hoen ố lây bởi những lời chỉ trích đó. Tôi hy vọng, nếu ai đó vẫn muốn chà đạp Nàng men chàng bóng thì tôi khẩn cầu họ hãy chỉ nhắm vào một mình đạo diễn là tôi thôi. Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn. Ê-kíp làm phim không có tội tình gì cả.

- Bị vùi dập tơi tả trước và khi bắt đầu công chiếu được vài ngày, anh có lo lắng rằng phim của mình sẽ ế khách?

- Tôi không biết. Hãy để khán giả đến rạp xem phim và sự phán xét của họ mới là công tâm và khách quan.

- Bản thân anh có hóa thân thành một khán giả để đi xem và cảm nhận chung với cảm xúc của họ ở rạp?

- Mỗi ngày tôi đều đến rạp xem một hoặc hai lần. Tôi lặng lẽ ngồi cùng khán giả để xem họ buồn vui và cảm xúc ra sao khi xem phim. Tôi muốn hiểu họ thật nhiều. Lặng lẽ quan sát họ xem phim cũng có nghĩa là họ đang dạy tôi cách để làm những phim sau.

- Rồi anh cảm nhận được những điều gì từ họ?

- Tôi thấy khán giả cười rất nhiều, rất vô tư. Họ cũng rất thích thú với những cảnh hành động. Cái cách họ đón nhận bộ phim khiến tôi được an ủi rất nhiều. Tôi hạnh phúc khi xem phim cùng họ. Tôi nghĩ khán giả rất tinh tế và tinh ý khi xem phim. Xem xong, vì họ không biết mặt đạo diễn nên tôi thoải mái dò hỏi họ. Nhìn chung họ hài lòng với bộ phim, với những giây phút thư giãn thoải mái. Xin đừng đánh giá thấp khán giả bằng cách gán ghép cho họ cụm từ “bình dân”. Khán giả bao gồm học sinh, sinh viên, giới trẻ, tiểu thương, viên chức văn phòng, doanh nhân, trí thức… Đa phần khán giả chịu bỏ tiền mua vé vào rạp là những người thường xuyên xem phim Mỹ, phim nước ngoài, họ rất sành điệu.

- Trong khi anh cho rằng chỉ giới truyền thông chê bai và khán giả vẫn rấthài lòng khi xem phim, nhưng anh có để ý rằng hàng trăm khán giả cũng lên mạng xã hội để bình luận "Nàng men, chàng bóng" là thảm họa phim Việt?

- Những ai bình luận khen chê phim đó là quyền của mỗi người, tôi không dám có ý kiến. Nhưng tôi chỉ sợ nhất là những ai chưa xem phim mà bình luận như thế thì nguy quá. Riêng tôi, sẽ nghiền ngẫm lại từng ý kiến để tự rút kinh nghiệm cho mình. Điều quan trọng nhất là xin đừng chê kiểu mạt sát đầy ác ý như thế. Tôi rất muốn mời những bạn nào chưa xem phim mà chê như thế, hãy đến xem phim với tôi và khán giả dù chỉ một lần để hiểu rõ hơn thế nào là dư luận... chê.

Đạo diễn Nàng men chàng bóng lên tiếng về 'đại thảm họa'

Võ Tấn Bình cùng ê-kíp diễn viên: Kim Hiền, Đức Tiến, Đinh Ngọc Diệp... tại buổi ra mắt phim.

- Anh rút ra được bài học gì sau bộ phim điện ảnh đầu tay gây sóng gió dư luận như thế này?

- Quá nhiều kinh nghiệm cho bản thân tôi. Từ cách làm phim đến cách tiếp cận báo chí và cả khán giả.

- Quan điểm và mục tiêu khi thực hiện một dự án điện ảnh của anh là gì?

- Khán giả là ưu tiên và mục tiêu hàng đầu. Khán giả luôn ở trong trái tim tôi từ phim đầu tay cho đến phim này và mãi mãi về sau. Tôi luôn nói với ê-kíp làm phim rằng “chỉ có làm việc bằng hết nhiệt huyết và mê say thì mới có cơ may chinh phục công chúng. Làm bằng trái tim yêu thương thì may ra mới được khán giả yêu thương”. Phim ảnh đối với tôi thiêng liêng lắm.

- Trước những lời chê bai thậm tệ về bộ phim mới, bà xã của anh đã chia sẻ với anh điều gì?

- Cô ấy cùng chịu đựng chung sự hụt hẫng với tôi, tuy vậy, cô ấy vẫn ráng giữ bình tĩnh và an ủi tôi rất nhiều.

LỮ ĐẮC LONG

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !