Đàn ông trung niên thấy dấu hiệu này cần đi khám ngay

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư khá phổ biến ở nam giới. Tại Việt Nam có tới hơn 80% bệnh nhân đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Đến khám tại Bệnh viện K Trung ương, ông Nguyễn Văn M.(69 tuổi, trú tại Thái Bình) cho biết ông thường xuyên đi tiểu buốt, tiểu không hết. Ông M. nghĩ rằng đó là bệnh bình thường, viêm tiết niệu nên chỉ uống trà lợi tiểu. Mỗi lần uống thì triệu chứng giảm nhưng vài hôm lại tái phát. 

Khi tình trạng đau xương chậu tăng lên, đứng lên ngồi xuống vẫn đau ông mới đến bệnh viện khám. Bác sĩ tuyến dưới nghi ngờ có u ở xương nên ông lên Hà Nội khám kỹ hơn. Kết quả, ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn 4, đã di căn. Dù trước đó dấu hiệu tiểu buốt kéo dài vài tháng liền nhưng ông không đi khám.

Cũng giống ông M, bệnh nhân Trần Văn H. (71 tuổi đến từ Hải Dương) cũng tương tự. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt đã di căn tinh hoàn. Giải phẫu bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ chỉ định cắt tinh hoàn, hiện đã di căn hạch chậu, xương. Ban đầu bệnh nhân cho biết đi tiểu khó, tiểu nhiều lần và đau buốt. 

Ảnh bệnh nhân đến khám bệnh. 

ThS.BS Bùi Xuân Nội, Phó Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện K cho biết, bệnh nhân mắc bệnh ung thư tiết niệu thường đến bệnh viện trong giai đoạn muộn. Do đặc điểm của bệnh ung thư tuyến tiền liệt tiến triển chậm, triệu chứng không rõ ràng. Người bệnh có các triệu chứng không phải ở đường niệu như đau xương, sờ thấy hạch ở cổ đi khám mới phát hiện ra từ tuyến tiền liệt. Bệnh tiến triển chậm, tiềm tàng.

Ngoài ra, nhiều người bệnh thường nghĩ đây là bệnh khó nói nên giấu, đôi khi đến các trung tâm khám, tự mua thuốc về điều trị. Một số thuốc không phải đặc trị ung thư nhưng thuốc về đường tiểu cải thiện triệu chứng của bệnh nhân giảm dần nên bệnh nhân chủ quan. Đây là lý do bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn.

BS Nội cho biết ở nước ngoài 80% bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn sớm còn ở Việt Nam thì chỉ có 10-15% phát hiện ở giai đoạn sớm.

ThS.BSCK II Nguyễn Thị Hương Giang, Trưởng khoa Nội tiêu hóa trên và hệ tiết niệu, Bệnh viện K cho biết ung thư tuyến tiền liệt hay gặp ở trung niên, người lớn tuổi. Bệnh diễn biến kéo dài nên người bệnh ít để ý tới. Bệnh phát triển từ tế bào ống tuyến đáy sau đó phá vỡ tuyến tiền liệt và di căn các cơ quan khác.

Ung thư tuyến tiền liệt chia làm  4 giai đoạn. Giai đoạn 1, 2 bệnh nằm trong tuyến tiền liệt, bệnh kéo dài, ít triệu chứng. Từ giai đoạn 3 trở đi ung thư đã phá vỡ tuyến tiền liệt di căn sang khu vực tiểu khung, giai đoạn 4 bệnh di căn xa đặc biệt là di căn xương. Vì di căn xương nên người bệnh có biểu hiện đau mỏi, thông thường người bệnh ngại không đi khám mà nghĩ rằng đó là đau xương, thoái hóa thông thường. Nhưng khi đi chiếu chụp tìm nguyên nhân thì là do ung thư tuyến tiền liệt di căn lên xương.

Bác sĩ Hương Giang cho biết khi người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, xuất tinh ra máu là bệnh đã ở giai đoạn 3.  

