Đại thực lực trên biển - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản

Lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản hay còn gọi là Lực lượng tuần duyên Nhật Bản (Japan Coast Guard) hiện sử dụng 455 tàu hộ tống, tuần tra và 73 máy bay. Trong đó có 27 máy bay cánh bằng và 46 trực thăng.
Đại thực lực trên biển - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản - ảnh 1

Tàu tuần tra lớn nhất thế giới trong biên chế của Cảnh sát biển Nhật Bản

Lực lượng tuần duyên Nhật Bản diễn tập trên biển
Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản (Japan Coast Guard) hay còn được gọi là Lực lượng Bảo vệ bờ biển/Cảnh sát biển Nhật Bản có nhiệm vụ bảo vệ và thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật trên các vùng biển thuộc chủ quyền Nhật Bản.

Dưới đây là một số lớp tàu tuần tra cỡ lớn được xem như "nắm đấm thép" của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản.

1. Tàu tuần tra cỡ lớn (Patrol Vessel Large With Helicopter - PLH) mang 2 trực thăng lớp Shikishima

Đại thực lực trên biển - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản - ảnh 2

Tàu tuần tra PLH-31 Shikishima

Tàu tuần tra cỡ lớn mang 2 trực thăng lớp Shikishima của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản là tàu tuần tra lớn nhất thế giới. Hiện có 2 chiếc được hoàn thành tại nhà máy đóng tàu của tập đoàn công nghiệp nặng Ishikawajima-Harima.

Chiếc tàu đầu tiên của lớp PLH-31 mặc dù được đưa vào phục vụ từ năm 1992 nhưng đến tận năm 2013 Nhật mới đóng tiếp chiếc thứ 2 mang tên Akitsushima. Chiếc PLH-32 Akitsushima mới hoàn thành sẽ cùng với Shikishima đóng vai trò tăng cường đáng kể sức mạnh cho Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản.

Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 6.500 tấn; dài 150m; rộng 16,5m; mớn nước 9m; vận tốc tối đa 25 hải lý/h; tầm hoạt động 20.000 hải lý. Vũ khí trang bị gồm có 2 pháo tự động nòng đôi Oerlikon 35 mm, 2 pháo JM-61 20mm và 2 trực thăng Eurocopter AS-332.

2. Tàu tuần tra cỡ lớn mang 2 trực thăng lớp Mizuho

Đại thực lực trên biển - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản - ảnh 3

Tàu tuần tra PLH-21 Mizuho

Tàu tuần tra cỡ lớn mang 2 trực thăng lớp Mizuho là loại tàu tuần tra lớn thứ 2 của Tuần duyên Nhật Bản với lượng giãn nước 5.300 tấn. PLH-21 Mizuho, chiếc đầu tiên thuộc lớp này, chính thức được đưa vào biên chế ngày 19/3/1986 và chiếc thứ hai PLH-22 Yashima được biên chế ngày 1/12/1988.

Hiện tại, có rất ít thông số kỹ thuật và vũ khí trang bị của lớp tàu Mizuho được công bố, tuy nhiên có thể dự đoán là vũ khí trang bị của PLH-21 Mizuho tương tự như PLH-31 Shikishima.

3. Tàu tuần tra cỡ lớn mang 1 trực thăng lớp Tsugaru

Đại thực lực trên biển - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản - ảnh 4

Tàu tuần tra PLH-09 Ryukyu lớp Tsugaru

Tàu tuần tra cỡ lớn mang 1 trực thăng lớp Tsugaru gồm tất cả 9 chiếc được đóng trong giai đoạn từ 1979 đến 2001, đánh số thứ tự từ PLH-02 đến PLH-10. Chiếc mới nhất PLH-10 mang tên Daisen được hạ thủy ngày 1/10/2001.

Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 3.221 tấn; dài 105,4m; rộng 14,6m; mớn nước 4,8m; vận tốc tối đa 23 hải lý/h; tầm hoạt động 6.000 hải lý, thủy thủ đoàn 71 người. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo Bofors 40mm hoặc Oerlikon 35 mm, 1 pháo 20 mm Oerlikon hoặc JM-61MB Gatling. Tàu thường mang theo 1 trực thăng cứu nạn hạng nhẹ Bell-212 khi hoạt động.

4. Tàu tuần tra cỡ lớn mang 1 trực thăng lớp Sonya

Đại thực lực trên biển - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản - ảnh 5

Tàu tuần tra PLH-01 Sonya

Tàu tuần tra PLH-01 Sonya là mẫu thiết kế đầu tiên của lớp tàu tuần tra Tsugaru, được đưa vào biên chế của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản ngày 22/11/1978. Chiếc PLH-09 Ryukyu sau này chính là biến thể tinh chỉnh lại của Sonya.

Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 3.200 tấn; dài 98,6m; rộng 15,6m; mớn nước 5,2m; vận tốc tối đa 21 hải lý/h; tầm hoạt động 5.700 hải lý, thủy thủ đoàn 71 người. Vũ khí trang bị tương tự như Tsugaru gồm 1 pháo Bofors 40mm hoặc Oerlikon 35 mm, 1 pháo 20 mm Oerlikon hoặc JM-61MB Gatling và 1 trực thăng cứu nạn hạng nhẹ Bell-212.

5. Tàu tuần tra cỡ lớn (Patrol Vessel Large - PL) loại 3.500 tấn lớp Izu

Đại thực lực trên biển - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản - ảnh 6

Tàu tuần tra PL-31 Izu

Tàu tuần tra cỡ lớn PL-31 Izu được đưa vào biên chế của Tuần duyên Nhật Bản ngày 25/09/1997. Tàu được thiết kế với nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. PL-31 Izu hiện là con tàu duy nhất thuộc lớp này được đóng.

Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 3.500 tấn; dài 95m; rộng 13m; mớn nước 6m; vận tốc tối đa 20 hải lý/h. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo 20 mm JM-61MB Gatling, tàu không có nhà chứa để mang trực thăng khi tuần tra dài ngày nhưng sàn đáp đủ khả năng tiếp nhận trực thăng hạng trung AS-332L1 Super Puma.

6. Tàu tuần tra cỡ lớn loại 2.000 tấn lớp Hida

Đại thực lực trên biển - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản - ảnh 7

Tàu tuần tra PL-51 Hida

Tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hida được thiết kế với nhiệm vụ chính là ngăn chặn các xuồng cao tốc chở điệp viên của Bắc Triều Tiên thâm nhập lãnh hải Nhật Bản. PL-51 Hida được gọi là "Tàu tuần tra cao tốc tính năng cao" nhờ được trang bị rất hiện đại cùng 4 động cơ phản lực nước bên cạnh 4 động cơ diesel truyền thống.

Hai chiếc đầu tiên của lớp vào biên chế Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản ngày 18/4/2006 gồm PL-51 Hida và PL-52 Akaishi, chiếc thứ ba PL-53 Kiso vào biên chế ngày 11/3/2008.

Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 1.800 tấn; dài 95m; rộng 12,6m; mớn nước 9m; vận tốc tối đa trên 30 hải lý/h. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo Bofors 40mm L/70, 1 pháo JM-61MB Gatling 20mm, sàn đáp của tàu đủ khả năng tiếp nhận trực thăng hạng trung Super Puma.

7. Tàu tuần tra cỡ lớn loại 1.000 tấn lớp Hateruma

Đại thực lực trên biển - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản - ảnh 8

Tàu tuần tra PL-62 Ishigaki lớp Hateruma

Tàu tuần tra lớp Hateruma của Tuần duyên Nhật Bản được đặt tên theo một hòn đảo có người ở phía cực Nam đất nước. Tàu được thiết kế để hoạt động quanh khu vực quần đảo Senkaku nên có lượng giãn nước nhỏ hơn khá nhiều các tàu tuần tra cỡ lớn mang trực thăng khác.

Có tất cả 9 tàu lớp này vào biên chế Tuần duyên Nhật Bản từ thời điểm 2008 đến 2010 gồm PL-61 Hateruma, PL-62 Ishigaki, PL-63 Yonakuni, PL-64 Shimokita, PL-65 Shiretoko, PL-66 Shikine, PL-67 Amagi, PL-68 Suzuka và PL-69 Koshiki.

Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 1.300 tấn; dài 89m; rộng 11m; vận tốc tối đa trên 30 hải lý/h; thủy thủ đoàn 30 người. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo Mk-44 Bushmaster II 30 mm với hệ thống ngắm quang học.

8. Tàu tuần tra cỡ lớn loại 1.000 tấn lớp Aso

Đại thực lực trên biển - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản - ảnh 9

Tàu tuần tra PL-42 Dewa lớp Aso

Tàu tuần tra cỡ lớn loại 1.000 tấn lớp Aso cũng được thiết kế để làm nhiệm vụ chống xuồng gián điệp Bắc Triều Tiên xâm nhập lãnh hải tương tự như các tàu tuần tra cỡ lớn loại 2.000 tấn lớp Hida, PL-42 Aso cũng được gọi là "Tàu tuần tra cao tốc tính năng cao".

Có tất cả 3 chiếc lớp này đã được đóng, chiếc đầu tiên vào biên chế JCG năm 2005 là PL-41 Aso, 2 chiếc sau vào biên chế năm 2006 gồm PL-42 Dewa và PL-43 Hakusan.

Thông số cơ bản: Lượng giãn nước 770 tấn; dài 79m; rộng 10m; mớn nước 6m; vận tốc tối đa trên 30 hải lý/h; thủy thủ đoàn 30 người. Vũ khí trang bị gồm 1 pháo Bofors 40 mm L/70 với hệ thống ngắm quang học.


Theo Dương Phạm /Trí thức trẻ

(Tựa bài do Infonet đặt lại)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !