Đắk Lắk: Một phụ nữ tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi tiêm vắc xin

Một phụ nữ 41 tuổi tạm trú tại phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi tiêm vắc xin mũi 2 khoảng 10 giờ đồng hồ.

Ngày 30/11, Sở Y tế Đắk Lắk đã có báo cáo ban đầu về trường hợp đầu tiên trên địa bàn tử vong sau khi tiêm vắc xin để phòng Covid-19.

Theo Sở Y tế Đắk Lắk, người tử vong là chị H.N.B.D (41 tuổi, người M’Nông, tạm trú phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột).

Trước đó, vào khoảng 15 giờ ngày 29/11, chị H.N đến tiêm vắc xin mũi 2 tại địa điểm tiêm Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân. Trước khi tiêm, chị H.N được khám sàng lọc, không ghi nhận các dấu hiệu bất thường.

Sau khi tiêm, chị H.N ở lại điểm tiêm khoảng 30 phút mới trở về lán trại và được nhân viên y tế hướng dẫn tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe tại trong vòng 24 giờ sau tiêm.

Khi trở về lán trại (tại địa điểm làm phụ hồ), chị H.N sinh hoạt bình thường. Đến khoảng 1 giờ ngày 30/11 thì người ở cùng lán trại phát hiện chị H.N có biểu hiện hôn mê, ngưng thở nên đưa đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cấp cứu. Tuy nhiên, khi đến nơi, các bác sĩ xác định chị H.N đã tử vong từ trước.

Theo Sở Y tế Đắk Lắk, trong ngày 29/11 (ngày chị H.N đi tiêm) có 1.765 người đến tiêm vắc xin tại cùng điểm tiêm ở phường Tân Lập. Tuy nhiên, ngoài chị H.N, tất cả đối tượng tiêm đều không có phản ứng sau tiêm.

Ngoài ra, vắc xin cũng được bảo quản theo đúng quy trình, có ghi chép, theo dõi hằng ngày. Thời điểm kiểm tra, nhiệt độ bảo quản vắc xin ở mức 5 độ C. Do đó, Sở Y tế Đắk Lắk kết luận sơ bộ, chị H.N “tử vong ngoài viện chưa rõ nguyên nhân sau tiêm vắc xin mũi 2 khoảng 10 giờ đồng hồ”.

Trần Nhân

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Đang cập nhật dữ liệu !