Khi tế bào ung thư đã lan tỏa hoặc đã có di căn: đau cột sống, đau vùng xương chậu; Xuất tinh có máu hoặc cảm giác đau buốt khi xuất tinh, Phù nề chi dưới. Bệnh nhân còn có thể bị suy thận, gầy sút, thiếu máu… nên thường đi khám tại các chuyên khoa khác.

Ung thư tuyến tiền liệt cũng giống như các bệnh ung thư khác, nếu bệnh nhân đến sớm, ở giai đoạn đầu việc điều trị sẽ tốt hơn rất nhiều. Nếu điều trị sớm bệnh nhân có thể sống trên 5 năm. Chất lượng đời sống của người bệnh cũng được cải thiện.

BS Hương khuyến cáo tốt nhất nam giới nhất là tuổi trung niên trở lên cần theo dõi nếu thấy đi tiểu buốt, tiểu khó lâu ngày không khỏi cần đi tầm soát ung thư tuyến liệt tuyến.

Khám sàng lọc ung thư là phương pháp kiểm tra nhằm phát hiện bệnh trước khi bệnh nhân có những biểu hiện bệnh lý. Để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn sớm chỉ có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA).

Ngoài ra, thăm khám trực tràng (digital rectal exam) cũng là cách khám xác định tiền liệt tuyến có lớn bất thường hay không một cách tương đối chính xác.

Khánh Chi 

Liệt tứ chi, cuộc sống phụ thuộc vào máy thở vì thuốc lá

Khói thuốc lá là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý từ ung thư tới tim mạch, hô hấp. Hút thuốc lá gây nghiện rất khó cai.

Người đàn ông nhập viện vì uống thuốc quên bóc vỏ

Người đàn ông 69 tuổi ở Hà Tĩnh phải nhập viện để gắp dị vật vì uống thuốc còn nguyên vỏ.

Biết dị ứng kháng sinh nhưng vẫn uống thuốc, người đàn ông suýt chết

Bệnh nhân nam, 60 tuổi, ở Quảng Ninh, nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, tức ngực, nổi mẩn, ngứa, sau khi uống thuốc chữa viêm họng mua tại quầy thuốc gần nhà.

Báo động đỏ cứu bé trai vỡ gan, dập phổi vì gặp tai nạn lúc chơi đùa

Đang chơi với bạn, cậu bé ngã ra đường và bị xe tải cán phải. Công an đưa em đến viện cấp cứu trong tình trạng vỡ gan, mất máu nhiều.

Thủng loét dạ dày vì thói quen sau bữa ăn của nhiều người Việt

Ngậm tăm sau khi ăn là thói quen của nhiều người Việt Nam. Khi ho, sặc, tăm có thể chui vào ống tiêu hóa, gây thủng ruột, dạ dày.

Bác sĩ phát hiện dạ dày bệnh nhân như ‘đống rác hỗn độn’

Khi nội soi cho một bệnh nhân trẻ tuổi, các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) không khỏi sửng sốt khi gắp ra rất nhiều dị vật từ dạ dày, giống như một đống rác hỗn độn.

Tác dụng của trà, cà phê với bệnh tiểu đường

Nghiên cứu mới cho thấy bệnh nhân tiểu đường loại 2 có thể giảm 25% nguy cơ tử vong sớm nếu thường xuyên uống cà phê, trà hoặc nước lọc.

Vào phòng mổ cấp cứu sau hai tháng ngã từ độ cao 2m

Sau tai nạn, ông vẫn tỉnh táo, sinh hoạt bình thường nên không đi khám. Gần đây, ông thường xuyên mệt mỏi, khi đi khám bác sĩ yêu cầu phải mổ cấp cứu.

Khó thở tưởng vì béo phì, hóa ra bị khối u hiếm gặp

Người đàn ông 30 tuổi khó thở kéo dài và ngày càng nặng hơn vì một khối u lớn, chèn kín đường thở.

Suýt chết sau cơn đau tức ngực dữ dội

Người đàn ông bị đau dữ dội như có vật đè lên ngực, nôn ói nên được đưa đi cấp cứu. Bác sĩ phát hiện động mạch vành phải của bệnh nhân tắc hoàn toàn.

Đang cập nhật dữ liệu !