Dân mạng bày đủ cách "xử đẹp" xe ô tô đỗ vô duyên chắn ngang cửa mà không phạm luật
Những vụ việc sơn vẽ, đổ chất thải lên xe ô tô đỗ chắn ngang cửa hàng, lối đi luôn gây ra hai luồng dư luận trái chiều. Và giờ đây, cư dân mạng đã bày cho nhau cách để xử lý việc này một cách "thấu tình đạt lý".
Mới đây, cư dận mạng lại được phen xôn xao khi hình ảnh chiếc xe Honda CR-V màu đỏ biển kiểm soát 15A - 154.XX đỗ trên vỉa hè chắn mặt tiền một cửa hàng ở đường Lương Khánh Thiện (Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) bị xịt sơn trắng loang lổ phần thân vỏ. Phía trước kính lái kẹp tờ giấy viết tay với nội dung “Làm ơn đỗ xe có ý thức”.
Sự việc thu hút sự quan tâm của cư dân mạng, phần lớn ý kiến cho rằng việc phun sơn vào xe ô tô là hành vi hủy hoại tài sản, cần được xử lý nghiêm. Thế nhưng cũng có luồng ý kiến trái chiều bày tỏ bức xúc khi một cửa hàng do ảnh hưởng dịch bệnh đã bị "ế" tới mức phải thanh lý toàn bộ cửa hàng rồi mà còn bị chiếc xe ô tô chắn cửa khiến việc kinh doanh gặp khó khăn.
Rút kinh nghiệm sau nhiều vụ việc tương tự trước đây, những người không kiềm chế được xịt sơn xe ô tô chắn cửa đã bị phạt vì tội hủy hoại tài sản theo quy định của pháp luật, nên lần này cư dân mạng đồng lòng truyền đạt các cách xử lý những tài xế đỗ xe "vô duyên":
"Em không rõ tội xịt xe kia đền bao tiền nhưng phải em chắc em làm giống ông anh ở Lạc Long Quân vụ trước. Mua 4 cái khóa to ra khóa bánh rồi đi chơi. Vừa không bị tội mà chủ xe có phá được khóa cũng khổ rồi";
"Loại xe đỗ ngang như thế này thì hãy bỏ ra 1tr500 nghìn gọi cẩu đến xúc đi đâu đó, rồi cả nhà dắt nhau đi ăn hàng đi chơi đến tối. Đảm bảo chủ xe tìm mỏi mắt và lần sau chừa";
"Sao nóng quá không giải quyết được gì thêm đau lòng. Theo tôi chị đang thanh lý đồ mà anh đậu xe vậy là có ý mua hết đồ. Hãy đóng gói hết tính tiền sẵn khi nào anh lái xe xuống đưa hết cả hàng lẫn hóa đơn tiền. Nếu không chịu thì không cho đi. Thế thôi";
"Đành rằng biết việc đỗ xe dưới lòng đường là giải pháp áp chót khi quanh khu vực dừng đỗ không có các bến, bãi đỗ xe. Tuy nhiên, tài xế nên lựa chọn phù hợp, tránh ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện khác và việc đi lại, kinh doanh của những người cư trú gần khu vực đỗ xe. Nếu có thể, hãy để lại số điện thoại để liên lạc, tránh xảy ra những tình huống đáng buồn như thế này";
Có người còn hài hước chia sẻ, hãy mang chiếc xe đạp ra khóa vào tay nắm cửa xe ô tô như thế này, khóa bánh xe đạp vào bánh ô tô. Một công đôi việc, vừa không sợ mất xe đạp lại vừa trị cho tài xế ô tô một bài học.
Tuy nhiên, luật đã quy định rõ ràng, vì thế dù chủ nhà có bị xe ô tô đỗ chắn ngang cửa thì nên có biện pháp khéo léo nhắc nhở. Tuyệt đối không nên nóng nảy, đánh nhau với chủ phương tiện, có hành vi khóa bánh xe, chọc lốp xe, sơn vẽ lên xe, cạo sơn xe hay đập kính phá gương, đổ chất thải bẩn lên xe,... Bởi vì tất cả các hành vi đó đều bị quy vào hành vi phá hoại tài sản hoặc xúc phạm người khác, như vậy chỉ thỏa cơn nóng giận nhất thời mà lại gây hại cho bản thân mình sau này, chuyển từ nạn nhân sang thành người vi phạm pháp luật, phải gánh chịu hậu quả không đáng có sau này.
Nếu chủ xe không hợp tác, bạn hãy nhanh chóng đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tới xử phạt chủ phương tiện, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm để đảm bảo quyền lợi của cá nhân.
Đó chính là hãy liên hệ ngay tới: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Thanh tra giao thông vận tải, Lực lượng được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra đường bộ, Trưởng Công an cấp sở tại nơi bạn kinh doanh,... Các cơ quan này sẽ thực thi nhiệm vụ của mình, xử lý các xe dừng đỗ sai quy định của pháp luật.
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Điều 19 Luật giao thông đường bộ quy định dừng xe, đỗ xe trên phố:
Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Lam Giang